Biểu tình lớn nhất ở Cairo từ khi Mubarak từ chức
Ngày 29/7 tại thủ đô Cairo, hàng trăm nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình lớn nhất được tổ chức tại Ai Cập kể từ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak từ chức hồi tháng Hai theo lời kêu gọi của các nhóm Hồi giáo.
(Ảnh: AFP)
Ngoài ra, các cuộc biểu tình có quy mô nhỏ hơn cũng đã diễn ra tại nhiều vùng, nhất là tại El-Arich, phía Bắc Sinai.
Tại Quảng trường Tahir, trung tâm thủ đô Cairo, người biểu tình đến từ khắp nơi trong cả nước đã tập trung đòi giới hữu trách gia tăng tiến độ cải cách và thực thi công lý.
Video đang HOT
Người biểu tình đòi hỏi bảo vệ cái mà họ kêu gọi sự đồng nhất Hồi giáo của Ai Cập và yêu cầu bầu cử quốc hội diễn ra đúng với dự kiến là vào mùa Thu. Một số người còn giương biểu ngữ ủng hộ thiết lập một Nhà nước Hồi giáo.
Cuộc biểu tình này diễn ra theo sáng kiến của Nhóm Anh em Hồi giáo và được tiến hành một ngày sau khi giới chức Ai Cập thông báo phiên tòa xử cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak về tội tham nhũng và ra lệnh cho cảnh sát giết người biểu tình sẽ bắt đầu vào tuần sau./.
Theo TTXVN
Tái phát khủng hoảng?
Làn sóng biểu tình rầm rộ từng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Tổng thống Hosni Mubarak đã xuất hiện trở lại ở Ai Cập khi người dân cho rằng nhiều yêu sách của họ vẫn chưa được chính quyền mới thực hiện.
Hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục trỗi dậy tại nhiều thành phố lớn của Ai Cập, nhất là Thủ đô Cairo, từ đầu tháng và kéo dài tới nay. Tâm điểm và nóng nhất lại vẫn là cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng chục nghìn người tại quảng trường Tahrir ở ngay trung tâm Cairo.
Những người biểu tình đã cắm lều trại ở quảng trường Tahrir, phong tỏa giao thông các khu phố quanh quảng trường trong khi nhiều người đã tập hợp thành rào chắn bên ngoài các tòa nhà của chính phủ. Họ tuyên bố sẽ biểu tình đến khi yêu sách đưa ra được chính quyền mới-Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (SCAF) lên cầm quyền sau khi chính quyền Tổng thống Mubarak sụp đổ tháng 3 vừa qua-đáp ứng đầy đủ.
Làn sóng biểu tình lại xuất hiện trở lại ở quảng trường Tahrir giữa trung tâm Cairo
Làn sóng biểu tình hiện nay bùng phát sau khi toà án thời chính quyền mới quyết định tha bổng 10 cảnh sát bị cáo buộc sát hại người biểu tình hồi đầu năm. Dù Tổng Chưởng lý Ai Cập sau đó đã phải ra lệnh lật ngược bản án của tòa án song vẫn không thể xoa dịu sự giận dữ của người dân, nhất là thân nhân những người biểu tình đã thiệt mạng.
Chưa dừng ở đó, những người biểu tình còn đòi phải trừng phạt nghiêm khắc các quan chức chính quyền cũ liên quan tới các vụ sát hại người biểu tình cũng như các quan chức chính quyền cũ... Người biểu tình cũng yêu cầu SCAF phải nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự được bầu lên một cách dân chủ và công bằng.
Trong những động thái được cho nhằm đáp ứng đòi hỏi của người biểu tình, tòa án hình sự Ai Cập ngày 12-7 đã tuyên án vắng mặt cựu Thủ tướng Ahmed Nazif 1 năm án treo, cựu Bộ trưởng Tài chính Youssef Boutrous-Ghali 10 năm tù giam, cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib El-Adli 5 năm tù giam vì tội danh gây thất thoát công quỹ. Phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Mubarak cùng hai con trai là Gamal và Alaa cũng dự định được mở từ ngày 3-8 tới.
Thủ tướng Essam Sharaf cũng ra lệnh sa thải tất cả các quan chức an ninh bị cáo buộc sát hại người biểu tình trước đây, đẩy nhanh quá trình xét xử các cựu quan chức của chế độ cũ bị cáo buộc sát hại những người thuộc lực lượng đối lập và quan chức tham nhũng. Trong khi đó, Chánh án Tòa án tối cao Ai Cập quyết định sẽ kháng cáo đối với tất cả các phán quyết "vô tội" đối với các quan chức của chế độ cũ.
Bất chấp các động thái xuống thang của chính quyền, hàng nghìn người vẫn tụ tập trên đường phố Cairo và một số thành phố khác. Những người biểu tình cũng chĩa mũi nhọn về phía SCAF, đòi phế truất người đứng đầu quân đội nước này vì cho rằng hội đồng này đang cố níu kéo quyền lực bằng cách chậm trễ tiến hành các bước đi nhằm chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự. Lo ngại đó hoàn toàn có cơ sở khi chính SCAF ngày 12-7 đã tuyên bố sẽ không từ bỏ vai trò điều hành đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị hiện nay, đồng thời khẳng định không cho phép bất kỳ ai chống lại quyền hạn hợp pháp của hội đồng đang lãnh đạo đất nước.
Theo ANTD
Cựu tổng thống Mubarak tuyệt thực Cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak hiện đang rất yếu và đã tuyệt thực 4 ngày nay, hãng thông tấn MENA của nước này cho hay. Viện trưởng nơi ông Mubarak đang được chữa trị ở Sharm al-Sheikh cho biết vị cựu lãnh đạo Ai Cập bị lật đổ này đang rất suy nhược, sút cân và không chịu ăn uống. Cựu...