Biểu tình lớn đòi lãnh đạo Hong Kong từ chức
Hôm qua, hàng trăm ngàn người dân Hong Kong mặc áo đen đổ xuống các con phố trung tâm thành phố để đòi lãnh đạo đặc khu từ chức, một ngày sau khi Trưởng đặc khu Carrie Lam tạm dừng dự luật dẫn độ bị người dân phản đối.
Biển người mặc áo đen phủ kín khu trung tâm Hong Kong hôm 16/6 Ảnh: AP
Trong biển người màu đen, nhiều người mang theo hoa cẩm chướng, còn một số người khác mang khẩu hiệu “Đừng bắn, chúng tôi là người Hong Kong”, nhằm tránh lặp lại tình trạng bạo lực khiến trung tâm tài chính này rung chuyển hôm 12/6 khi cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay vào người biểu tình.
Trong cuộc tập hợp hôm qua không chỉ có sinh viên và người trẻ mà cả những gia đình trẻ và người già cũng có mặt để tạo thành một biển người màu đen phủ kín các tuyến đường, lối đi bộ và nhà ga để thể hiện sự giận dữ đối với bà Lam. Những tiếng hò reo vang lên khi các nhà hoạt động hô khẩu hiệu đòi bà Lam từ chức, và tiếng “từ chức” được vọng khắp các tuyến phố.
Hôm thứ Bảy vừa qua, bà Lam thông báo hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ bị người dân phản đối. Bà Lam nói rằng bà “rất buồn và lấy làm tiếc”, nhưng không xin lỗi.
Làn sóng biểu tình lần này là một trong những bước ngoặt chính trị đáng kể nhất mà chính quyền Hong Kong phải đối mặt kể từ khi được trao trả về Trung Quốc năm 1997, và đặt ra câu hỏi về khả năng bà Lam có thể tiếp tục lãnh đạo thành phố hay không.
“ Bà Carrie Lam hôm qua không xin lỗi. Điều đó không chấp nhận được. Bà ấy là nhà lãnh đạo tồi tệ và toàn nói dối…Tôi nghĩ bà ấy sẽ chỉ trì hoãn dự luật để chúng tôi nguôi giận”, Reuters dẫn lời Catherine Cheung, một người biểu tình 16 tuổi, nói hôm qua.
“Đó là lý do chúng tôi vẫn yêu cầu vứt bỏ dự luật hoàn toàn. Chúng tôi không còn tin tưởng bà ấy nữa. Bà ấy phải từ chức”, Cindy Yip, bạn học của Catherine Cheung, nói thêm.
Video đang HOT
Những người chỉ trích cho rằng dự luật dẫn độ nếu được thông qua sẽ đe dọa pháp quyền của Hong Kong cũng như danh tiếng một trung tâm tài chính quốc tế của thành phố. Một số tài phiệt Hong Kong đã bắt đầu chuyển tài sản ra nước ngoài.
Nhân dân Nhật báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc viết trong một bài bình luận đăng hôm qua rằng chính quyền trung ương “ủng hộ mạnh mẽ” bà Lam.
Văn phòng liên lạc của Bắc Kinh tại Hong Kong hôm qua kêu gọi người dân chớ biến mình thành quân cờ của các thế lực nước ngoài trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, và rằng các cường quốc bên ngoài đã đưa ra hơn 60 tuyên bố để bồi thêm căng thẳng vì dự luật dẫn độ lần này, báo SCMP đưa tin.
Hôm qua, hơn 200 đại biểu Hong Kong trong Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc đã gặp các quan chức của văn phòng liên lạc. Và những người này đã nhận được đề nghị giúp đỡ chính quyền Hong Kong để xua đi trận bão lần này.
“Các quan chức của văn phòng liên lạc công nhận nỗ lực của chính quyền Hong Kong nhằm thông qua luật dẫn độ để khắc phục lỗ hổng. Nhưng thật xấu hổ khi nhiều thế lực nước ngoài liên tục can thiệp và bôi nhọ dự luật”, SCMP dẫn lời ông Tam Yiu-chung, đại diện duy nhất của Hong Kong trong Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
BÌNH GIANG
Theo TPO
Hong Kong hoãn thi hành vô thời hạn dự luật dẫn độ sau 1 tuần biểu tình dữ dội
Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam đã tuyên bố hoãn thông qua dự luật dẫn độ về Trung Hoa Đại lục sau một tuần biểu tình căng thẳng và bạo động bùng phát khiến chính quyền Hong Kong phải chịu sức ép rất lớn.
Trong một cuộc họp báo diễn ra ngày 15/6, sau ba ngày im lặng, bà Lam cho biết bà đã "làm hết khả năng của mình" nhưng thừa nhận rằng dự luật "đã gây ra những bất đồng lớn" trong xã hội. Bà nói thêm, quá trình xem xét áp dụng dự luật này đã được ngừng lại vô thời hạn để cho phép chính quyền tiếp nhận ý kiến của người dân Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong đã tuyên bố hoãn xem xét dự luật dẫn độ vô thời hạn sau một tuần biểu tình dữ dội trên đường phố.
Mặc cho tuyên bố của bà Lam, một cuộc biểu tình lớn vẫn sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tới khi những người biểu tinh tin rằng chính quyền Hong Kong đang tìm cách cứu mình khỏi sự bẽ mặt cũng như giảm bớt những tiếng nói phản đối từ phe đối lập.
"Bà Lam đang tìm cách kéo dài thời gian cho mình cũng như những người bạn thân Bắc Kinh của bà", ông Kenneth Chan, một giáo sư của một trường đại học ở Hong Kong cho biết.
Một số nguồn tin cho biết bà Lam chỉ có ý định trì hoãn xem xét chứ không bãi bỏ hoàn toàn dự luật này, với hi vọng rằng thời gian và những ý kiến có lợi có thể thu được trong tương lai sẽ khiến phe đối lập mất đi ảnh hưởng của mình.
"Ý định của chính quyền đó là tìm cách giảm bớt số người có mặt trong các cuộc biểu tình, và sau đó sẽ tìm một thời điểm thích hợp để tìm cách thông qua dự luật này, rất có thể là sau cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 11 năm nay, khi học sinh, sinh viên phải trở lại trường để học tập", ông Chan cũng nói thêm.
Hong Kong đã rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi chính quyền thành phố tìm cách áp dụng dự luật dẫn độ người dân về Trung Quốc xét xử. Hàng trăm ngàn người biểu tình đã đổ xuống các con phố lớn để phản đối dự luật này, và những hành động bạo lực của cảnh sát để trấn áp biểu tình và sự cứng rắn từ phía chính quyền Hong Kong càng khiến dư luận phẫn nộ.
Cuộc biểu tình cũng tạo được sự chú ý của nhiều nơi trên thế giới, cụ thể là ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khen ngợi những người tham gia biểu tình và cảnh báo các quan chức Hong Kong rằng "thế giới đang dõi theo các người".
Việc bà Lam quyết định trì hoãn xem xét thực thi dự luật dẫn độ vẫn có thể coi là một bước đột phá lớn, khi vài ngày trước bà vẫn lên tiếng chỉ trích người biểu tình và khẳng định sẽ theo đuổi việc áp dụng dự luật này đến cùng.
Trong khi đó, phe đối lập tin rằng quyết định này thực chất là một sự rút lui có chiến lược nhằm kéo dài thời gian để làm những người phản đối mất tinh thần. Ông Baggio Leung, một chính trị gia và là nhà hoạt động xã hội Hong Kong nhận định: "Tôi nghĩ chính quyền đang tìm cách kìm hãm phong trào phản đối".
Ông nói thêm rằng cuộc biểu tình ngày 16/6 vẫn sẽ được tổ chức và phong trào này sẽ còn tiếp tục cho đến khi dự luật dẫn độ bị bác bỏ hoàn toàn, song ông lo ngại rằng chính quyền Hong Kong sẽ tiến hành bắt giữ hàng loạt người tham gia biểu tình.
"Chúng tôi kêu gọi không được áp dụng dự luật dẫn độ cũng như không được bắt giữ người phản đối", ông nói. "Chúng tôi lo ngại họ sẽ buộc tội rất nhiều người để răn đe dư luận".
Những người phản đối dự luật tin rằng nó sẽ khiến nền kinh tế và đời sống xã hội Hong Kong bị tác động tiêu cực, khi không chỉ người dân Hong Kong mà cả những người nước ngoài có thể bị bắt giữ và đưa đến Trung Quốc xét xử một cách thiếu công bằng.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
Tương lai của Hong Kong nếu dự luật dẫn độ được thông qua Hong Kong sẽ đối mặt với một số tác động nhất định nếu dự luật dẫn độ được thông qua, trong đó có nguy cơ mất đi bản sắc và không còn là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách quốc tế. Cảnh sát Hong Kong đối phó với người biểu tình ngày 12/6. (Ảnh: Reuters) Chính quyền Hong Kong đã lên...