Biểu tình kêu gọi giải tán chính phủ Lebanon
Hàng nghìn người biểu tình ném đá vào tòa nhà quốc hội Lebanon, yêu cầu giải tán chính phủ sau vụ nổ cảng Beirut.
Những người biểu tình bạo lực đụng độ với lực lượng an ninh lúc hoàng hôn ngày 9/8, buộc cảnh sát và binh lính lùi vào khu trung tâm của Beirut, cho phép người biểu tình tiếp cận tòa quốc hội gần hơn.
Cảnh sát và binh lính bảo vệ vị trí bằng hơi cay, trong khi hàng trăm người biểu tình nhặt gạch đá từ đống đổ nát sau vụ nổ, ném qua hàng rào sắt. Đám đông quyết tràn vào khu nhà và tấn công cơ quan lập pháp, nơi các thành viên quốc hội bị đổ lỗi không làm đúng chức trách dẫn tới tình trạng tê liệt của đất nước.
Người biểu tình ném đá ở khu vực gần quốc hội Lebanon hôm 9/8. Ảnh: Guardian.
Bộ trưởng Thông tin Lebanon Manal Abdel Samad hôm qua cũng tuyên bố từ chức, trở thành người đầu tiên trong chính phủ rời nhiệm sở sau vụ nổ ở cảng Beirut khiến hơn 150 người thiệt mạng và phá hủy một phần thành phố, để lại hố sâu 43 mét.
“Sau thảm họa to lớn ở Beirut, tôi tuyên bố từ chức”, bà nói, xin lỗi người dân Lebanon vì đã làm họ thất vọng.
Sau bà, Bộ trưởng Môi trường Lebanon Damianos Kattar là quan chức chính phủ thứ hai từ chức, tuyên bố chính phủ đã để mất nhiều cơ hội cải cách. Ba nghị sĩ khác cũng từ chức khỏi quốc hội hôm qua.
Video đang HOT
Quốc hội Lebanon sẽ bị giải tán khi ít nhất 43 nghị sĩ từ chức. Tới nay, đã có 9 người rút lui và nhiều dấu hiệu cho thấy trong tuần này sẽ có thêm nhiều người nữa.
Trong khi đó, gần bến cảng, nơi 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ gây thảm họa, đội tìm kiếm và cứu hộ đã từ bỏ hy vọng tìm thấy người sống sót. Một nhóm cứu hộ của Pháp đã cố gắng tiếp cận phòng điều hành dưới mặt đất sau khi có dấu hiệu cho thấy có tới 7 người ở hiện trường khi vụ nổ xảy ra và có thể vẫn sống sót. Trưởng đoàn tìm kiếm của Pháp cho hay họ đã tìm thấy 5 thi thể.
“Chúng tôi làm việc không ngừng suốt 48 giờ từ sáng 6/8 để tiếp cận phòng điều hành. Không may là không tìm thấy ai sống sót”, đại tá Vincent Tissier nói.
Một sĩ quan quân đội Lebanon, người điều phối các hoạt động cứu hộ khắp khu vực bến tàu, cho hay họ không còn hy vọng tìm thấy người sống sót sau ba ngày tìm kiếm.
Ít nhất 21 người vẫn đang mất tích, 159 người được ghi nhận đã chết trong vụ nổ. Khoảng 6.000 người bị thương.
Các nỗ lực khôi phục vẫn tiếp tục, người dân địa phương cho rằng nếu không có lệnh phong tỏa vì Covid-19, số người chết có thể còn cao hơn nhiều, bởi khu vực quận Gemmayze gần bến cảng vốn đông người với nhiều quán bar và quán cà phê hoạt động.
“Bạn có thể tưởng tượng xem chuyện sẽ thế nào nếu vụ nổ xảy ra vào một buổi tối bình thường, hay thậm chí sớm hơn hai tiếng khi công nhân vẫn làm việc ở bến cảng”, Ali Houssein, một người làm nghề lái xe ở phía nam Lebanon, nói. “Tôi đoán sẽ có hàng nghìn người chết”.
Thiệt hại ở phía đông và trung tâm Beirut cực kỳ nghiêm trọng. Trong một hội nghị trực tuyến toàn cầu, các nhà tài trợ cam kết viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Beirut.
“Tất cả chúng ta cần hợp tác để đảm bảo không xảy ra bạo lực hoặc hỗn loạn. Chúng ta phải hành động nhanh chóng, viện trợ phải tới tận tay những người cần nó”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói tại hội nghị.
“Ngoài hỗ trợ khẩn cấp, các đối tác sẵn sàng giúp Lebanon phục hồi kinh tế và tài chính, điều này đòi hỏi chính quyền Lebanon cam kết thực hiện các biện pháp và cải cách kịp thời mà người dân Lebanon mong đợi”, trích thông cáo kết thúc hội nghị hôm 9/8.
“Trong những thời điểm khủng khiếp này, Lebanon không đơn độc”, thông cáo có đoạn. “Cần lập tức hỗ trợ điều tra khách quan, đáng tin cậy và độc lập về vụ nổ hôm 4/8, theo yêu cầu của Lebanon”. Tổng thống Lebanon Michel Aoun trước đó phản đối mở cuộc điều tra quốc tế về vụ nổ, cho rằng đó là nỗ lực nhằm “làm suy giảm sự thật”.
