Biểu tình lớn tại thủ đô của Sudan
Ngày 25/12, hàng nghìn người dân Sudan đã đổ xuống các đường phố ở thủ đô Khartoum và các khu vực ngoại ô thành phố này nhằm kêu gọi binh lính “quay trở về doanh trại” và yêu cầu chuyển tiếp sang chính quyền dân sự.
Người dân tham gia biểu tình yêu cầu chuyển tiếp sang chính quyền dân sự tại Sahafa, ngoại ô Khartoum, Sudan, ngày 25/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người biểu tình đã tập trung về dinh tổng thống, trụ sở chính mà chính quyền quân sự kiểm soát kể từ khi Tướng Abdel Fattah al-Burhan nắm quyền kiểm soát ngày 25/10. Họ cũng diễu hành qua các tuyến phố ở Madani, một thị trấn cách thủ đô Khartoum khoảng 150 km về phía Nam.
Trước đó, ngày 25/10 vừa qua, quân đội Sudan đã tiến hành đảo chính và giải tán chính phủ, ban bố tình trạng khẩn cấp và quản thúc tại gia Thủ tướng Abdallah Hamdok. Cuộc đảo chính đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân và các phong trào chính trị ở Sudan cũng như cộng đồng quốc tế.
Một tháng sau đó, ngày 21/11, Tổng Tư lệnh quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan cho phép ông Hamdok phục chức thủ tướng và trả tự do các nhà lãnh đạo dân sự Sudan, hướng tới các cuộc bầu cử “tự do và minh bạch” ở Sudan như một phần trong quá trình chuyển tiếp dân sự.
Quân đội Sudan ngăn chặn hàng nghìn người biểu tình tiến tới Phủ Tổng thống
Ngày 21/11, các lực lượng an ninh Sudan đã sử dụng hơi cay để giải tán hàng nghìn người biểu tình đang diễu hành tới Phủ Tổng thống ở thủ đô Khartoum trước khi diễn ra cuộc gặp giữa Tổng Tư lệnh quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan và Thủ tướng bị lật đổ Abdalla Hamdok.
Trước đó, quân đội và ông Hamdok đã đạt được thỏa thuận phục chức thủ tướng cho ông Hamdok và dỡ bỏ các lệnh hạn chế đi lại đối với nhân vật này.
Người biểu tình tập trung tại thủ đô Khartoum, Sudan ngày 21/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người biểu tình mang quốc kỳ Sudan và ảnh của những người đã thiệt mạng trong những cuộc biểu tình gần đây nhằm phản đối vụ đảo chính hồi tháng trước và hô vang phản đối ông al-Burhan.
Trước đó, những lực lượng phản đổi cuộc đảo chính đã kêu gọi người biểu tình tiếp tục chiến dịch tuần hành phản đối và mở rộng quy mô lên tới "hàng triệu người xuống đường vào ngày 21/11".
Mỹ và Liên minh châu Phi đề nghị quân đội Sudan không sử dụng "vũ lực quá mức" trước người biểu tình sau khi có thông tin 16 người biểu tình thiệt mạng hôm 17/11 vừa qua. Tuy nhiên, cảnh sát Sudan khẳng định họ đã kiềm chế tối đa trước những nhóm người quá khích.
Hiện quân đội Sudan đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với Thủ tướng Hamdok và rút các lực lượng an ninh bên ngoài nhà riêng của ông. Một nguồn tin thân cận với ông Hamdok xác nhận ông này đã nhất trí một thỏa thuận với quân đội Sudan về việc phục chức cho ông.
Hôm 25/10, quân đội Sudan đã tiến hành đảo chính và giải tán chính phủ, ban bố tình trạng khẩn cấp. Thủ tướng Abdallah Hamdok bị quản thúc tại gia. Cuộc đảo chính đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân và các phong trào chính trị ở Sudan, cũng như cộng đồng quốc tế.
Sudan đứng trước nguy cơ bị đình chỉ thêm nhiều khoản viện trợ Trong tuyên bố mới nhất lên án vụ đảo chính tại Sudan, Liên minh châu Âu (EU) ngày 26/10 dọa sẽ ngừng hỗ trợ tài chính nếu quân đội không bàn giao quyền lực ngay lập tức. Binh sĩ quân đội Sudan tuần tra tại thủ đô Khartoum. Ảnh: AFP/TTXVN Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh...