Biểu tình lớn chưa từng có tại Bangkok kể từ đảo chính 2014
Hàng nghìn người biểu tình hôm nay (16/8) đã tập trung ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, chứng minh rằng phong trào của họ đã vượt ra ngoài khu trường sở.
Theo AP, người biểu tình tập trung tại Tượng đài Dân chủ – địa điểm truyền thống của các hoạt động chính trị. Hàng trăm cảnh sát và một nhóm nhỏ những người theo chủ nghĩa bảo hoàng phản đối người biểu tình cũng có mặt. Đây là một trong số những cuộc biểu tình lớn nhất ở Thái Lan kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Trong thời gian gần đây, các cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng diễn ra gần như mỗi ngày. Tuy nhiên, cuộc biểu tình mới nhất nhận được sự ủng hộ lớn hơn với việc sinh viên đưa ra 3 yêu cầu then chốt: Tổ chức bầu cử mới, sửa hiến pháp và dừng việc hăm doạ những người chỉ trích chính phủ.
Một số sinh viên thậm chí còn kêu gọi cải tổ chế độ quân chủ – vấn đề được coi là cấm kị. “Chúng tôi muốn bầu cử mới và Quốc hội mới từ nhân dân”, nhà hoạt động là sinh viên Patsalawalee Tanakitwiboonpon, 24 tuổi, tuyên bố trước đám đông đang hò reo tại Tượng đài Dân chủ. “Cuối cùng, giấc mơ của chúng ta là một nền quân chủ thực sự theo hiến pháp”.
“Rõ ràng là sinh viên trong vài thế hệ gần đây là động lực cho sự thay đổi xã hội Thái Lan”, Narin Isariyasith, 20 tuổi, sinh viên Đại học Thammasat nói.
Tính trung bình, cứ 6 năm một lần kể từ năm 1932, Thái Lan lại chứng kiến một cuộc đảo chính. Tuy nhiên, kể từ đó tới giờ, hầu hết là quân đội nắm quyền ở nước này.
Video đang HOT
Theo Reuters, các sinh viên đã đề xuất bản cải tổ gồm 10 điểm lên Vua Maha Vajiralongkorn, gồm cả hạn chế quyền của nhà vua với hiến pháp, của cải của hoàng gia và với lực lượng vũ trang.
Luật khi quân ở Thái Lan quy định phạt tù lên tới 15 năm với những người phạm tội chỉ trích nền quân chủ, song Thủ tướng Prayuth cho hay, nhà vua đề nghị không dùng luật vào lúc này.
Diễn biến biểu tình qua ống kính của AP:
Cảnh sát trưởng từ chức phản đối cắt ngân sách
Carmen Best, cảnh sát trưởng Seattle, thông báo từ chức một ngày sau khi hội đồng thành phố quyết định giảm ngân sách cho lực lượng.
"Vượt qua thử thách này sẽ tạo ra hy vọng mới về một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Tôi tin tưởng mọi người sẽ tìm ra cách để làm việc cùng nhau và gạt bỏ những xung đột cá nhân, vấn đề chính trị và quyền lực", bà Carmen Best nói trong cuộc họp báo hôm 11/8 khi thông báo nghỉ hưu sau hai năm giữ vị trí cảnh sát trưởng thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ.
Bà Best từ chức sau khi hội đồng thành phố Seattle hôm 10/8 thông qua quyết định sửa đổi ngân sách năm 2020 với 7 phiếu thuận, một phiếu chống. Theo quyết định này, ngân sách cho sở cảnh sát thành phố bị giảm 3,5 triệu USD trong thời gian còn lại của năm. Hội đồng cũng dành 17 triệu USD đầu tư vào các chương trình an toàn cộng đồng.
Best, 55 tuổi, chỉ trích hội đồng thành phố đã không hỏi ý kiến bà kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cắt giảm ngân sách cho sở cảnh sát. Quyết định này buộc sở cảnh sát Seattle phải sa thải khoảng 100 sĩ quan, là nguyên nhân chính khiến bà từ chức, Best nói thêm.
Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khen ngợi Best vì "thực hiện công việc rất tốt". Thành viên hội đồng thành phố Andrew Lewis, người đã bỏ phiếu phản đối cắt giảm ngân sách sở cảnh sát, cho hay việc giảm lương của Best và các sĩ quan đã khiến bà quyết định từ chức.
Cảnh sát trưởng Seattle Carmen Best tại một cuộc họp báo trước sở cảnh sát hôm 29/6. Ảnh: Reuters.
Thị trưởng Jenny Durkan cho biết bà lấy làm tiếc khi Best từ chức, thêm rằng bản thân cựu cảnh sát trưởng là một người da màu và bà ấy hiểu "cuộc sống của người Mỹ da màu".
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr gọi quyết định từ chức của Best là "bài học cho các nhà lãnh đạo bang và địa phương về cái giá phải trả khi đưa ra những đề xuất vô trách nhiệm nhằm cắt giảm ngân sách cho cảnh sát".
Quyết định giảm ngân sách cho cảnh sát Seattle được đưa ra sau nhiều tháng người biểu tình yêu cầu cắt ngân sách hoặc giải tán lực lượng này. Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát nổ ra khắp nước Mỹ kể từ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd vào ngày 25/5 ở Minneapolis.
EU gây sức ép với Belarus hậu bầu cử Nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở Belarus sau bầu cử. EU cũng gây sức ép với Belarus về vấn đề này. Sau khi công bố kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống với chiến thắng của ứng viên Lukashenko, các cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra tại nhiều thành phố trên cả nước. Chính quyền Belarus cáo buộc lực...