Tổng thống Putin tuyên bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp do dịch
Tổng thống Nga - Putin đã tuyên bố về các biện pháp bổ sung hỗ trợ các doanh nghiệp động bởi dịch Covid-19.
Chiều nay, mở đầu cuộc họp trực tuyến với các thành viên chính phủ, Tổng thống Nga đã tuyên bố về các biện pháp bổ sung hỗ trợ các doanh nghiệp động bởi dịch Covid-19. Người đứng đầu nước Nga luôn nhấn mạnh yêu cầu duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động.
Phát biểu tại cuộc họp này, Tổng thống Nga V.Putin đã tuyên bố về các biện pháp bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19.
Tổng thống Putin họp trực tuyến chống Covid-19.
Ông đề nghị, ngoài các biện pháp hỗ trợ đã được thực hiện, cần cung cấp cho các công ty vừa và nhỏ, các lĩnh vực bị ảnh hưởng hỗ trợ tài chính miễn phí trực tiếp từ nhà nước, kể từ ngày 1/4 năm nay, với số tiền 12.130 rúp mỗi nhân viên mỗi tháng. Theo ông, với khối lượng hỗ trợ này công ty sẽ có thể giải quyết các nhiệm vụ cấp bách nhất, bao gồm thanh toán tiền lương, duy trì mức lương của nhân viên vào tháng Tư và tháng Năm.
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng điều kiện tiên quyết duy nhất là duy trì việc làm tối đa ở mức độ không dưới 90% nhân viên vào ngày 01/04. Ông nói thêm rằng, nếu yêu cầu này được đáp ứng, hỗ trợ tài chính cho tháng 4 sẽ được chuyển đến tài khoản của tổ chức từ ngày 18 tháng 5 và tài trợ cho tháng 5 vào tháng 6.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị Chính phủ đưa vào danh sách các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch, đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực ăn uống công cộng, du lịch, khách sạn, bán các sản phẩm phi thực phẩm.
Ông nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp này "hiện đang có đủ các vấn đề", do đó, ông yêu cầu những người tham gia cuộc họp đưa vào chương trình hỗ trợ một loạt các bổ sung của hệ thống các biện pháp đã được thống nhất với tất cả các bộ, ngành.
Theo Người đứng nước Nga, ít nhất 75% khối lượng cho vay để thanh toán tiền lương cần được đảm bảo bởi Ngân hàng Ngoại thương. Ông kêu gọi mở rộng việc áp dụng biện pháp hỗ trợ như vậy để các doanh nghiệp vừa và lớn trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng có thể tận dụng lợi thế này. Điều này sẽ cho phép các công ty không sa thải nhân viên và không tích lũy nợ lương.
Tổng thống Putin cũng lưu ý rằng các doanh nghiệp có cả hệ thống sẽ có thể dựa vào các khoản vay ưu tiên được nhà nước trợ cấp theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương. Nghĩa là, chi phí thực sự của khoản vay cho các doanh nghiệp hiện nay sẽ thấp hơn 6% so với lãi suất thị trường hiện tại. "Ngoài ra, một nửa khoản vay sẽ được cung cấp với sự bảo lãnh của Bộ Tài chính Nga, cơ quan này sẽ khuyến khích các ngân hàng phát hành các khoản vay như vậy, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng".
Tổng thống V.Putin yêu cầu chính phủ cần đánh giá tính hiệu quả và đầy đủ của các biện pháp được thực hiện liên quan đến đại dịch: "Tôi nhắc lại, tình hình liên tục thay đổi. Tôi đề nghị chính phủ cùng với chính quyền các khu vực, các tổ chức kinh doanh thường xuyên đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng. Rõ ràng đang đòi hỏi thêm các giải pháp mới cho nền kinh tế nói chung cũng như cho từng lĩnh vực. Các biện pháp cần được chuẩn bị từ bây giờ, để củng cố các nguồn lực cần thiết".
Trước đó, hôm qua, cũng trong cuộc họp về các vấn đề kinh tế, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, doanh số bán lẻ ở Nga đã giảm hơn 35% trong tháng 4.
Theo ông, đối với nhiều doanh nghiệp, đây là một cú sốc thực sự, vì vấn đề nhạy cảm nhất đối với các công ty - cả ở Nga và ở các nước khác - là giảm nhu cầu. Do vậy, đất nước cần những bước mới, bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế, "phù hợp với mức độ thách thức mới"; Cần chú trọng đặc biệt vào chương trình để duy trì việc làm và thu nhập của người dân. Ngoài ra, các biện pháp cho vay bền vững đối với khu vực thực của nền kinh tế đang được thảo luận./.
Anh Tú
Cảnh sát Australia xông vào tang lễ, bị tố 'vô cảm' thực thi lệnh cách ly xã hội Công dân Australia bức xúc khi cảnh sát xông vào đám tang của người cha để thực thi biện pháp cách ly xã hội, không dành sự tôn trọng cho người quá cố. Khi 2 sỹ quan cảnh sát mang theo súng bước vào nhà thờ để đếm số người tham dự đám tang của bố mình, Helen Kolovos nói rằng, cô thấy...