Biểu tình lan rộng, Thủ tướng Thái Lan đề nghị đối thoại
Bất chấp Luật An ninh nội địa đã được áp dụng tại Thủ đô Bangkok và các vùng phụ cận, ngày 27-11, những người biểu tình tiếp tục chiếm giữ và bao vây 10 bộ của Chính phủ Thái Lan.
An ninh đã được tăng cường trước trụ sở Bộ Văn hóa Thái Lan ngày 27-11
Cảnh sát Thái Lan cho biết, trong số khoảng 3.000 người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở 10 bộ, Cục Điều tra đặc biệt Thái Lan (DSI) là mục tiêu chính khi có tới 1.700 người biểu tình tại đây, buộc DSI phải sơ tán nhân viên trong tòa nhà. Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan lan rộng khi những người biểu tình bao vây trụ sở chính quyền 6 tỉnh ở miền Nam nước này. Ngoài ông Suthep Thaugsuban, lệnh bắt giữ các thủ lĩnh khác của cuộc biểu tình cũng đã được đưa ra.
Cùng ngày, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra triệu tập cuộc họp khẩn, đồng thời kêu gọi những người biểu tình rời khỏi trụ sở các bộ để các viên chức tiếp tục công việc của họ như thường lệ. Cũng trong ngày 27-11, Thủ tướng Thái Lan đã đề nghị đối thoại với những người biểu tình nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị mà theo bà, đang gây tổn hại cho nền kinh tế nước này. “Cánh cửa đối thoại vẫn mở. Bất cứ việc gì có lợi cho phần đông người dân, chúng tôi sẵn sàng hợp tác”, Hãng thông tấn Thái Lan dẫn lời bà Yingluck cho biết. Nữ Thủ tướng Thái Lan cũng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc về việc tồn tại cái gọi là “chế độ Thaksin” (cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và là anh trai của bà Yingluck)” trong chính phủ nước này. “Chỉ có một chế độ duy nhất, đó là dân chủ”, bà Yingluck khẳng định.
Video đang HOT
Dự kiến, hôm nay 28-11, Quốc hội Thái Lan sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Các nhà phân tích cho rằng, nhiều khả năng Chính phủ của bà Yingluck sẽ vượt qua cuộc bỏ phiếu trên vì đảng Vì nước Thái và 5 đảng trong liên minh cầm quyền Thái Lan vẫn chiếm đa số trong Hạ viện nước này.
Khuyến cáo công dân Việt Nam
Nhằm tránh những rủi ro, nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra, hôm qua 27-11, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam có thông báo khuyến nghị công dân Việt Nam không nên có mặt tại những địa điểm đang diễn ra biểu tình tại Thái Lan (đặc biệt ở Thủ đô Bangkok) cho đến khi tình hình ổn định trở lại.
Trong trường hợp khẩn cấp, công dân Việt Nam có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan theo số điện thoại (trực 24/24): 66.8989.66653 / 66.8524.65078; hoặc người thân tại Việt Nam có thể liên hệ với Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao theo số điện thoại 0918.370.497 để được trợ giúp kịp thời.
Theo ANTD
Thủ tướng Thái Lan ban hành luật khẩn cấp
Thủ tướng Thái Lan tối qua 25/11 đã áp dụng luật an ninh đặc biệt ở thủ đô Bangkok và các vùng lân cận sau khi người biểu tình xông vào các bộ chủ chốt, trong động thái lật đổ chính phủ của bà.
Các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn ở Bangkok
Những người biểu tình phản đối Thủ tướng Yingluck Shinawatra và anh trai bà, Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, đã tiến hành cuộc biểu tình lớn nhất từ năm 2010, thời điểm xảy ra cuộc trấn áp của quân đội nhằm vào người biểu tình "áo đỏ", phe ủng hộ ông Thaksin, khiến 90 dân thường thiệt mạng.
Mỹ đã kêu gọi cả hai bên kiềm chế và cho biết đang theo dõi sát tình hình.
Luật an ninh đặc biệt trước đó đã được ban hành ở nhiều quận ở thủ đô và được gọi là Luật an ninh Nội địa. Theo luật này, cảnh sát có thêm quyền để chặn đường, áp đặt lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập và lục soát.
"Chính phủ mặc dù áp dụng luật khẩn cấp, nhưng sẽ không dùng vũ lực với người dân" bà Yingluck cho biết trên đài truyền hình quốc gia vào tối qua. "Chính phủ muốn yêu cầu người dân không tham gia vào các cuộc biểu tình phi pháp và tôn trọng luật."
Quyết định được đưa ra khi hôm qua hàng chục ngàn người biểu tình phản đối chính phủ của bà Yingluck đã tuần hành tới hàng chục cơ quan nhà nước ở Bangkok, trong đó có đồn cảnh sát, căn cứ quận sự cũng như các đài truyền hình. Hàng trăm người biểu tình sau đó đã xông vào trụ sở Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao. Những người biểu tình được biết đã phá cổng Bộ Ngoại giao và yêu cầu nhân viên ở đây rời đi, không trở lại vào ngày hôm sau.
Những người biểu tình muốn bà Yingluck từ chức, vì cho rằng đất nước thực chất là do anh trai bà đang sống lưu vong, Thaksin, điều hành. Ông Thaksin đã làm thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 tới 2006, trước khi bị quân đội lật đổ trong bối cảnh ông bị đối mặt với một loạt cáo buộc tham nhũng. Em gái ông, bà Yingluck, được bầu làm thủ tướng năm 2011, nhưng lại bị cáo buộc là cái bóng của ông Thaksin. Các cuộc biểu tình mới nhất được châm ngòi từ một dự luật muốn ân xá mở đường cho ông Thaksin trở về. Tuy nhiên dự luật đã tạm thời bị bác bỏ.
Theo Dantri
Thái Lan: Thêm nhiều Bộ bị người biểu tình phong tỏa Bất chấp việc chính phủ đã ban hành luật an ninh đặc biệt tại thủ đô, người biểu tình Thái Lan hôm nay 26/11 vẫn tiếp tục xuống đường và phong tỏa thêm trụ sở nhiều Bộ ngành, trong đó có Bộ nội vụ. Theo hãng tin AFP, những người biểu tình đã bao vây trụ sở của các Bộ nội vụ, nông...