Biểu tình khắp thế giới: Thủ phạm là giới trung lưu?
Trong nhiều tháng nay, các cuộc biểu tình khắp nơi trên thế giới đồng loạt nổ ra phản đối chính phủ vì không đáp ứng được các yêu cầu dân chủ và yêu cầu phải thay thế bằng một chính quyền mới.
Bất ổn trên toàn cầu
Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Thái Lan, Venezuela, Malaysia và Campuchia là những quốc gia đang bị rơi vào bế tắc chính trị bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ. Hầu hết tại các quốc gia này, những người biểu tình đang cố gắng lật đổ tổng thống hoặc thủ tướng của họ vì cho rằng các nhà lãnh đạo đã bị mua chuộc, độc tài và không đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người dân. Những người xuống đường đều mong chờ có được một nền dân chủ thực sự chứ không phải là nền độc tài núp bóng dân chủ.
Diễn biến biểu tình ở Ukraine đã chuyển sang một hướng mới và chưa có hứa hẹn nào về một tương lai bình yên cho người dân nơi đây. Ảnh: Cảnh sát lập hàng rào chặn người biểu tình tại Quảng trường Độc lập hôm 19/2/2014.
Các cuộc biểu tình được xem là “chiến thắng kinh tế” và là sự trả thù của các tầng lớp xã hội vì thành phần tham gia bao gồm hầu hết mọi loại người trong xã hội. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đều thuộc tầng lớp trung lưu, và nó khiến cho các cuộc biểu tình rộng lớn hơn mức các nhà quan sát có thể hình dung. Vì vậy, có thể xem động lực của các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp thế giới chính là mong muốn thúc đẩy thay đổi dân chủ của tầng lớp trung lưu.
Cụ thể, các cuộc bầu cử chính phủ ở một số quốc gia như Thái Lan, Ukraine và Venezuela không có đầy đủ tính dân chủ như các quốc gia khác trên thế giới. Họ không có các cơ quan giám sát phi chính phủ, thường bị buộc tội sắp xếp hệ thống chính trị, sử dụng tiền mua phiếu bầu, chỉ đạo phương tiện truyền thông và xã hội dân sự.
Nhà lãnh đạo Yingluck Shinawatra của Thái Lan hay Viktor Yanukoych của Ukraine bị buộc tội sử dụng thuật hùng biện và các chính sách dân túy trong những lời hứa hẹn lúc tranh cử. Họ đã hứa sẽ làm giảm đói nghèo để giành chiến thắng. Chính sự thỏa hiệp dễ dãi với lời hứa của các chính trị gia, bỏ qua tính dân chủ đã làm cho sự dân chủ tại những quốc gia này bị xói mòn, đổ thêm dầu vào các cuộc khủng hoảng bạo lực.
Tại thủ đô Thái Lan, mặc dù bị chiếm đóng nhiều tháng qua, tình hình trở nên tồi tệ và đặc biệt căng thẳng trong hai tuần trở lại đây khi chính phủ cố gắng dẹp đoàn biểu tình đang cố thủ tại các khu vực xung quanh văn phòng làm việc của nhà nước. Các cuộc đụng độ đã xảy ra, hơn 20 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương ở Bangkok.
Gần như cùng một lúc, cuộc biểu tình ở Ukraine và Venezuela đều lên đến đỉnh điểm cao trào. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình tiêu cực ở Kiev đã biến thủ đô Ukraine trở thành chảo lửa và một cuộc chiến chóng váng xảy ra khiến 77 người thiệt mạng. Tại Caracas, phe chống chính phủ cũng đã chiến đấu với lực lượng an ninh trong suốt gần 3 tuần qua, làm ít nhất 4 nhà lãnh đạo phe đối lập thiệt mạng và lãnh đạo biểu tình Leopoldo Lopez bị bắt giam.
Tại sao biểu tình bùng nổ thành bạo lực?
Tại sao các cuộc biểu tình lại bùng nổ thành bạo lực khi mà những người biểu tình ở Thái Lan đã tổ chức chống lại chính phủ trong nhiều tháng qua, thậm chí là trong nhiều năm qua? Đối với một số quốc gia, chính phủ của họ nhận được sự ủng hộ từ các lực lượng quốc tế quan trọng khiến họ cảm thấy yên tâm hơn trong việc đàn áp biểu tình.
Video đang HOT
Máu bắt đầu đổ ở Thái Lan.
Trong trường hợp ở Ukraine, chính phủ nhận được sự hỗ trợ từ Nga. Ở Thái Lan và Malaysia, Mỹ tỏ thái độ sẵn lòng tương trợ cho quá trình dân chủ. Như ở Thái Lan, trước đây, chính phủ chủ yếu để những người biểu tình chiếm đóng cơ quan các Bộ, các doanh nghiệp và nút giao thông trọng điểm. Hiện nay, cảnh sát đã yêu cầu các chỉ huy cấp cao để có biện pháp tích cực hơn, mạnh tay hơn và những biện pháp đó đang được thực hiện triệt để.
Đối với những người biểu tình, số ít những người theo chủ nghĩa cực đoan ngày càng trở nên cứng rắn hơn trong lập trường của mình. Nhiều ngày trôi qua, số lượng những người tham gia biểu tình ít đi nhưng tính chất bạo lực lại gia tăng mạnh mẽ. Những người biểu tình cố thủ trong các trại của họ và sẵn sàng làm tất cả để đạt được mục đích.
Ở Ukraine, tính cực đoan đã lên đến đỉnh điểm khi những người biểu tình quyết chiến đấu đến cùng với cảnh sát chống bạo động với bom xăng, gạch đá và gậy gộc. Ở Thái Lan, các cuộc biểu tình đã giảm số lượng người tham gia đáng kể từ đầu tháng Hai, nhưng những người còn lại đã được trang bị súng ống, lựu đạn từ trong bóng tối để quyết tâm chống lại cảnh sát. Một số thành phần chống chính phủ Thái Lan cho rằng nếu họ gây ra đổ máu ở Bangkok, quân đội buộc sẽ phải tham gia, kéo dài thêm lịch sử lâu dài của các cuộc đảo chính ở nước này.
Ở Malaysia và Campuchia cho đến nay, biểu tình chủ yếu vẫn là bất bạo động. Các phe đối lập vẫn đang cố gắng thay đổi dần dần lợi thế thông qua các hệ thống chính trị. Tuy nhiên, với đầu óc lãnh đạo dày dặn, lâu năm và có sức ảnh hưởng lâu đời, sẽ khó có thể thay đổi trật tự chính trị tại các quốc gia này.
Ngược lại, ở Venezuela, sau cái chết của cố Tổng thống Hugo Chavez, quá trình thay đổi bây giờ mới thực sự bắt đầu. Ông Chavez là người duy nhất có sức mạnh đủ lớn để dùng uy tín và các chính sách dân túy kìm hãm sự phát triển của phe đối lập. Người kế nhiệm ông, Tổng thống Nicolas Maduro, là một bản sao nghèo nàn của nhà tư lệnh Chavez, hiện đang mất dần sự ủng hộ không chỉ của tầng lớp trung lưu mà còn của những người nghèo.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều tiềm năng sẽ vấp phải một kịch bản tương tự Ukraine. Thủ tướng Reccip Tayep Erdogan đã có hơn một thập kỷ cầm quyền, quyền hạn tích lũy được rất lớn, các tổ chức dân chủ và văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh được tính nhanh nhạy và linh động. Tuy nhiên, ông Erdogan hiện khó có thể duy trì được quyền lực bởi tự ông không thể bầu mình làm tổng thống như đã kỳ vọng.
Giải quyết xung đột dân chủ ra sao?
Vị trí Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế cũng cung cấp một sự thúc đẩy đối với việc giải quyết vấn đề thông qua hòa bình và dân chủ. Mặc dù Liên minh châu Âu đã nhiều lần trì hoãn xem xét sự gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn gia nhập EU với mong muốn phát huy các chuẩn mực dân chủ. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành bất đắc dĩ nếu từ bỏ hiện trạng như là mô hình của một nền dân chủ thành công trong thế giới Hồi giáo.
Ukraina cũng phải đối mặt với áp lực đáng kể để giải quyết cuộc khủng hoảng quốc tế của mình thông qua các phương tiện dân chủ. Mặc dù chính phủ đã giành được sự ủng hộ của lãnh đạo Nga Vladimir Putin, e rằng nền kinh tế bấp bênh của Nga khó có thể cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ đủ mạnh như Liên minh châu Âu. Sự hỗ trợ của EU sẽ đi kèm với yêu cầu duy trì các tiêu chuẩn dân chủ, trong đó họ sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt Ukraine với các chuyển biến bạo lực tuần vừa qua.
