Biểu quyết thông qua Luật Thủ đô
Luật Thủ đô là một trong những dự thảo luật quan trọng của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, được đông đảo cử tri cả nước, đặc biệt là người dân Hà Nội mong đợi, sau nhiều ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, tiếp thu và giải trình, sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày 21-11.
Trước đó, ngày 20-11, một số luật cũng sẽ được biểu quyết thông qua như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật xuất bản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Cùng với các dự án luật, Quốc hội cũng sẽ thông qua một số nghị quyết như: Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về công tác tư pháp; Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; đồng thời dự kiến thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn và Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại nếu có.
Còn trong hôm nay, theo chương trình làm việc Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Vì tính quan trọng của dự luật và sự quan tâm của cử tri cả nước, phiên họp sẽ được truyền hình và phát thanh trực tiếp. Trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 4, cùng với Luật Đất đai, một số dự luật sẽ tiếp tục được thảo luận là Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật Hòa giải cơ sở; Luật Giáo dục quốc phòng – an ninh.
Video đang HOT
Sáng 23-11, Quốc hội bế mạc.
Theo ANTD
Hé lộ biểu tượng của Thủ đô
Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám hay cột cờ Hà Nội sẽ là biểu tượng của Thủ đô?
Trong con mắt nhiều người dân biểu tượng của Hà Nội có thể là Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội. Còn theo Luật Thủ đô, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào 21/11, thì Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Hà Nội.
Khuê Văn Các sẽ là biểu tượng của Thủ đô?
Theo giải trình của Chính phủ về Luật Thủ đô, biểu tượng của Thủ đô là hình tượng đặc trưng gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam.
Nó thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân Thủ đô và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại của nước Việt Nam.
Trong quá trình soạn thảo dự án luật này, đa số ý kiến đề nghị nên chọn hình ảnh Khuê Văn Các, biểu tượng truyền thống hiếu học của người dân Thủ đô và cả nước. Chẳng hạn, Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cho rằng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo ra hàng nghìn nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Khuê Văn Các có ý nghĩa là nơi tập trung của mọi tinh hoa giữa đất và trời, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hóa nho học của Việt Nam.
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình nhưng cũng không ít người băn khoăn và cho rằng cần lấy ý kiến nhân dân.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) chia sẻ: Nhiều người dân trong nước và quốc tế đã biết đến các địa chỉ, hiện vật và biểu tượng cho Hà Nội như Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội, Cổ Loa, Hồ Tây. Do vậy, lựa chọn hình ảnh Khuê Văn Các là biểu tượng của Hà Nội cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét, ban soạn thảo cần làm rõ tiêu chí nào về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật để lựa chọn Khuê Văn Các là biểu hiện của Thủ đô Hà Nội. Ông Vinh cũng đề nghị cần trưng cầu ý kiến của nhân dân và các nhà khoa học, các nhà văn hóa trên cả nước về biểu tượng của Thủ đô thông qua những tiêu chí cụ thể.
Theo 24h
Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội Trong dự thảo Luật thủ đô, Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của thủ đô. Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình nhưng cũng không ít người băn khoăn và cho rằng cần lấy ý kiến nhân dân. Theo giải trình của Chính phủ về Luật thủ đô, biểu tượng của thủ đô là...