Biểu tình lan rộng ở Mỹ vì vụ bắn người da màu
Hàng trăm người ở các thành phố lớn của Mỹ tràn xuống đường phản đối việc tha bổng một cảnh sát da trắng bắn chết thiếu niên da màu ở Ferguson, bang Missouri ba tháng trước.
Đám đông biểu tình hôm qua đổ xuống Quảng trường Thời đại, New York, để đòi công lý cho nạn nhân.
Biểu tình và bạo động lan rộng sau khi tòa án địa phương ở bang Missouri tuyên vô tội cho một cảnh sát viên. Người này hồi tháng 8 đã bắn chết một thiếu niên da màu, Michael Brown, trong quá trình đuổi bắt. Thiếu niên này được cho là đã có hành vi ăn cắp rồi chạy trốn trước khi bị bắn. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ giơ hai bàn tay có chữ: “Đừng bắn”. Trong phán quyết của tòa, viên cảnh sát vô tội vì nổ súng để tự vệ. Phía những người ủng hộ Brown thì cho rằng cậu đã đầu hàng trước khi bị bắn chết. Ảnh: Reuters
Vụ việc này làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội trong cộng đồng người da màu ở Mỹ, do lo ngại về nạn thành kiến chủng tộc. Trong ảnh, cảnh sát New York bắt giữ một người biểu tình hôm qua. Ảnh: Reuters
Hàng nghìn người tham gia cuộc biểu tình ở thủ đô Washington, DC.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu người biểu tình ở Ferguson và các nơi khác kiềm chế để tránh xảy bạo lực, yêu cầu giới chức tạo thuận lợi cho biểu tình ôn hòa.Ảnh: AFP
Người dân thành phố Seattle, Washington, bày tỏ giận dữ trước phán quyết mà họ đánh giá là bất công. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Người biểu tình nằm trên một con phố ở Los Angeles, California. Ảnh: Reuters
Những người mang mặt nạ tại Los Angeles cầm theo biển hiệu: “Giơ tay lên, đừng bắn”. Ảnh: Reuters
Trước đó, hàng trăm người giận dữ ở Ferguson phóng hỏa nhiều tòa nhà và cửa hiệu. Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ lo ngại sâu sắc và thất vọng trước tình trạng bạo lực. Ông đề nghị các bên liên quan thiện chí hợp tác để cải thiện tình hình. Ảnh: AFP
Một người cầm tấm biển yêu cầu công bằng với cộng đồng da đen. Ảnh: AFP
Nhiều tòa nhà và xe cộ bị hư hỏng sau cuộc bạo loạn của người dân Ferguson. Ảnh: Reuters
Chính quyền bang Missouri phải đề nghị chính phủ huy động thêm lực lượng Vệ binh quốc gia đến hỗ trợ ngăn biểu tình lan rộng. Hơn 2.000 binh sĩ thuộc lực lượng này đã được huy động tới Ferguson vào hôm thứ hai. Ảnh: AFP
Khánh Lynh
Theo VNE
Mỹ điều hơn 2.000 binh sĩ tới Ferguson dẹp bạo động
Thống đốc bang Missouri của Mỹ ngày 25/11 đã điều 2.200 binh sĩ tới thị trấn Ferguson để đối phó với làn sóng bạo động sau khi một cảnh sát được miễn truy tố liên quan tới vụ sát hại của một thanh niên da màu ở thị trấn này.
Các binh sĩ được triển khai tới "điểm nóng" Ferguson.
Ông Jay Nixon, Thống đốc bang Missouri, cho hay 2.200 lính vệ binh quốc gia sẽ được triển khai tại thị trấn Ferguson và quanh khu vực ngoại ô thành phố St Louis.
Vào đêm trước đó, 700 binh sĩ cũng đã được triển khai để ổn định tình hình nhưng đã không ngăn được điều mà một cảnh sát trưởng miêu tả là làn sóng bạo động nghiêm trọng nhất mà thị trấn Ferguson từng chứng kiến.
Bạo động đã bùng phát tại thị trấn Ferguson sau khi tòa án quyết định không truy tố một cảnh sát da trắng Darren Wilson vì vụ bắn chết thanh niên da màu Michael Brown hồi đầu tháng 8.
Người da màu tại Ferguson bất bình với việc viên cảnh sát Wilson không bị truy tố hình sự.
Michael Brown, 18 tuổi, đã bị viên cảnh sát Wilson bắn chết giữa ban ngày trên một tuyến phố tại Ferguson. Mặc dù cảnh sát khẳng định Brown là nghi phạm của một vụ cướp, thanh niên này hoàn toàn không có vũ khí tại thời điểm bị bắn.
Cái chết của Brown đã làm bùng phát các cuộc biểu tình trên đường phố kéo dài nhiều tuần. Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực và cảnh sát bị chỉ trích vì đáp trả người biểu tình bằng các thiết bị chống bạo động hạng nặng.
Quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc Wilson sẽ không đối mặt với các cáo buộc hình sự trong vụ nổ súng.
Các phương tiện bị đốt phá.
Các luật sư của gia đình Brown đã lên án phán quyết của tòa án là "không công bằng".
Trong khi đó, lên tiếng lần đầu tiên kể từ khi tòa án đưa ra phát quyết miễn truy tố hình sự, cảnh sát Wilson cho hay anh đã giữ "lương tâm trong sạch" về các hành động của mình.
Nhiều cửa hàng bị đột nhập, phá hoại, hôi của.
Trò chuyện với kênh truyền hình ABC News, cảnh sát Wilson nói anh không thể hành động khác trong vụ việc. "Lý do tôi có lương tâm trong sạch là bởi vì tôi biết tôi đã làm đúng công việc của mình".
Wilson nói thêm rằng anh lo sợ cho mạng sống của mình.
Cảnh sát Wilson (phải) trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC News.
Vào tối ngày 24/11, các cuộc biểu tình đã nổ ra ngay sau phán quyết của tòa án, khi nhiều tòa nhà và phương tiện bị phóng hỏa và hàng chục người bị bắt.
Hơn 80 người đã bị bắt trong các vụ bạo động tại vài khu vực của thành phố St Louis vào tối thứ Hai, trong đó có 61 người bị bắt tại Ferguson, với các cáo buộc như trộm cắp và đột nhập.
Phát biểu từ Chicago ngày 25/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay không có biện minh nào cho hành vi phá hoại và các hành động gây rối, nói thêm rằng những kẻ chịu trách nhiệm sẽ bị truy tố.
An Bình
Theo Dantri/AFP, BBC
Người phụ nữ da màu đầu tiên sẽ làm bộ trưởng tư pháp Mỹ Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay sẽ đề cử công tố viên liên bang kỳ cựu tại New York, bà Loretta Lynch, làm bộ trưởng tư pháp thay ông Eric Holder, Nhà Trắng ngày 7/11 cho hay. Bà Loretta Lynch. Nếu được thượng viện thông qua, bà Lynch sẽ trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên đứng đầu bộ...