Biểu tình lan rộng, Tổng thống Serbia cảnh báo về ‘cách mạng màu’
Tổng thống Aleksandar Vucic cho biết các thông tin tình báo đã cảnh báo về sự hiện diện của các đối tượng kích động lật đổ giữa những người biểu tình “ chống bạo lực” hiện nay.
Bộ trưởng Giáo dục Serbia từ chức sau vụ xả súng tại trường học Cảnh sát Serbia bắt giữ nghi phạm trong vụ xả súng khiến 8 người thiệt mạng Cảnh sát Serbia truy tìm nghi phạm trong vụ xả súng mới Vụ xả súng tại trường học ở Serbia được lên kế hoạch tỉ mỉ Nam sinh 14 tuổi xả súng ngay trong lớp học ở Serbia
Người biểu tình phản đối chính phủ ở Belgrade, Serbia ngày 19/5/2023. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo đài RT, Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic ngày 19/5 cho biết, các thông tin tình báo đã hé lộ về sự hiện diện của những đối tượng kích động lật đổ, được nước ngoài bảo trợ, trong các cuộc biểu tình rầm rộ hiện nay ở Belgrade. Ông Vucic tuyên bố, phương Tây đã “gây rắc rối” cho Serbia kể từ khi Belgrade từ chối “dâng Kosovo cho họ”.
Hàng nghìn người biểu tình và một nhóm chính trị gia đối lập đã tuần hành ở Belgrade ngày 19/5, yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Bratislav Gasic và Giám đốc tình báo Aleksandar Vulin từ chức. Các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra tại thủ đô của Serbia kể từ khi 17 người – trong đó có 8 trẻ em – thiệt mạng trong một vụ xả súng hàng loạt vào đầu tháng này.
Đây được xem là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Serbia kể từ sau cuộc biểu tình dẫn tới sự sụp đổ của cựu lãnh đạo Slobodan Milosevic hơn hai thập kỷ trước.
Theo đài RT Balkan, một số người biểu tình ngày 19/5 đã yêu cầu Tổng thống Vucic cũng phải từ chức.
Video đang HOT
“Hôm nay tôi đã nhận được thông tin từ các cơ quan anh em của chúng tôi từ phương Đông nói với chúng tôi rằng ‘đây là những nỗ lực của các cuộc cách mạng màu’”, ông Vucic nói tại một cuộc mít tinh. “Tôi nói với họ rằng tôi không biết họ đang toan tính điều gì, tôi chỉ biết rằng đây là những âm mưu ghê tởm nhằm lạm dụng cái chết thương tâm của một số trẻ em”.
Tổng thống Serbia tuyên bố: “Serbia đã chán ngán với các cuộc cách mạng của các bạn. Serbia đã chán ngấy với sự xuất hiện của những kẻ dưới ảnh hưởng của nước ngoài và sự phá hủy mọi thứ thuộc về Serbia.”
“Tôi sẽ không đe dọa bất kỳ ai trong số họ”, ông Vucic nói, ám chỉ những người biểu tình Serbia mà ông cho là đang hoạt động chống lại lợi ích của đất nước. “Nhưng chúng tôi sẽ không cho phép họ thực hiện một chính sách mạnh mẽ và bất hợp pháp chống lại lợi ích quốc gia của chúng tôi”.
Theo đài RT, thuật ngữ ‘cách mạng màu’ mô tả một phong trào biểu tình được tài trợ và tổ chức bởi một chính phủ phương Tây, nhằm mục đích lật đổ các nhà lãnh đạo chống lại lợi ích của nước này. Những cuộc cách mạng này thường được các cơ quan tình báo phương Tây hậu thuẫn và được tổ chức bởi một loạt các tổ chức phi chính phủ do họ tài trợ.
Mặc dù thuật ngữ này được biết đến rộng rãi sau cuộc “Cách mạng Hoa hồng” năm 2003 ở Gruzia, nhưng chiến thuật “cách mạng màu” thực ra lần đầu tiên được sử dụng thành công ở Nam Tư vào năm 2000, khi một phong trào sinh viên do Mỹ hậu thuẫn buộc Tổng thống khi đó là Slobodan Milosevic phải từ chức.
Ông Milosevic đã chống lại một nỗ lực ly khai bạo lực của người Albania ở Kosovo một năm trước đó, chấp nhận việc NATO kiểm soát tỉnh này, sau khi khối do Mỹ lãnh đạo tiến hành một chiến dịch ném bom kéo dài 3 tháng xuống các thành phố của Serbia.
Tổng thống Vucic cho biết hôm 19/5, việc Serbia tiếp tục từ chối chấp nhận các yêu cầu của phương Tây và công nhận nền độc lập của Kosovo, đã khiến đất nước của ông trở thành mục tiêu cho sự can thiệp của nước ngoài kể từ đó.
Serbia sẽ phải miễn cưỡng trừng phạt Nga do chiến sự tại Ukraine leo thang?
