Biểu hiện và bệnh do nhiễm xạ
Theo điều tra, thống kê từ vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl , khi bị nhiễm phóng xạ, sẽ xuất hiện các hiện tượng và bệnh sau đây:
Các biểu hiện khi nhiễm xạ
Buồn nôn và nôn mửa là những dấu hiệu điển hình của giai đoạn đầu khi bị nhiễm xạ. Lượng bức xạ càng nhiều, những triệu chứng này xuất hiện càng sớm. Những người bắt đầu bị nôn mửa sau khi tiếp xúc với tia xạ rất có khả năng bị tử vong.
Tự chảy máu: Các bệnh do nhiễm xạ, dễ dẫn đến chứng chảy máu mũi, khoang miệng, răng lợi, các chỗ vốn bị tổn thương hoặc nội tạng, thậm chí nôn ra máu. Sở dĩ có những hiện tượng này là do tia xạ đã làm kiệt khả năng khống chế sự mất máu của cơ thể.
Đi ngoài ra máu: Các tế bào nhiễm xạ trong cơ thể tăng trưởng với tốc độ nhanh, khi vào đường ruột, gây kích thích thành ruột, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.
Bong tróc da: Vùng da bị phơi nhiễm xạ có khả năng bị mọc mụn nước, biến thành màu đỏ, trông giống như tổn thương do bị phơi nắng quá lâu. Sau đó có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, thậm chí bong da.
Rụng tóc: Tia bức xạ làm tổn thương chân lông, chân tóc. Những người bị nhiễm xạ với lượng lớn, trong vòng 2 đến 3 tuần sẽ liên tục bị rụng tóc.
Mệt mỏi cực độ: Các bệnh do tia xạ khiến cơ thể suy nhược, khó chịu, cảm giác như bị một loại cảm cúm virus rất nặng. Lượng hồng cầu trong máu giảm cũng dẫn đến nguy cơ thiếu máu, và làm tăng nguy cơ bị hôn mê.
Video đang HOT
Ngứa rát cổ họng; Bệnh do nhiễm xạ thường dẫn đến cảm giác khát hoặc ngứa cổ. Ngoài ra, tình trạng ngứa rát này còn có thể xuất hiện ở thực quản, dạ dày và ruột.
Dễ viêm nhiễm: Cùng với lượng hồng cầu bị suy giảm, sẽ làm giảm lượng bạch cầu có chức năng kháng viêm nhiễm trong cơ thể người bị nhiễm xạ. Do đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm độc, khuẩn.
Các bệnh do nhiễm phóng xạ gây ra
Bệnh máu trắng: Khi bị nhiễm xạ, biểu hiện thay đổi đầu tiên là hiện tượng máu, tế bào bạch cầu sẽ giảm thấp rõ rệt, người nghiêm trọng sẽ mắc bệnh máu trắng.
Ung thư tuyến giáp trạng: Sau khi sự kiện nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl xảy ra, hàng trăm hàng nghìn thanh niên mắc bệnh ung thư tuyến giáp trạng do nhiễm phóng xạ gây ra.
Ung thư tủy xương: Theo điều tra, tia phóng xạ làm cho tỉ lệ người mắc bệnh máu trắng tăng lên nhiều nhất, sau đó đến bệnh ung thư tủy xương.
U không rõ nguyên nhân và u lành tính: Số người bị các khối u không rõ nguyên nhân và u lành tính cũng tăng lên, chỉ có những người mắc bệnh ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư tử cung là không tăng.
Theo dân Trí
Cách phòng chống các loại tia phóng xạ
Ngày 12/03/2011 thông tin Nhật Bản bị rò rỉ tia phóng xạ đã làm cho khắp nơi lo ngại đến vấn đề sức khỏe và sinh hoạt. Nhận thức thật đúng đắn về tia phóng xạ sẽ giúp giảm bớt những lo lắng không đáng có.
Một trường hợp bị viêm thực quản do tia xạ
Các loại tia phóng xạ
Tia bức xạ hạt nhân (hay còn gọi là tia phóng xạ) chủ yếu có 3 loại tia là: tia &alpha, tia &beta và tia &gamma.
Tia &alpha có lực xuyên suốt nhỏ, chỉ cần nguồn tia bức xạ không vào trong cơ thể thì ảnh hưởng sẽ không lớn. Con đường chính để vào cơ thể là qua đường hô hấp và thức ăn và qua các vết thương.
Tia &beta có độ xuyên suốt nằm ở giữa tia &alpha và &gamma, dễ bị lớp tế bào biểu bì da hấp thụ, gây ra tổn thươngbức xạ ở các lớp mô tế bào. Vì thế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vật nhiễm phóng xạ và khi cần thiết nên áp dụng biện pháp che chắn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ này.
Độ xuyên suốt của tia &gamma là mạnh nhất, có thể xuyên cơ thể và các vật liệu xây dựng, có tầm ảnh hưởng rộng nhất.
Nguy hại của tia phóng xạ đối với cơ thể
Tia phóng xạ có thể gây ra các triệu chứng sau: mệt mỏi, đau đầu hoa mắt, mất ngủ, da mẫn đỏ, lở loét, xuất huyết, rụng tóc, bệnh máu trắng, nôn mửa, đau bụng đi ngoài... Do tế bào bạch cầu không ngừng hạ thấp, thậm chí còn tăng thêm tỉ lệ phát bệnh ung thư, các bệnh di truyền và quái thai. Nếu lượng tia phóng xạ chiếu vào trên 50ge thì có thể gây tổn thương não, người bị nhiễm sẽ tử vong trong vòng 2 ngày.
Dân văn phòng nếu bị tia bức xạ hạt nhân chiếu vào trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh bức xạ mãn tính. Nếu bị tia bức xạ chiếu vào từng vùng của cơ thể sẽ làm cho da tổn thương mãn tính, gây trở ngại cho việc tạo máu....
Trẻ em và thai nhi rất nhạy cảm đối với tia bức xạ và có thể nói là thuộc nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất. Do cơ thể trẻ đang phát triển, các tế bào có khả năng tự khôi phục và vì thế nguy cơ xuất hiện tế bào lỗi càng lớn.
Trước khi có thai nếu tiếp xúc với tia phóng xạ thì sẽ làm tăng tỉ lệ thai chết lưu. Khi các bộ phận trong cơ thể thai nhi đang hình thành mà tiếp xúc với tia phóng xạ thì có thể làm tăng tỉ lệ dị dạng, bị bệnh ung thư máu nếu chào đời và nhiều trường hợp tử vong ngay sau khi chào đời.
Biện pháp phòng chống
Chủ yếucó 3 cách:
- Hạn chế tối đa xuất hiện dưới ánh mặt trời
- Làm tăng khoảng cách với nguồn bức xạ
- Sử dụng các biện pháp che chắn bảo vệ bằng các vật liệu như nhôm, bê tông cốt thép và nước.
Theo Dân Trí
Đừng để cái miệng làm khổ cái thân Làm sao để ăn uống thoải mái, vui xuân hết mình mà vẫn đảm bảo được sức khoẻ là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm. NTNN giới thiệu bài viết của GS-TS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ nhiệm bộ môn Nội, ĐH Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tiêu hoá Việt Nam về vấn đề này. Bệnh rình rập...