Thái Lan sẽ là quốc gia gặp nhiều vấn đề nan giải nhất. Không giống như ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ukraine, các cuộc biểu tình đang dần suy yếu đi. Ở Thái Lan, chu kỳ của cuộc biểu tình bạo lực đã diễn ra trong suốt gần một thập kỷ. Thái Lan cũng ít bị ảnh hưởng bởi những áp lực từ bên ngoài cho quá trình dân chủ hóa. Không giống như EU, Hiệp hội các nước Đông Nam Á không gây áp lực buộc các thành viên để duy trì các chuẩn mực của nền dân chủ.
Cả chính phủ và người biểu tình ở Thái Lan đã loại trừ mọi khả năng thỏa hiệp, vấn đề trở nên cực đoan hơn nhiều so với những người biểu tình ở các quốc gia khác. Những lời lẽ không thỏa hiệp đã làm cho các bên ở Thái Lan hầu như không thể ôn hòa khi ngồi xuống và nói chuyện. Có nhiều khả năng, khủng hoảng Thái Lan chỉ có thể được giải quyết sau khi trải qua các cuộc bạo lực đường phố đẫm máu, thậm chí là một cuộc đảo chính.
Theo infonet
Nữ Thủ tướng Thái rời khỏi thủ đô
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra - mục tiêu của lực lượng biểu tình chống chính phủ đang phong tỏa nhiều khu vực ở thủ đô Bangkok trong suốt nhiều tuần qua, đã buộc phải rời khỏi thủ đô, đến làm việc ở một nơi cách Bangkok khoảng 150km. Thông tin này đã được văn phòng của bà Yingluck xác nhận ngày hôm qua (24/2).
Nỗi đau của gia đình mất cùng lúc hai con trong vụ đánh bom hôm 23/2 ở thủ đô Bangkkok
Trong những ngày gần đây, tình trạng bạo lực đang gia tăng trong các cuộc biểu tình ở Bangkok . Mới đây nhất, hôm 23/2, một vụ nổ bom đã xảy ra, cướp đi sinh mạng của hai trẻ nhỏ và một phụ nữ. Phe biểu tình đang tìm mọi cách, dồn ép, gây áp lực từ mọi phía để buộc Thủ tướng Yingluck phải từ chức và xóa sổ ảnh hưởng của anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin nổi tiếng.
Ngày hôm qua, văn phòng của Thủ tướng Yingluck đã thông báo với cánh phóng viên rằng, bà này đã không còn ở Bangkok nữa mà đã chuyển ra làm việc ở khu vực cách thủ đô khoảng 150km.
Văn phòng của bà Yingluck không có biết cụ thể địa điểm chính xác Thủ tướng đang sống và làm việc cũng như không cho biết bà này sẽ làm việc ở bên ngoài thủ đô trong bao lâu. Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan được nhìn thấy xuất hiện trước công chúng Bangkok lần cuối cùng vào thời điểm cách đây gần một tuần và bà được cho là sẽ phải có mặt ở thủ đô để nghe cáo buộc liên quan đến chương trình trợ cấp giá gạo vào ngày thứ Năm tới (27/2).
Ngoại trưởng Surapong Tovichakchaikul cho biết, Thủ tướng Yingluck sẽ tổ chức một cuộc họp nội các trong ngày hôm nay (25/2). "Và khả năng cao là cuộc họp nội các này sẽ diễn ra bên ngoài thủ đô Bangkok ", ông Surapong cho hay.
Mặc dù đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng nữ Thủ tướng Thái Lan vẫn tỏ ra vững vàng và cứng rắn. Ngày hôm qua, bà Yingluck lại một lần nữa lên tiếng bác bỏ khả năng từ chức.
Khi đến tham dự một hội chợ triển lãm ở tỉnh Saraburi, cách thủ đô Bangkok về phía bắc khoảng 100km, Thủ tướng Yingluck đã lên tiếng kêu gọi đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài dai dẳng suốt nhiều tháng qua ở Thái Lan với một loạt giao lộ chính ở thủ đô Bangkok bị người biểu tình dựng trại, chiếm đóng.