Nhà lãnh đạo Serbia cho biết, sắp tới, Belgrade sẽ buộc phải tham giá các biện pháp trừng phạt kinh tế của EU đối với Moscow.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói rằng mối quan hệ với Nga sẽ trở nên khó khăn hơn gấp hai hoặc ba lần, mặc dù hiện tại vẫn vững mạnh. Ảnh: RT
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói rằng áp lực của phương Tây đối với nước này sẽ gia tăng mạnh mẽ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine leo thang.
Tổng thống Vucic cảnh báo thời điểm nước này không còn lựa chọn khác mà buộc phải nhượng bộ các yêu cầu của phương Tây trong việc trừng phạt đồng minh lâu năm Nga đang đến gần.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Prva hôm 10/2, Tổng thống Serbia dự đoán cuộc xung đột ở Ukraine sẽ leo thang mạnh mẽ trong 6 tháng tới. Ông cảnh báo rằng cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine cho đến nay sẽ chẳng thể so sánh với những diễn biến sắp xảy ra.
Nhà lãnh đạo Serbia cảnh báo tình hình trên sẽ ảnh hưởng đến chính quyền Belgrade do chịu áp lực từ phương Tây. Theo ông Vucic, mối quan hệ với Nga sẽ trở nên khó khăn hơn gấp hai hoặc ba lần, mặc dù hiện tại vẫn vững mạnh.
Liên minh châu Âu (EU) đã đề cập đến việc trừng phạt Moscow liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine và công nhận nền độc lập của Kosovo như là những điều kiện chính để Serbia gia nhập EU.
Tổng thống Vucic, người đã từ chối cả hai đề nghị trong suốt nhiều tháng qua, giờ đây tuyên bố thời điểm mà Belgrade buộc phải tham gia các biện pháp cấm vận của EU đối với Moscow đang rút ngắn.
"Thời điểm đó [khi Serbia trừng phạt Nga] đã đến gần từ lâu, tôi e rằng thậm chí còn chưa đến vài tháng nữa" - đài RT dẫn phát biểu của Tổng thống Vucic.
Tổng thống Serbia cũng tiết lộ, ông từng tin rằng phương Tây, vốn hậu thuẫn cho chính quyền Kiev bằng vũ khí, tài chính và tình báo, đang chiếm thế thượng phong ở Ukraine. Tuy nhiên, tại thời điểm này, ông không thể nhận định ai đang nắm phần thắng ở Ukraine.
Ông lưu ý thêm rằng cơ hội thành công của Moscow đã tăng lên bởi thực tế rằng hiện tại, người dân Nga đang đạt được sự đồng thuận về cuộc xung đột ở Ukraine, đặc biệt sau khi Đức và nhiều quốc gia phương Tây khác đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu cho Kiev.
Theo ông Vucic, sẽ rất khó khăn cho Serbia cho dù ai chiến thắng ở Ukraine. Ông nhấn mạnh: "Phương Tây không muốn một quốc gia liên minh với Nga ở giữa châu Âu. Mặt khác, Nga không muốn mất tất cả những gì họ có ở Balkan".
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn đài Prva, Tổng thống Vucic tuyên bố Serbia sẽ không "hùa" theo EU chỉ trích Moscow và từ chối văn hóa Nga. Ông giải thích rằng việc bảo tồn các tác phẩm kinh điển của Nga cũng có vai trò quan trọng như bảo vệ lợi ích của nền tài chính quốc gia.
Hồi tháng 1 vừa qua, tại cuộc họp báo của Đại sứ quán Nga ở Belgrade, Đặc phái viên của Tổng thống Vladimir Putin về hợp tác văn hóa quốc tế, Mikhail Shvydkoy, thông báo rằng Belgrade và Moscow đang có kế hoạch tổ chức năm giao lưu văn hóa Nga - Serbia trong năm 2024.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022, một số địa điểm văn hóa châu Âu đã hủy bỏ việc trình diễn các tác phẩm nghệ thuật của Nga, đồng thời cấm một số nghệ sĩ nước này biểu diễn. Một số chính trị gia EU cũng đã lên tiếng ủng hộ các lệnh cấm trên.
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Tass đưa tin, trả lời đài truyền hình Zvezda ngày 11/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin nói rằng mối quan hệ giữa Nga và EU hiện đang trong tình trạng xấu nhất, nhưng nguyên nhân chính là do phía Brussels.
Sau hai vụ xả súng liên tiếp, người dân Serbia tự nguyện nộp chính phủ hàng nghìn khẩu súng Sau hai vụ xả súng gây rúng động xảy ra gần nhau, người dân Serbia đã tự nguyện nộp lại cho chính phủ hàng nghìn khẩu súng trong 3 ngày. Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ xả súng tại trường học ở Belgrade, Serbia ngày 3/5. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Washington Post (Mỹ) đưa tin gần 6.000 vũ khí chưa đăng ký, 300.000...