Biểu tình chống đảo chính tại Thái Lan
Mặc dù quân đội Thái Lan đã áp dụng thiết quân luật, nhưng người dân tại quốc gia này vẫn tổ chức biểu tình chống đảo chính trong những ngày cuối tuần
Ngày thứ Năm tuần qua đánh dấu lần đảo chính thứ 19 của Thái Lan trong vòng 82 năm.
Hàng trăm người dân biểu tình chống đảo chính đã xuống đường tuần hành tại Đài tưởng niệm Chiến thắng ở thủ đô Bangkok, bất chấp lệnh cấm tụ tập đông quá 5 người do quân đội ban hành.
Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn trong suốt sáu tháng khi những người biểu tình chống chính phủ muốn thoát khỏi ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, nhưng lại bị rơi vào tình trạng tranh giành quyền lực với những người đối lập.
Em gái của ông Thaksin là cựu Thủ tướng Yingluck đã bị lật đổ vào đầu tháng Năm, và bị bắt vào thứ Sáu tuần qua.
Video đang HOT
Lê Thu (theo RT)
Theo_VietNamNet
Quân đội Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck trình diện
Chính quyền quân sự Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck và một số người họ hàng trình diện trong ngày 23/5.
Theo Vietnam , hôm 22/5, chính quyền quân sự mới của Thái Lan đã yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và 3 người họ hàng khác của chính trị gia gây nhiều tranh cãi Thaksin Shinawatra trình diện giới chức quân đội trong ngày 23/5.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Bản tin đăng trên truyền hình quốc gia sau cuộc đảo chính ngày 22/5 nói rằng bà Yingluck, người bị phế truất khỏi cương vị thủ tướng trong tháng này theo phán quyết của tòa án, bị yêu cầu trình diện vào lúc 10 giờ sáng giờ địa phương (3 giờ GMT).
Cùng ngày, chính quyền quân sự mới của Thái Lan tuyên bố sẽ chặn mạng xã hội ở nước này nếu các trang này đăng tải bất cứ nội dung gì kích động bạo lực hoặc phản đối cuộc đảo chính quân sự.
Một chỉ thị phát trên truyền hình quốc gia nêu rõ: "Nếu chúng tôi phát hiện bất cứ sự vi phạm nào, chúng tôi sẽ ngừng dịch vụ đó ngay lập tức và truy tố những người chịu trách nhiệm".
Trước đó, tướng Prayuth Chan-Ocha ra thông báo vào cuối ngày 22/5 nói: "Để đất nước nhanh chóng trở lại tình trạng bình thường, Ủy ban gìn giữ hòa bình Quốc gia bao gồm quân đội, Không quân Hoàng gia và cảnh sát cần phải giành chính quyền, tính từ 16h30", ngày 22/5".
Báo cáo này được đưa ra sau 2 ngày đàm phán với các đảng đối lập trong khi tình trạng thiết quân luật vẫn được duy trì trên cả nước.
Binh sĩ Thái Lan đứng gác gần trại của những người ủng hộ chính phủ tại tỉnh Nakhon Pathom
Theo Đài tiếng nói Mỹ, các cuộc đàm phán dường như không đạt được thỏa thuận giữa phe đối lập và những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Trước đó, Quyết định của tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh Bộ binh về thiết quân luật đưa ra sáng sớm 20/5 và có hiệu lực từ 3 giờ sáng cùng ngày.
Tướng Prayuth giải thích việc công bố áp dụng thiết quân luật nhằm giúp quân đội kiểm soát hiệu quả hơn đối với tình hình hiện nay ở Thái Lan, nhất là đối phó với tình trạng bạo động của các phe kể cả chống và ủng hộ chính phủ.
Luật An ninh nội địa của chính phủ sẽ phải bị dẹp bỏ, được thay thế bởi thiết quân luật. Như vậy quân đội sẽ lực lượng chủ yếu kiểm soát tình hình đất nước hiện nay.
Phe biểu tình chống chính phủ đang có kế hoạch biểu tình lớn vào cuối tuần này được phe này gọi là "hiệp đấu cuối cùng" của kế hoạch xóa bỏ "chế độ Thaksin" ở Thái Lan.
Phe ủng hộ chính phủ - áo đỏ - cũng có kế hoạch tương tự nhằm chống lại cuộc biểu tình của phe chống chính phủ.
Theo VTC
Hình ảnh Thái Lan ngày đảo chính Tổng tư lệnh quân đội Thái Land, chiều nay (22/5), chính thức nắm giữ quyền lực trong một cuộc đảo chính không máu đổ, hành động mà ông khẳng định là cần thiết để phục hồi bình ổn sau gần 7 tháng nước này chìm trong bế tắc chính trị và bạo lực chết người. Tướng Prayuth Chan-ocha cho biết, một ủy ban...