Biểu tình kêu gọi Nhật cứng rắn với đảo chính Myanmar
Hàng nghìn người Myanmar biểu tình ở Tokyo, yêu cầu Nhật và đồng minh thể hiện lập trường cứng rắn hơn với cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.
Người biểu tình cầm theo ảnh Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hôm nay tụ tập trước trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, nơi hiếm khi xảy ra các cuộc biểu tình chính trị lớn.
“Tự do cho Aung San Suu Kyi, tự do cho Myanmar”, đám đông hô vang khẩu hiệu khi đại diện của họ trao cho các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản bản tuyên bố kêu gọi Tokyo sử dụng tất cả “sức mạnh chính trị, ngoại giao và kinh tế” để khôi phục chính quyền dân sự ở Myanmar.
Người biểu tình Myanmar tụ tập trước trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo hôm 3/1. Ảnh: Reuters
Nhật Bản và Myanmar có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu, khi Tokyo là nhà tài trợ lớn cho quốc gia Đông Nam Á này. Nhiều công ty lớn nhất Nhật Bản đã tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh ở Myanmar trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Ky và các lãnh đạo khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), tuyên bố thành lập chính quyền quân sự vì chính phủ dân sự không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử.
Hiệp hội Công dân Liên bang Myanmar, nhóm tổ chức biểu tình ở Tokyo, cho rằng Nhật Bản không nên công nhận chính quyền quân sự mới. Các nhà tổ chức cho hay 3.000 người đã tham gia cuộc biểu tình hôm nay.
Mathida, 50 tuổi, làm việc trong một nhà hàng ở Tokyo, cho hay bà tham gia biểu tình để thúc đẩy giới chức Nhật hành động nhiều hơn trong việc khôi phục nền dân chủ Myanmar.
“Chúng tôi muốn Aung San Suu Kyi, lãnh đạo kiêm người mẹ của đất nước chúng tôi, phải được tự do”, bà nói. “Quân đội không phải là chính phủ”.
Trong cuộc họp báo hôm 2/2, khi được hỏi liệu Nhật Bản có hay không ủng hộ hoặc bày tỏ lập trường giống Mỹ đối với cuộc đảo chính, bao gồm khả năng trừng phạt Myanmar, phát ngôn viên chính phủ nhắc lại tuyên bố Nhật Bản sẽ giữ liên hệ với những quốc gia khác và theo dõi tình hình ở Myanmar.
Một quan chức quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản bày tỏ Tokyo cần thận trọng trong cách tiếp cận với Myanmar vì việc cắt đứt quan hệ có nguy cơ đẩy Myanmar xích lại gần Trung Quốc.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc đã phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, yêu cầu quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình.
Trung Quốc, thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, không lên án cuộc đảo chính ở Myanmar hôm 1/2, khi nói rằng vấn đề nên được giải quyết trong nội bộ. Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Myanmar và đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này.
Biden dọa cấm vận Myanmar
Tổng thống Biden cảnh báo sẽ tái áp đặt cấm vận Myanmar vì vụ bắt Aung San Suu Kyi, kêu gọi phản ứng chung từ cộng đồng quốc tế.
"Cộng đồng quốc tế cùng phối hợp gây sức ép, buộc quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực họ chiếm được và trả tự do cho các quan chức, nhà hoạt động bị bắt. Mỹ gỡ bỏ trừng phạt Myanmar trong 10 năm qua dựa vào tiến trình hướng tới dân chủ. Đảo ngược quá trình đó sẽ đòi hỏi chúng tôi xem xét lại quy định cấm vận và tiếp nối bằng hành động phù hợp", Tổng thống Mỹ Joe Biden ra thông cáo cho biết hôm 1/2.
Biden lên án vụ quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền, cho rằng đây là "cuộc tấn công trực tiếp vào tiến trình chuyển đổi sang nền dân chủ và thượng tôn pháp luật của Myanmar".
Tổng thống Biden họp với các quan chức tại Nhà Trắng hôm 28/1. Ảnh: AFP .
Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi quân đội Myanmar dỡ bỏ hạn chế về thông tin liên lạc, tránh hành động bạo lực nhằm vào dân thường. "Mỹ đang theo dõi những người đứng cạnh người dân Myanmar vào thời điểm khó khăn này. Chúng tôi sẽ phối hợp với các đồng minh khu vực và thế giới để khôi phục dân chủ, cũng như buộc những người cản trở tiến trình chuyển đổi ở nước này phải chịu trách nhiệm", thông cáo có đoạn viết.
Tình hình Myanmar là phép thử lớn đầu tiên với cam kết của Biden trong tăng cường hợp tác với đồng minh để đối mặt những thách thức quốc tế, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nó cũng đánh dấu lần hiếm hoi lưỡng đảng tại Mỹ có chung quan điểm chính sách, khi cả phe Dân chủ và Cộng hòa đều lên án hành động của quân đội Myanmar và kêu gọi trừng phạt.
Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của bà Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội Myanmar. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri, yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 bắt bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Chính quyền quân sự sau đó cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm Tài chính, Y tế, Thông tin, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ và Biên phòng.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình. Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên giải quyết bất đồng theo khuôn khổ hiến pháp và pháp lý, cũng như bảo vệ ổn định chính trị và xã hội.
Hàng trăm người Myanmar ở Tokyo biểu tình phản đối đảo chính ở quê nhà Hàng trăm người Myanmar cầm chân dung bà Aung San Suu Kyi tập trung ở Tokyo phản đối cuộc đảo chính bất ngờ của quân đội. Người biểu tình đeo khẩu trang, cầm cờ tập trung bên ngoài Đại học Liên Hợp Quốc ở trung tâm thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm nay, kêu gọi tổ chức quốc tế này tiếp tục...