Biểu tình chống Nhật Bản tiếp tục lan rộng tại Trung Quốc
Hàng ngàn người phẫn nộ tiếp tục biểu tình tại nhiều thành phố ở Trung Quốc để phản đối Nhật Bản mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bạo động đã xảy ra tại một số nơi. Thủ tướng Noda kêu gọi Bắc Kinh bảo đảm an ninh cho công dân Nhật.
Người biểu tình chống Nhật ở Hán Vũ ngày 16/9.
Ngày 16/9, tại nhiều thành phố, hàng ngàn người Trung Quốc tiếp tục xuống đường chống đối việc Nhật Bản mua lại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi đang có tranh chấp chủ quyền.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp phong trào bài Nhật dấy lên ở nhiều nơi và đã lan rộng ra ít nhất 80 thành phố.
Đài truyền hình Hồng Kông cho thấy hình ảnh cảnh sát chống bạo động Thẩm Quyến dùng hơi cay để giải tán đám đông trong lúc đoàn người biểu tình giương cao những khẩu hiệu đòi có một “cuộc tắm máu” ở Tokyo.
Ở Quảng Châu, đã có khoảng 1.000 người xuống đường, đốt cờ Nhật và đập phá một khách sạn sát cạnh tòa lãnh sự Nhật. Vào buổi chiều, một số người phớt lờ hiệu lệnh dừng lại của cảnh sát, xông vào khuôn viên khu nhà, phá vỡ các cửa sổ ở tầng một và tầng hai tòa nhà. Đám đông cũng đập vỡ cửa kính một chiếc xe sản xuất tại Nhật Bản chạy qua khu vực này. Tổng lãnh sự quán Nhật Bản đóng tại khu này không bị hư hại.
Video đang HOT
Tại Thượng Hải, 1.500 người cầm cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông tiến tới lãnh sự quán Nhật nhưng đã bị cảnh sát Trung Quốc chặn lại. Cả ngàn người người trở lại đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh. Cho dù đã được hơn 1.000 cảnh sát chống bạo động bao vây và bảo vệ nhưng người biểu tình Trung Quốc vẫn tìm cách ném chai lọ vào tòa đại sứ Nhật.
Hai nhà máy của tập đoàn điện tử Panasonic tại Thanh Đảo và Tô Châu cùng với nhiều đại lý của hãng xe Toyota tại Trung Quốc bị đốt phá trong hai ngày qua.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc cho biết vẫn chưa xác nhận về trường hợp công dân Nhật Bản nào bị thương. Tuy nhiên, đại sứ quán khuyến cáo công dân Nhật Bản thận trọng.
Thủ tướng Yoshihiko Noda kêu gọi Trung Quốc bảo đảm an ninh cho các kiều dân, các cơ sở kinh tế của Nhật Bản trước làn sóng bài Nhật ngày càng lan rộng.
Ông nói thêm rằng Nhật Bản cũng đã phản đối mạnh mẽ hành động đốt cờ Nhật.
Liên quan đến vụ tàu hải giám Trung Quốc hôm 14/9 xâm nhập lãnh hải Nhật Bản, ông Noda cam kết chính phủ sẽ đặt trong tình trạng báo động cao và làm tất cả những gì có thể để tăng cường tuần tra vùng biên giới trên biển.
Ông Noda cũng lưu ý, Nhật Bản và Trung Quốc cần liên lạc chặt chẽ với nhau. Ông tin rằng hai nước láng giềng có thể vượt qua được những vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn, nếu cả hai có tầm nhìn rộng.
Một số tờ báo Trung Quốc đã kêu gọi người dân “kiềm chế”bởi vì theo như tờ Thanh Niên Nhật Báo số ra ngày hôm nay 16/9 “đốt phá nhà cửa, xe cộ để bày tỏ phẫn nộ không phải là những hình ảnh của một xã hội văn minh”. Theo giới quan sát, Bắc Kinh rất lo ngại phong trào biểu tình tự phát có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền.
Theo VNE
Nhân viên ngoại giao Mỹ rời Sudan và Tunisia, biểu tình lan rộng
Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu các nhân viên ngoại giao không có công vụ khẩn cấp và công dân Mỹ rời Tunisia và Sudan do tình hình an ninh đang xấu đi tại các quốc gia này.
Người biểu tình tấn công sứ quán Mỹ tại Sudan
Cả sứ quán Mỹ tại Sudan và Tunisia đều đã trở thành mục tiêu tấn công của các tín đồ Hồi giáo trong làn sóng phản đối bộ phim bị chỉ trích là xúc phạm đạo Hồi do các tín đồ Công giáo Ai Cập tại Mỹ sản xuất.
Trước đó, Chính phủ Sudan từ chối cho phép Mỹ triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ để bảo vệ sứ quán và tuyên bố lực lượng an ninh Sudan đủ khả năng để thực hiện điều này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Mỹ tránh tất cả các chuyến đi đến các khu vực nhạy cảm ở Sudan gồm Dafur, Blu Nile, các bang miền Nam Kordofan và thận trọng cân nhắc các mối nguy hiểm trước khi đưa ra quyết định đến những khu vực khác.
Bộ Ngoại giao còn yêu cầu công dân Mỹ không đến Tunisia, đồng thời chỉ thị toàn bộ các nhân viên không có công vụ khẩn rời khỏi quốc gia này.
Làn sóng phản đối của người Hồi giáo giờ đây không chỉ giới hạn ở các quốc gia có đông tín đồ đạo Hồi mà đã lan ra nhiều nước khác.
Hàng trăm người đã biểu tình tại thành phố lớn nhất ở Australia. Đụng độ đã xảy ra khi người biểu tình ném đá và chai lọ vào cảnh sát. Các tín đồ quá khích còn kêu gọi: "Chặt đầu kẻ đã báng bổ Đấng Tiên tri".
Tại Paris (Pháp), khoảng 80 tín đồ Hồi giáo đã bị bắt giữ khi tìm cách tấn công sứ quán Mỹ gần điện Champ Elysees.
Liên quan đến vụ tấn công tại Benghazi ở Libya làm bốn nhân viên ngoại giao Mỹ thiệt mạng, trong đó có Đại sứ Christopher Stevens, nhà chức trách Libya cho biết đã xác định được 50 đối tượng liên quan đến vụ việc.
Theo Dantri
Hé lộ bí ẩn vụ sát hại đại sứ Mỹ ở Libya Theo tờ The Independent thì sự thật là các quan chức Mỹ đã biết trước vụ tấn công lãnh sự quán ở Libya làm cho đại sứ Chris Stevens thiệt mạng nhưng không làm gì để ngăn chặn. Một quan chức Mỹ đã cho rằng vụ tấn công đã được lên kế hoạch nhưng Chris Stevens được biết sẽ trở lại Libya trong...