Biểu tình Hong Kong căng thẳng, kêu gọi đình công
Các cuộc biểu tình chống chính quyền tiếp theo đã được lên kế hoạch vào hôm nay (4-8) với các nhà hoạt động kêu gọi một cuộc đình công hàng loạt vào ngày mai (5-8).
Các sĩ quan chống bạo động Hong Kong đã buộc phải liên tục bắn đạn hơi cay vào đoàn người biểu tình đang bao vây một đồn cảnh sát ở khu vực Cửu Long của TP vào ngày 3-8, hãng Channel News Asia đưa tin.
Các sĩ quan chống bạo động Hong Kong đã buộc phải liên tục bắn đạn hơi cay vào đoàn người biểu tình. Ảnh: AFP
Cảnh sát cho biết có hàng chục ngàn người biểu tình diễu hành qua khu vực mua sắm sầm uất của TP, họ phải triển khai hàng trăm sĩ quan mặc trang phục chống bạo loạn đẩy đám đông lùi lại.
Khi hơn 1.000 người biểu tình kéo đến đường Nathan, một con đường lớn ở trung tâm, cảnh sát đã kêu gọi mọi người lập tức rời ngay đi nếu không họ phải sử dụng vũ lực.
Được biết các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, vốn đề xuất cho phép Hong Kong đưa nghi phạm tới các khu vực pháp lý mà đặc khu này chưa có thỏa thuận dẫn độ bao gồm Trung Quốc đại lục đang ngày càng trở nên bạo lực kể từ tháng 6. Trong đó, cảnh sát bị buộc tội dùng vũ lực quá mức và không bảo vệ người biểu tình khỏi các vụ tấn công được cho là do vài băng đảng thực hiện.
Cảnh sát cho biết họ đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông sau khi những người biểu tình đốt lửa bên ngoài đồn cảnh sát Tiêm Sa Chủy. Ảnh: AFP
Cảnh sát cho biết họ đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông sau khi những người biểu tình đốt lửa bên ngoài đồn cảnh sát Tiêm Sa Chủy và “làm hư hỏng nhiều phương tiện bên trong đồn”. Đầu ngày 4-8, hơi cay cũng được bắn ở quận Chuk Un gần đó sau khi người biểu tình và người dân bao vây đồn cảnh sát địa phương.
Trước đó một ngày, những người biểu tình đã diễu hành qua quận Mong Kok đông đúc, sau đó họ phân tán đến các khu vực khác nhau của bán đảo Cửu Long, nơi họ dựng rào chắn trên các đường phố đông đúc để chặn giao thông.
Video đang HOT
Người biểu tình được trang bị khá đầy đủ với mặt nạ hoặc khăn quàng cổ và nón bảo hiểm, kính bảo hộ… Ảnh: AFP
Người biểu tình được trang bị khá đầy đủ với mặt nạ hoặc khăn quàng cổ và nón bảo hiểm, kính bảo hộ để phòng trường hợp bị cảnh sát bắn đạn hơi cay. Thậm chí nhiều người mang theo gậy đi bộ đường dài và một số khiên tự chế.
“Chúng tôi không ở cùng một chỗ. Chúng tôi đang sử dụng các chiến thuật tấn công và chạy. Nếu cảnh sát quá mạnh, chúng tôi sẽ rời đi. Chúng tôi là một tảng đá, vì vậy chúng tôi phải như nước” – một công nhân xây dựng nằm trong số những người biểu tình ở khu vực Vượng Giác, Tây Cửu Long cho biết.
Gary, 25 tuổi, một nhà tiếp thị kỹ thuật số, cho biết những người biểu tình đang phối hợp thông qua các mạng xã hội như Instagram, Facebook và Telegram. Đám đông biểu tình chủ yếu là giới trẻ nhưng cũng bao gồm các gia đình và nhiều người già.
Các cuộc biểu tình chống chính quyền tiếp theo đã được lên kế hoạch vào ngày Chủ nhật 4-8 với các nhà hoạt động kêu gọi một cuộc đình công hàng loạt vào ngày mai (5-8).
Trước đó, vào tối 2-8, tại trung tâm Hong Kong, lần đầu tiên hàng ngàn công chức đã bất chấp cảnh báo từ chính quyền giữ quan điểm trung lập về chính trị và tham gia các cuộc biểu tình. Những người tổ chức ước tính có 40.000 người xuống đường ngày 2-8 trong khi cảnh sát đưa ra con số 13.000 người.
Người biểu tình Hong Kong tập trung tại khu vực Tiêm Sa Chủy. Ảnh: AFP
Tại Washington hôm 2-8, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Mỹ đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngừng việc bán đạn dược và thiết bị kiểm soát đám đông trong tương lai cho lực lượng cảnh sát Hong Kong, nơi bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức chống lại người biểu tình.
Được biết nhiều tháng biểu tình đang ảnh hưởng đến nền kinh tế của TP. Lượng khách du lịch đến Hong Kong, nơi được biết đến như khu mua sắm nổi tiếng nhất thế giới, ngày càng hạn chế.
Các cuộc biểu tình đợt này được cho là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được trả về cho Trung Quốc 22 năm trước.
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Chưa từng có trong 22 năm, Trung Quốc họp báo về biểu tình ở Hong Kong
Chính phủ Trung Quốc phá vỡ sự im lặng sau nhiều tuần biểu tình ở Hong Kong với cuộc họp báo chính thức vào chiều 29/7.