"Đã đến lúc tất cả các bên ngồi loại đối thoại với nhau. Nhiều người đã yêu cầu tôi từ chức nhưng tôi muốn hỏi: liệu từ chức có phải là câu trả lờ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tạo ra một khoảng trống quyền lực", Thủ tướng Yingluck đặt câu hỏi.
"Tôi phải bảo vệ nền dân chủ và nỗ lực hết sức để trao lại quyền hành cho một chính phủ mới. Dù chuyện gì xảy ra, tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến giây phút cuối cùng", nữ Thủ tướng Yingluck rắn rỏi cho biết.
Quân đội Thái quyết không can thiệp
Trong lúc này, quân đội đầy quyền lực ở đất nước Thái Lan vẫn thể hiện một lập trường kiên quyết không can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị đã bước sang tháng thứ 4 ở Thái Lan.
Người đứng đầu quân đội Thái Lan - một trong những thể chế quyền lực nhất đất nước, dường như tiếp tục tách mình ra xa khỏi mục tiêu của lực lượng biểu tình chống chính phủ khi có bài phát biểu được phát đi trên truyền hình ngày hôm qua.
Sau khi nhấn mạnh lập trường trung lập trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha - Tư lệnh Lục quân Thái Lan, một lần nữa lên tiếng kêu gọi các bên tuân thủ theo Hiến pháp Thái Lan. Ông này nói, nhiều bên trong cuộc khủng hoảng muốn chứng kiến việc sử dụng vũ lực để giải quyết tình trạng bế tắc hiện nay. Phát biểu này ám chỉ trực tiếp và rõ ràng đến mong muốn quân đội thực hiện một cuộc đảo chính quân sự của lực lượng biểu tình.
"Tôi muốn kêu gọi các bạn hãy xem xét lại, trấn tĩnh lại và tự đặt câu hỏi xem liệu điều đó có kết thúc trong hòa bình hay không", Tướng Prayuth nói.
Những người biểu tình đang nắm giữ một số giao lộ chính ở thủ đô Bangkok nhằm gây sức ép buộc chính phủ Thái Lan phải từ chức. Lực lượng này được cho là đang ngấm ngầm bắt tay với "những tay súng bí ẩn" từng đụng độ với cảnh sát hồi tuần trước, khiến một sĩ quan thiệt mạng và hàng chục sĩ quan khác bị thương. Một sĩ quan cảnh sát thứ hai cũng đã thiệt mạng trong ngày hôm qua vì những vết thương gây ra trong cuộc giao tranh hồi tuần trước.
Bạo lực đang leo thang trong những ngày qua với những tay súng không rõ danh tính tấn công vào các khu vực biểu tình, khiến 4 người chết trong đó có đến 3 trẻ em.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan xoay quanh cuộc đấu tranh quyền lực giữa một bên là lực lượng ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin và một bên chống lại ông này.
Trong bài phát biểu ngày hôm qua, Tướng Prayuth đã đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc về tình trạng mong manh của đất nước Thái Lan. Ông này nói rằng, Thái Lan "sẽ không thể hoạt động" nếu tình hình không nhanh chóng được giải quyết.
"Nếu có thêm nhiều mạng sống bị cướp đi, đất nước chắc chắn sẽ sụp đổ và sẽ chẳng có người thắng, người thua ở đây", ông Prayuth phát biểu. Vị Tướng hàng đầu của Thái Lan cũng dẫn nguồn tin tình báo quân sự cho biết, có nhiều nhóm vũ trang đang hoạt động ngầm trong cuộc khủng hoảng hiện nay và tình hình hiện tại phức tạp hơn cuộc khủng hoảng chính trị cách đây 4 năm.
Tướng Prayuth đã sử dụng 9 lần từ hiến pháp trong bài phát biểu chừng khoảng 10 phút, nhấn mạnh rằng hiến pháp Thái Lan vẫn đang có hiệu lực.
Lập trường của quân đội trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan khác xa so với những cuộc khủng hoảng trước đây. Trước đó, quân đội quyền lực thường có xu hướng đứng về các thành phần chống Thaksin.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Bà Yingluck rời khỏi Bangkok Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra, mục tiêu của những người biểu tình chống chính phủ, đã rời khỏi Bangkok và ở cách thủ đô 150km, văn phòng của bà hôm thứ Hai (24/2) cho biết. Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra Các cuộc biểu tình, thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi các vụ đánh bom và nổ súng,...