Biểu hiện thận ứ mủ
Tình trạng tắc đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận dẫn đến thận ứ nước. Bệnh thường gây tăng huyết áp, suy thận cấp và mãn tính.
Thận ứ mủ là gì?
Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi toàn trạng và trở nên nhiễm trùng. Vì thế nhận biết sớm tình trạng này và điều trị tình trạng nhiễm trùng cấp của thận, đặc biệt ở những bệnh nhân có tắc nghẽn, là một vấn đề quan trọng.Giống như áp- xe, mủ thận thường khiến bệnh nhân có sốt, lạnh run, đau lưng, mặc dù vài bệnh nhân sẽ không có triệu chứng. Mủ thận có thể do vi trùng từ nhiều nguồn khác nhau, như từ đường tiểu dưới ngược dòng lên hay từ đường máu.
Những dấu hiệu nhận biết thận ứ mủ
- Biểu hiện thận ứ nước tùy thuộc vào sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay hai bên, vị trí tắc thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm chỉ tình cờ phát hiện khi siêu âm hay khám sức khỏe định kỳ hoặc người bệnh đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận.
- Hay gặp nhất là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Đau thường khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau. Có thể đau 2 bên nếu tắc nghẽn cả 2 bên và đau tăng lên khi có nhiễm trùng.
- Sốt rét run từng đợt khi có nhiễm khuẩn.
- Có thể bị rối loạn đi tiểu: tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn.
- Thận to là dấu hiệu thường gặp, có thể phát hiện được qua khám lâm sàng.
- Thay đổi số lượng nước tiểu: có thể tăng> 2 lít/ ngày, hoặc tiểu ít, vô niệu nếu tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn cả hai bên.
- Tăng huyết áp: một số người bệnh có biểu hiện tăng huyết áp khi thận bị ứ nước, huyết áp chỉ tăng nhẹ hoặc trung bình.
- Trường hợp người bệnh đã có biểu hiện của suy giảm chức năng thận nặng và không hồi phục thì có thể có phù, da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện một tình trạng thiếu máu.
Video đang HOT
Phòng ngừa bệnh thận ứ mủ
Nếu mắc tiểu nên đi tiểu, không nên nhịn, nhất là phụ nữ, khi đi đường xa, chỗ đông người… Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh.
Theo www.phunutoday.vn
Dấu hiệu nhận biết suy thận cấp
Suy thận cấp là căn bệnh khá nguy hiểm đến sức khỏe của mọi người. Vì vậy cần chú ý đến những dấu hiệu của bệnh suy thận cấp sau đây để kịp thời điều trị.
Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận cấp
Các dấu hiệu lâm sàng
Đa số các trường hợp suy thận cấp khởi phát với dấu hiệu thiểu niệu (1l/24h (thể còn bảo tồn nước tiểu). Ngoài ra tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp mà biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau:
Suy thận cấp do nguyên nhân trước thận: Thường thấy các triệu chứng mất nước như: - Mạch nhanh, hạ HA tư thế, tụt HA - Da, niêm mạc khô; giảm độ chun giãn da, tĩnh mạch cổ xẹp - Số lượng nước tiểu giảm dần
Suy thận cấp do nguyên nhân tại thận: Có thể thấy một hoặc một số dấu hiệu sau:
Các yếu tố nguy cơ: sốc kéo dài, dùng thuốc độc cho thận, thuốc cản quang; tiêu cơ vân, tan máu
Nước tiểu có màu đỏ hoặc thẫm màu do đái ra máu trong viêm cầu thận cấp v.v...
Đau vùng thắt lưng do sỏi thận, niệu quản.
Thiểu niệu, phù, tăng huyết áp...
Sốt đau cơ và ngứa, nổi ban sẩn sau dùng thuốc.
Suy thận cấp thể hoại tử ống thận cấp
Thuộc nhóm suy thận cấp tại thận nhưng có thể được tách thành một thể lâm sàng riêng biệt.
Suy thận cấp do nguyên nhân sau thận
Thường thấy dấu hiệu tắc nghẽn đường tiết niệu như:
Cơn đau quặn thận hoặc đau hố lưng hoặc các điểm niệu quản
Thận to do ứ nước, ứ mủ.
Các triệu chứng của bàng quang: đau tức vùng bàng quang, đái dắt, đái buốt...
Thiểu niệu, vô niệu rõ.
Thăm trực tràng có thể thấy tuyến tiền hệt to đi kèm với các rối loạn tiểu tiện trước đó.
Các biểu hiện cận lâm sàng
Trong tất cả các trường hợp suy thận cấp đều thấy urê, creatinin máu tăng dần hàng ngày, có thể tăng rất nhanh trong vòng vài giờ.
Nếu như suy thận cấp không được can thiệp kịp thời và hiệu quả thì kali mau sẽ tăng dần
Thiếu máu khi bị mất máu nặng hoặc tan máu trong lòng mạch ồ ạt.
Ngoài ra có thể thấy: giảm calci máu, đôi khi tăng calci máu, tăng phospho máu, nhiễm toan chuyển hóa biểu hiện bằng giảm dự trữ kiềm, tăng khoảng trống anion
Các biện pháp điều trị bệnh suy thận cấp.
Chế độ ăn uống
Người bệnh cần ăn ít đạm, nhiều chất có năng lượng bằng glucid, lipid
Không ăn đồ ăn có chứa nhiều kali như rau, quả.
Hạn chế dùng muối và uống nước chỉ khoảng 500-700ml/ ngày.
Chống rối loạn điện giải và máu toan
Sử dụng dung dịch natricacbonat 14%
Chống sốc
Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được truyền máu, truyền dung dịch glucose 5%. Nhưng cũng cần lưu ý, truyền không quá 1 lít/ ngày. Và cách tốt nhất là do áp lực tĩnh mạch trung tâm và theo dõi lượng nước tiểu để tính lượng dung dịch có thể truyền.
Chống vô niệu
Dùng thuốc lợi tiểu mạnh, ít độc. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu mất nước và tụt huyết áp thì phải bù dịch và nâng huyết áp trước khi dùng.
Chống bội nhiễm
Cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh, nhất là đối với người lớn tuổi.
Theo www.phunutoday.vn
Nhiễm khuẩn huyết: có thể tử vong chỉ với một vết xước nhỏ Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận... Chân của một em bé 3 tuổi bị nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ bị cắt bỏ Các cơ quan bị nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch của...