Biểu tình Hong Kong: Nhiều học sinh, giáo viên chuyển sang trường Đài Loan
Các trường đại học Đài Loan đang mở cửa đón nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Một số nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo sư tại các trường đại học Hong Kong ứng tuyển vào các vị trí tại các tổ chức ở Đài Loan, sau khi mệt mỏi với các cuộc biểu tình và xung đột đang diễn ra với cảnh sát ảnh hưởng đến nơi làm việc của họ.
Trong khi đó, chính quyền Đài Loan cho biết công dân học tập hoặc sinh sống tại Hong Kong vẫn an toàn cho đến nay, nhưng nhiều sinh viên và thanh niên quay trở lại hòn đảo vì các bài giảng và lớp học bị đình chỉ tại nhiều cơ sở giáo dục đại học ở Hong Kong.
Các mảnh vỡ phía trên trường đại học Hong Kong. (Ảnh: Facebook/Citizen News)
Cơ quan giáo dục Đài Loan ghi nhận vào tối thứ Hai (18/11) rằng khoảng 600 trong số hơn 1.000 sinh viên theo học tại các trường đại học ở Hong Kong trong năm học hiện tại đã trở về.
Video đang HOT
Tại Đài Loan, một số trường đại học cho biết có sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn ứng tuyển các vị trí trong tháng này từ các giảng viên, nhà nghiên cứu và giáo sư làm việc tại Hong Kong.
Hoạt động của hầu hết các trường đại học hàng đầu Hong Kong gián đoạn do các cuộc biểu tình. Ngoài địa điểm chính là trường Đại học Bách khoa Hong Kong, các tổ chức khác đã tạm dừng các lớp học và đóng cửa văn phòng và phòng thí nghiệm bao gồm Đại học Trung Quốc Hong Kong, Đại học Thành phố Hong Kong và Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Hiệu trưởng Đại học quốc gia Sun Yat-sen ở Cao Hùng (Kaohsiung), Đài Loan cho biết hỗn loạn ở Hong Kong khiến các trường đại học buộc phải cắt ngắn học kỳ, dù nhân viên và học sinh chưa thể hoàn thành chương trình học và nghiên cứu. Ông Cheng Ying-yao cảnh báo các khu học xá Hong Kong nơi là địa điểm biểu tình có thể mất đến vài năm để phục hồi hỏng hóc cơ sở vật chất.
Dù vậy, Phó Hiệu trưởng Đại học quốc gia Đài Loan, Chou Chia-pei cho rằng còn quá sớm để thấy được một làn sóng di cư của giới trí thức từ Hong Kong, vì mức lương thưởng và các quỹ nghiên cứu hấp dẫn của thành phố này cũng như việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chủ yếu trong giảng dạy.
Một thợ lặn cứu hộ vào cống nước thải để tìm những người biểu tình. (Ảnh: Reuters)
Theo ghi nhận của Reuters ngày 20/11, còn khoảng 100 người biểu tình bên trong Đại học Bách Khoa Hong Kong, sau khi hơn 1.000 người bị bắt giữ cuối ngày 18/11. Một số chủ động trình diện trong khi số khác bị bắt khi đang cố gắng thoát ra.
Trường đại học trên bán đảo Cửu Long là trường đại học cuối cùng trong số năm nơi người biểu tình tập trung trong 10 ngày qua, chặn Đường hầm xuyên cảng trung tâm và các tuyến đường huyết mạch khác.
Nguồn: Reuters, Asia Times/VTC
Việt Nam hỗ trợ đưa 5 sinh viên ở Hong Kong về nước
Tổng lãnh sự quán Việt Nam hỗ trợ phương tiện đưa 5 sinh viên người Việt tại Đại học Trung Văn Hong Kong ra sân bay về nước sáng 16/11.
Theo TTXVN, động thái diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo Đại học Trung Văn Hong Kong tuyên bố kết thúc sớm học kỳ 1 niên khóa 2019-2020, cho phép sinh viên về nghỉ và trở lại trường bắt đầu học kỳ 2 từ ngày 6/1/2020 để bảo đảm an toàn.
Nhiều người biểu tình đã cố thủ tại ký túc xá các trường đại học ở Hong Kong, trong đó có Đại học Trung văn, đồng thời bắn cung tên và ném bom xăng vào cảnh sát trong cuối tuần này. Một sĩ quan cảnh sát bị tên bắn trúng chân và phải nhập viện chiều nay.
Người biểu tình tập trung trong sân vận động Đại học Trung Văn Hong Kong hôm 12/11. Ảnh: AFP.
Lực lượng an ninh Hong Kong đối phó bằng vòi rồng và hơi cay để giải tán người biểu tình.
Một số trường đại học tại đặc khu hành chính Hong Kong cũng tuyên bố kết thúc sớm học kỳ 1 năm học 2019-2020 đối với bậc đại học, sau đại học hoặc chuyển sang hình thức dạy trực tuyến.
Hiện có khoảng 180.000 sinh viên nước ngoài theo học tại các trường ở Hong Kong, trong đó Việt Nam có khoảng 50 sinh viên bậc đại học và sau đại học. Sinh viên Việt Nam tới Hong Kong chủ yếu qua sự giới thiệu của nhà trường hoặc các tổ chức thứ ba tại Việt Nam.
Biểu tình ở Hong Kong bùng phát từ đầu tháng 6 nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa tội phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Chính quyền đặc khu đã tuyên bố rút dự luật song người biểu tình vẫn xuống đường với các yêu sách khác, bao gồm yêu cầu điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát và trưởng đặc khu Carrie Lam phải từ chức.
Nhà chức trách cảnh báo bạo lực đã đạt mức độ rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. 64 người bị thương, hai người trong tình trạng nguy kịch sau vụ đụng độ ngày 13/11.
Theo Vũ Anh (VnExpress)
Quan chức đứng sau dự luật dẫn độ HK bị tấn công ở Anh Bà Trịnh Nhược Hoa, người đứng đầu cơ quan tư pháp của chính quyền Hong Kong, bị ngã và "chấn thương cơ thể nghiêm trọng" trong vụ xô xát xảy ra tại London, Anh. Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 15/11 lên án hành động "tấn công bỉ ổi" nhằm vào người đứng đầu cơ quan tư pháp trong...