Cách đây ít giờ, Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Macau (HKMAO) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo để đưa ra quan điểm và lập trường chính thức của Bắc Kinh về tình hình hiện nay ở Hong Kong.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Yang Guang, phát ngôn viên của HKMAO cho biết chính quyền trung ương Bắc Kinh hy vọng người dân Hong Kong ở mọi tầng lớp phản đối hành vi bạo lực kéo dài nhiều tuần qua.
Ông chỉ trích một số lượng nhỏ những người biểu tình cực đoan, khẳng định họ làm tổn hại nghiêm trọng tới danh tiếng, thách thức luật lệ Hong Kong.
Ông Yang Guang, phát ngôn viên của HKMAO. (Ảnh: AP)
"Chúng tôi tin tưởng rằng với sự hỗ trợ đầy đủ của chính quyền trung ương đại lục, người dân Hong Kong của chúng tôi có thể phát triển và quản lý tốt Hong Kong. Hong Kong sẽ vượt qua những khó khăn và thách thức sắp tới", ông Yang nói.
Ông Yang nhấn mạnh chính quyền trung ương ủng hộ cảnh sát Hong Kong trong việc thực thi pháp luật để trấn áp những kẻ quá khích.
"Họ đã vượt qua lằn ranh đỏ của nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", đó là điều không thể dung thứ", ông này nói.
Một phát ngôn viên khác của HKMAO, ông Xu Luying cho rằng nhiều người ở Hong Kong đang lặng lẽ ủng hộ, hỗ trợ công việc của Trưởng đặc khu Carrie Lam.
Khi được hỏi liệu bà Lam có mất đi sự ủng hộ của người dân Hong Kong hay không, ông Yang nêu rõ: "Khi chúng ta nhìn vào tình hình ở Hong Kong, điều nguy hiểm nhất là thiếu các biện pháp đối phó với các yếu tố hình sự và bạo lực. Chính quyền trung ương tin tưởng chính quyền của bà Lam và tin tưởng cảnh sát Hong Kong sẽ nhanh chóng đưa mọi thứ trở lại bình thường".
Người biểu tình Hong Kong xuống đường ngày 28/7. (Ảnh: Reuters).
Về thông tin gần đây nói rằng Trung Quốc đang cân nhắc triển khai quân đội tới Hong Kong để duy trì trật tự xã hội theo yêu cầu của chính quyền đặc khu, ông Yang từ chối đưa ra bình luận mà chỉ nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách hiện nay là trừng phạt bạo lực.
Ông cũng khẳng định ưu tiên hàng đầu của Hong Kong hiện nay là tìm ra giải pháp hiệu quả hơn để cải thiện cuộc sống của người trẻ tuổi cũng như giải quyết vấn đề nhà ở, việc làm và rằng Bắc Kinh sẽ luôn đứng sau hậu thuẫn.
Về dự luật dẫn độ vốn là nguồn cơn dẫn tới các cuộc biểu tình, ông Yang cho rằng nhiều người Hong Kong bày tỏ lo ngại vì họ chưa thích nghi được với luật pháp Trung Quốc và chính quyền trung ương hiểu và tôn trọng nguyên nhân khiến người Hong Kong chưa đồng thuận với dự luật này.
Đây là lần đầu tiên HKMAO tổ chức một cuộc họp báo kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, cho thấy tính chất đặc biệt quan trọng của sự kiện này.
Làn sóng biểu tình ban đầu được châm ngòi bởi dự luật cho phép dẫn độ dẫn độ tội phạm từ vùng lãnh thổ này sang Trung Quốc đại lục xét xử. Người biểu tình bày tỏ bất mãn với chính quyền và kêu gọi Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.
Trước sức ép từ dư luận, bà Lam hôm 9/7 tuyên bố khai tử dự luật và cho biết không có kế hoạch khởi động lại quá trình lập pháp đối với dự luật này. Tuyên bố này được coi là chiến thắng đối với những người phản đối dự luật, nhưng hiện chưa rõ dự luật này sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn hay không.
Kể từ khi Hong Kong rơi vào bất ổn, Trung Quốc nhiều lần cáo buộc các lực lượng nước ngoài đứng đằng sau hậu thuận cuộc biểu tình. Trong cuộc họp báo hôm 23/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng có dấu hiệu rõ ràng cho thấy các lực lượng nước ngoài đang thao túng, âm mưu và thậm chí tổ chức và thực hiện các hành động liên quan.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc để ngỏ khả năng can thiệp để duy trì trật tự xã hội ở Hong Kong. Ước tính có khoảng 6.000 lính Trung Quốc đang đóng quân tại Hong Kong.
Khi cuộc khủng hoảng bước sang tuần thứ 9, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy tình trạng bất ổn sẽ thuyên giảm. Các công chức từ các phòng ban khác nhau ở Hong Kong dự kiến sẽ tập hợp vào ngày 2/8 để kêu gọi cuộc điều tra độc lập về cách cảnh sát xử lý các cuộc biểu tình.
(Nguồn: SMH)
SONG HY
Theo VTC
Quân đội Trung Quốc diễn tập chống bạo động gần Hong Kong Các lữ đoàn Trung Quốc huấn luyện nội dung đối phó bạo động và chống khủng bố ở tỉnh Quảng Đông, giáp ranh đặc khu Hong Kong. Quân đoàn 74 Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết trên tài khoản mạng xã hộiWeibo rằng một số lữ đoàn trực thuộc từ ngày 22/7 tổ chức đợt diễn tập chống bạo...