Biểu tình Hong Kong: Đàm phán rơi vào bế tắc
Đối thoại đầu tiên giữa chính quyền Hong Kong với lãnh đạo sinh viên biểu tình rơi vào bế tắc khi các đề nghị của chính quyền không làm thỏa mãn được yêu cầu của người biểu tình.
Ngày 21/10, cuộc đối thoại đầu tiên giữa chính quyền với sinh viên đã diễn ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ và được truyền hình trực tiếp. Phía chính quyền và lãnh đạo sinh viên biểu tình không tìm được tiếng nói chung trong việc cải cách bầu cử của thành phố năm 2017.
Cuộc đối thoại đầu tiên giữa chính quyền Hong Kong và Lãnh đạo sinh viên biểu tình diễn ra ngày 21/10.
Chánh văn phòng Đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Carrie Lam cho biết chính quyền sẽ gửi một báo cáo đến Bắc Kinh đề đạt nguyện vọng mới đây nhất của người dân và sẽ xem xét thiết lập một nền tảng đối thoại về phát triển hiến pháp. Tuy nhiên, điều này vẫn không làm hài lòng đại diện phía sinh viên biểu tình.
Phía chính quyền loại trừ khả năng thay đổi quyết định tháng hồi tháng 8 về bầu cử trưởng đặc khu hành chính Hong Kong 2017. Bà Lam nhấn mạnh việc sắp xếp bầu lãnh đạo thành phố có thể được sửa đổi sau khi quyền bỏ phiếu phổ thông được thông qua vào năm 2017.
Các cuộc bầu cử vẫn có cơ hội được thực hiện dân chủ hơn, tuy nhiên vẫn phải trong một khuôn khổ hạn chế. Bởi vì Hong Kong không phải là một quốc gia độc lập mà chỉ là một đặc khu hành chính nên “không thể tự quyết định sự phát triển chính trị”, bà nói.
Video đang HOT
Chính quyền cũng bác bỏ yêu cầu của sinh viên về việc để người dân đề cử các ứng cử viên. Bà Lam cho biết chính quyền tôn trọng khao khát dân chủ của sinh viên, “tuy nhiên, một lý tưởng được tôn trọng phải được thực hiện bằng phương thức hợp tình và hợp pháp”, bà cho biết.
Người biểu tình ở Adrmiralty theo dõi cuộc đối thoại được phát trực tiếp.
Kết thúc buổi đối thoại, bà Carrie Lam cho biết cuộc đàm phán diễn ra trên tinh thần xây dựng “Không có tranh cãi và không có đối đầu. Tôi hy vọng đây không phải là lần suy nhất chúng ta ngồi nói chuyện”.
Phó Tổng thư ký Liên đoàn sinh viên Hong Kong, Lester Shum từ chối lời kêu gọi kết thúc biểu tình của bà Lam và cho biết sinh viên biểu tình chỉ chấp thuận yêu cầu trên khi chính phủ đưa ra được những phản hồi rõ ràng hơn.
“Chúng tôi chưa nhượng bộ đủ? Nhiều người trẻ …thậm chí sẵn sàng bị bắt và ngồi tù. Chúng tôi muốn gì? Quyền để bầu cử và quyền tham gia bầu cử. Vậy mà chính quyền chỉ bảo chúng tôi gói ghém đồ đạc và đi về nhà”.
Tổng thư ký liên đoàn Alex Chow cho biết ngày diễn ra vòng đối thoại tiếp theo chưa được ấn định. Phía sinh viên biểu tình sẽ xem xét các phản ứng của chính phủ trước khi đưa ra các quyết định tiếp theo.
Người biểu tình ở khu Adrmiralty cho biết những tuyên bố mà chính quyền đưa ra thay vì giải đáp được thắc mắc của họ thì lại khiến cho họ nghi vấn nhiều hơn.
Ủy viên hội đồng Starry Lee Wai nhận xét các sinh viên đã không hiểu đầy đủ các nguyên tắc của “một quốc gia, hai chế độ” và Luật Cơ bản.
Theo Khampha
Muốn ra tranh cử lãnh đạo Hồng Kông, phải được Bắc Kinh chấp thuận
Các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Quốc hội Trung Quốc đã quyết định thay đổi cách bầu chọn người đứng đầu chính quyền Hồng Kông, mà theo đó các ứng cử viên phải được sự phê duyệt của một ủy ban của Bắc Kinh mới có quyền tranh cử.
Theo CNN, một quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng các ứng cử viên phải là người "yêu nước và yêu Hồng Kông".
Người Hồng Kông tham gia biểu tình chống "Trung Chiếm".
Lãnh đạo hiện tại của Hồng Kông cũng khẳng định đây là một quyết định đúng hướng.
Tuy nhiên, nhóm biểu tình phản đối động thái này ở thành phố này đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Bắc Kinh với lý do đó là một động thái không dân chủ và ngăn những người có quan điểm chính trị đối lập được tranh cử.
Theo chính sách "một nước, hai chế độ", 7 triệu cư dân của Hồng Kông, được định nghĩa là một "đặc khu hành chính" của Trung Quốc, có nhiều quyền dân sự tự do hơn so với cư dân đại lục. Đây cũng là một phần thỏa thuận giữa Trung Quốc và Anh trước khi bàn giao thành phố này.
Nhưng quyết định thay đổi cách bầu chọn lãnh đạo của Hồng Kông đã dấy lên các lo ngại rằng quyền này đang ngày càng bị xói mòn.
Hiện các nhà lãnh đạo của Hồng Kông chủ yếu là những người trung thành với Bắc Kinh. Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu của những người biểu tình cho phép tự do hơn nữa trong cuộc bầu cử năm 2017. Phe này tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình hơn nữa để phản đối quyết định trên của Bắc Kinh.
Động thái này diễn ra sau khi hàng chục ngàn người biểu tình phản đối diễu hành ở Hồng Kông hồi đầu tháng này. Phương tiện truyền thông địa phương cho biết, người biểu tình được trả tiền hoặc xúi giục để tham dự cuộc tuần hành.
Theo Giáo Dục
Căng thẳng dâng cao ở Hồng Kông Hồng Kông có nguy cơ trải qua một đợt bất ổn lớn sau khi chính quyền trung ương quyết định giới hạn ứng viên tranh cử lãnh đạo đặc khu. Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi cải cách bầu cử ở Hồng Kông hồi tháng 7 - Ảnh: Reuters Ngày 31.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết...