Biểu ngữ, biển cấm: Chẳng hiểu đằng nào mà lần
Người ta đang nói nhiều về chuyện cắt giảm công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Nhưng có lẽ, cũng nên thực hiện luôn chuyện cắt giảm ngay những công chức vẫn mỗi ngày làm việc, một công việc rất “nguy hiểm” là soạn thảo ra những văn bản, những biểu ngữ, khẩu hiệu ngu ngơ đến mức cộng đồng chẳng biết đằng nào mà lần, chẳng hay cách nào để hiểu. Việc đó có khó không? Hay lại cần phải kêu gọi bằng những biểu ngữ để thức tỉnh nữa đây???
Có ai hiểu được câu trích dẫn ở trên hay không? “Nguồn gốc” của một con vật thuộc loại gia cầm là gì? Có lẽ đứa trẻ con cũng trả lời được câu hỏi này. Gia cầm thì con nào chẳng như con nào, nghĩa là đều từ trứng gia cầm nở ra. Còn muốn hiểu theo chuyện xuất xứ của món hàng, gia cầm nào chẳng được cung cấp bởi người chăn nuôi. Mà phàm người tiêu dùng, ra chợ, siêu thị, mua con gà, con vịt, con chim về, có ai biết người chăn nuôi tên gì, ở đâu, tuổi bao nhiêu đâu? Thậm chí, đến những thông tin của người bán họ còn chẳng cần biết nữa là. Và như vậy, nếu tuân theo những điều “chỉ bảo” ở trên, chắc tất cả chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng gia cầm và các chế phẩm từ gia cầm trọn thời gian từ nay đến hết cuộc đời mình mất.
Ấy vậy mà cái câu kể trên lại tồn tại công khai, nghiễm nhiên ở một số tuyến đường quận Nhất, trung tâm TPHCM. Chúng nằm trên các băng rôn căng ngang đường, ở góc ngã tư đúng vào dịp này, dịp bùng phát dịch cúm gia cầm. Lẽ ra, câu ấy nên là “ không sử dụng gia cầm và các chế phẩm gia cầm chưa qua kiểm duyệt vệ sinh thực phẩm” thì nghe còn khả dĩ.
Không chỉ có thế, cách bố trí câu chữ trên chiếc băng rôn ấy cũng rất nực cười. Trong tốc độ lướt đi của dòng người hối hả, chỉ có đúng mấy chữ “KHÔNG SỬ DỤNG GIA CẦM” là đập được vào mắt người lưu hành trên phố mà thôi. Người dân chẳng có thời gian đủ rảnh để đọc trọn vẹn cả dòng dưới (VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ GIA CẦM KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC) nên bởi thế, thông điệp mà nhà chức trách muốn gửi đến cộng đồng đã không trọn vẹn. Đọc mấy chữ đầu, chắc ai cũng giật mình tưởng Việt Nam có một “quốc giáo” mới yêu cầu không ăn thịt gia cầm.
Thông báo cho cộng đồng là việc rất cần thiết nhưng thông báo thế nào cho hiệu qủa xem ra quá khó đối với những người chịu trách nhiệm thì phải. Đáng lẽ, chỉ cần ngắn gọn “THẬN TRỌNG! ĐANG CÓ DỊCH CÚM GIA CẦM” thì thay vào đó lại sử dụng một lời kêu gọi dài dòng, tối nghĩa và đầy sáo rỗng.
Video đang HOT
Hãy thử lục lại trí nhớ của bạn, hãy thử quan sát những thứ biểu ngữ xung quanh mình, rồi bạn sẽ thấy sự nực cười đến phi lý và khó hiểu của những câu chữ ấy. Điển hình như một biểu ngữ nghe đầy “cảm động” là HÃY LÁI XE BẰNG CẢ CON TIM chẳng hạn. Giời ạ, con tim là hay loạn nhịp lắm, có tí bia rượu, có tí ái tình vào, có tí thất vọng, có tí bực bội là nhịp tim đã khác rồi. Lái xe bằng cảm xúc thì có mà chết. Không chết thì cũng giết oan ối mạng người vì cái cảm xúc ấy. Lẽ ra phải biết lái xe bằng trí óc, bằng sự tỉnh táo, bằng sự chính xác và minh mẫn, am tường luật giao thông thì lại đi lái xe bằng con tim, thích thế nào thì lao thế ấy, lái vậy chỉ có nước về chầu ông vải sớm. Biểu ngữ đó giống y như cái biểu ngữ “Phía sau tay lái là sự sống” vậy. Nó khiến người đọc băn khoăn quá bởi chẳng hiểu phía trước tay lái có phải là sự sống không, hay là sự chết???
Ở nhiều ngã tư còn có bảng hiệu kiểu “VƯỢT ĐÈN ĐỎ (xuống dòng) Phạt tiền v.v.. (viết bằng font chữ nhỏ hơn nhiều)”. Đọc như thế, hóa ra người chạy xe tưởng rằng riêng chỗ ấy cho vượt đèn đỏ thì phải???
Nhiều, nhiều lắm những biểu ngữ vô duyên kiểu như thế, kiểu như “Các em gái không thể tự mình mang thai. Các em trai và nam giới phải là một phần của giải pháp”. Những câu chữ ngây ngô như thế chắc chắn phải được soạn từ những con người ngây ngô và nguy hiểm thay, những kẻ ngây ngô như vậy lại đang làm việc trong các cơ quan nhà nước hữu trách.
Nếu có dịp tiếp xúc với nhiều công chức nhà nước, đặc biệt là công chức trẻ, ta sẽ thấy rất rõ họ có thể có năng lực chuyên môn khá nhưng chỉ mỗi việc soạn công văn, văn bản là yếu kém. Sự yếu kém đó, tất nhiên, đến từ khâu giáo dục nhưng cũng phải trách chính các nhà tuyển dụng một phần. Thử khắt khe, đóng kín của với những ai không đủ khả năng tối thiểu để làm công chức (tức soạn thảo công văn, giấy tờ văn bản) thì tự thân họ có phải chịu học hỏi để đáp ứng công việc hay không?
Người ta đang nói nhiều về chuyện cắt giảm công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Nhưng có lẽ, cũng nên thực hiện luôn chuyện cắt giảm ngay những công chức vẫn mỗi ngày làm việc, một công việc rất “nguy hiểm” là soạn thảo ra những văn bản, những biểu ngữ, khẩu hiệu ngu ngơ đến mức cộng đồng chẳng biết đằng nào mà lần, chẳng hay cách nào để hiểu. Việc đó có khó không? Hay lại cần phải kêu gọi bằng những biểu ngữ để thức tỉnh nữa đây???
Theo Yume
Cấm cán bộ tư pháp uống rượu bia trong ngày làm việc
Ngày 24/4, Văn phòng Bộ Tư pháp phối hợp với Đoàn Thanh niên và Công đoàn Bộ tổ chức lễ phát động "cán bộ,công chức, viên chức (CBCCVC) ngành Tư pháp không sử dụng rượu, bia trong ngày làm việc".
Chương trình nhận được sự hưởng ứng, cam kết của 100% CBCCVC ngành tư pháp với mong muốn góp phần thực hành tiết kiệm và giữ gìn kỷ cương lao động, nâng cao hình ảnh người cán bộ tư pháp trước công dân và xã hội.
Ảnh minh họa
Thực hiên chỉ thị của Thủ tướng về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc, từ hơn 10 ngày qua, Bô Tư pháp bắt đâu cấm cán bộ trong ngành uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc. Lênh câm được áp dụng cả khi tổ chức hội nghị, tiếp khách.
Quy định này sẽ được ghi vào quy chê làm viêc của các cơ quan trong ngành. Trường hợp cần thiết, Bô tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức ký cam kết.
Bô trưởng Hà Hùng Cường đê nghị thông tin cán bô vi phạm quy định trên báo vê thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người đó. Nêu xảy ra trong trụ sở Bô báo cho Chánh văn phòng Bô. Viêc châp hành tôt chỉ thị này sẽ là căn cứ đánh giá, xêp loại cán bô và bình chọn thi đua của đơn vị.
Cùng với việc xử lý nghiêm vi phạm, Bộ Tư pháp sẽ có các biện pháp khuyến khích, khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với những CBCCVC sử dụng hiệu quả thời gian làm việc.
Việc thực hiện không sử dụng rượu bia không có ngoại lệ, kể cả trong các chuyến công tác trong và ngoài nước của CBCCVC ngành Tư pháp.
Theo vietbao
Sẽ đề nghị khởi tố vụ lật cầu treo Chu Va 6 Tại buổi làm việc với Tổ điều tra độc lập vụ lật cầu Chu Va 6 xã Sơn Bình, Tam Đường, Lai Châu sáng qua 6-3, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, sẽ sớm có văn bản đề nghị cơ quan công an khởi tố vụ việc này. Cũng tại buổi làm việc, các thành viên Tổ điều tra đã...