Biểu tình chống chính phủ gia tăng, Iran bắt giữ 30 người
Iran bắt giữ 30 người liên quan tới các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra tại quốc gia này suốt 4 ngày qua kể từ khi quân đội thừa nhận bắn nhầm máy bay chở khách Ukraine.
Vài ngày qua, đám đông biểu tình, nhiều người trong số đó là sinh viên tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, kêu gọi lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người nắm quyền trong hơn 30 năm qua từ chức.
Các đoạn video đăng tải trên các trang mạng xã hội cho thấy cảnh sát Iran dùng dùi cui, hơi cay đế trấn áp người biểu tình. Trong một số video, tiếng súng được ghi lại, xuất hiện vài vũng máu trên phố và một số người bị thương bị áp giải đi.
Cảnh sát đối phó với đám đông biểu tình tại một trường đại học ở Tehran. (Ảnh: AP)
Cảnh sát Iran phủ nhận thông tin nói họ bắn người biểu tình, nhấn mạnh rằng các sỹ quan được lệnh phải hành động một cách kiềm chế.
“Cảnh sát đối phó với những người tập trung biểu tình bằng thái độ kiên nhẫn và ôn hoà. Cảnh sát không bắn vào đám đông do được quán triệt phải kiềm chế”, cảnh sát trưởng Tehran Hossein Rahimi cho hay.
Tại 2 trường đại học ở Teheran, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra hôm 15/1 nhưng ôn hòa hơn.
“Công lý ở đâu?”, Một người hét lớn.
Theo Reuters, biểu tình có xu hướng gia tăng về bạo lực vào ban đêm.
Bộ Tư pháp Iran hôm 14/1 xác nhận 30 người bị bắt giữ liên quan tới biểu tình, nhưng chính quyền sẽ thể hiện sự khoan dung với các cuộc biểu tình hợp pháp.
Hãng tin Fars dẫn nguồn tin riêng cho biết giới chức Iran cũng vừa bắt giữ người đăng video ghi lại hình ảnh tên lửa Iran nhắm trúng chiếc máy bay chở khách.
Video đang HOT
Tình trạng bất ổn hiện tại ở Iran diễn ra sau 2 tháng kể từ sau cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối chính phủ tăng giá xăng dầu.
Bên cạnh sức ép trong nước, Tehran cũng đang phải oằn mình đối mặt với áp lực quốc tế.
Vào ngày 16/1 tới đây, năm quốc gia bao gồm Canada, Thụy Điển, Afghanistan, Ukraine và một quốc gia khác có công dân thiệt mạng trong vụ Iran bắn nhầm máy bay sẽ gặp nhau ở London (Anh) để thảo luận về hành động pháp lý có thể với Iran.
Tổng thống Hassan Rouhani khẳng định chính phủ của ông sẽ chịu trách nhiệm trước người Iran và những quốc gia có công dân là nạn nhân vụ bắn nhầm máy bay.
Một nhóm chuyên gia Canada hôm 14/1 đã tới hiện trường vụ tai nạn không lâu sau cuộc họp với giới chức Tehran, một hãng tin Iran cho hay.
Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) cho biết họ đang làm việc với cảnh sát Canada để thu thập một số mẫu DNA từ các gia đình nạn nhân Canada ở Canada để hỗ trợ nhận dạng.
Trong khi đó, Iran lên kế hoạch kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc tấn công hạ sát tướng Soleimani. Hãng thông tấn Fars dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Iran Ebrahim Raisi cho biết: “ Những người phạm tội sẽ phải bị truy tố. Tổng thống Mỹ là một bị cáo quan trọng. Chúng tôi sẽ không để việc này trôi qua. Ông ấy phải bị kết tội ở cấp độ quốc tế”.
Tuy nhiên ông Raisi không nêu cụ thể cơ quan quốc tế mà Iran sẽ gửi đơn kiện lên.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Kỷ niệm 22 năm ngày trở về với Trung Quốc, Hong Kong lại 'dậy sóng'
Đụng độ lớn giữa những người biểu tình và cảnh sát diễn ra đúng ngày kỷ niệm 22 năm Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc.
Đài truyền hình RTHK đưa tin, cảnh sát Hong Kong phải sử dụng hơi cay và dùi cui để giải tán đám đông biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, khi cuộc tuần hành hòa bình nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc bỗng chốc biến thành một cuộc đụng độ lớn.
Cảnh sát Hong Kong phải sử dụng hơi cay, dùi cui, đạn cao su và bom khói để lập lại trật tự. (Ảnh: Reuters)
Nhiều chướng ngại vượt được dựng lên trên các tuyến phố trung tâm. (Ảnh:EPA)
Anh đã trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc vào ngày 1/7/1997.
Từ một cuộc tuần hành ôn hòa trở thành bạo động lớn ở Hong Kong. (Ảnh: TASS)
Theo thông báo, khoảng 7h20 sáng (giờ địa phương), các nhân viên cảnh sát với trang bị mũ bảo hiểm và khiên chống đạn phải vất vả dỡ bỏ các chướng ngại vật mà những người biểu tình đã dựng lên để chặn con đường dẫn đến quảng trưởng ở quận Wanchai - địa điểm tổ chức lễ thượng cờ vào ngày 1/7 để kỷ niệm ngày Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc.
Người biểu tình sử dụng ô để đối phó với cảnh sát. (Ảnh: TASS)
Năm nay là lần đầu tiên buổi lễ kỷ niệm được tổ chức trong nhà, bởi ngoài đường các biện pháp an ninh đang được thắt chặt do biểu tình, và cũng bởi thời tiết có mưa.
Khung cảnh hỗn loạn trong cuộc đụng độ ở Hong Kong. (Ảnh: Reuters)
Chính quyền địa phương cho biết một số đối tượng gây rối trà trộn vào đám đông biểu tình và sử dụng ô dù làm lá chắn để đụng độ với phía cảnh sát. Các nhân viên cảnh sát buộc phải sử dụng dùi cui và hơi cay để đẩy lùi những người biểu tình.
Cảnh sát sử dụng vòi rồng để đẩy lùi đám đông biểu tình. (Ảnh: Reuters)
Có đến khoảng 1 nghìn người đã tham gia vào cuộc đụng độ, tuy nhiên, chính quyền dự báo số lượng người biểu tình sẽ còn tăng lên. Theo đề xuất từ phía cảnh sát, các ga tàu điện ngầm trung tâm Admiralty và Wanchai đã được đóng cửa.
Hong Kong trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế sau các cuộc biểu tình quy mô lớn trong tháng 6. (Ảnh: Reuters)
Hong Kong trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế sau một loạt các cuộc biểu tình quy mô lớntrong tháng 6 với sự tham gia của hàng triệu người nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép chính quyền Hong Kong bàn giao nghi phạm về cho Trung Quốc đại lục. Theo báo cáo của chính quyền Hong Kong, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát đã khiến hàng chục người bị thương và hơn 30 người bị bắt giữ.
(Nguồn: RTHK)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Iran phủ nhận cáo buộc nói dối về vụ rơi máy bay Boeing 737 Chính phủ Iran đã phủ nhận việc truyền bá thông tin sai lệch sau vụ tai nạn máy bay chở khách của Ukraine gần Tehran trong tuần trước. Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Tehran ngày 13/1, người phát ngôn của Chính phủ Iran, ông Ali Rabiei lên tiếng bác bỏ sau khi có ý kiến cho rằng quan chức...