Biểu hiện của người bị ngộ độc thực phẩm có botulinum
Sự việc nhiều người nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm Minh Chay chứa chất độc botulinum khiến nhiều người dân lo lắng. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia về cách nhận biết loại ngộ độc này và cách phòng tránh.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Vi khuẩn Clostridium botulinum, còn gọi là vi khuẩn độc thịt tồn tại nhiều ở ngoài môi trường và trong nhiều loại nguyên liệu thực phẩm. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí, chỉ phát triển trong môi trường thiếu không khí. Các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn này do quy trình sản xuất không đảm bảo sạch, sau khi thực phẩm được đóng gói kín như trong chai, lọ, hộp, lon, túi thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố botulinum.
Các loại thực phẩm dễ gây ra chất độc này là thịt hộp, kể cả các loại thực phẩm như: Rau, củ, quả, thịt, hải sản… khi được sản xuất nếu để lẫn bào tử vi khuẩn, đóng gói kín không đảm bảo đủ điều kiện ngăn chặn vi khuẩn phát triển theo quy định; đặc biệt là sản xuất thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt về chất lượng.
Ca bệnh ngộ độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: LH
Biểu hiện ngộ độc cần lưu ý
Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, tuy nhiên nhanh chóng bị phá hủy khi nấu chin (do đó ngộ độc không xảy ra khi ăn thực phẩm mới nấu chín). Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ.
Biểu hiện của ngộ độc, sau khi ăn thường khoảng 12-36 giờ (có thể tới 1 tuần sau ăn), bệnh nhân biểu hiện liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ (khó nuốt, đau họng, khó nói, khàn giọng, mắt không mở được, lan xuống hai tay (yếu tay), sau đó tới hai chân (yếu chân), liệt các cơ hô hấp (khò khè, ứ đọng đờm rãi ở họng, khó thở).
Đặc điểm đặc trưng của liệt là liệt mềm, liệt đối xứng hai bên, lan xuống bắt đầu từ vùng đầu xuống chân. Đặc biệt bệnh nhân không có rối loạn cảm giác và bệnh nhân vẫn tỉnh táo (do độc tố không tác động lên não). Tiêu hóa có thể gặp buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm nhu động ruột. Liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân tử vong.
Trường hợp liệt hoàn toàn, nhiều bệnh nhân có giãn đồng tử, nên giống như hôn mê sâu, mất não mặc dù vẫn tỉnh và biết xung quanh (với điều kiện được cấp cứu, hồi sức hô hấp và không bị thiếu ô xy não).
Video đang HOT
Trường hợp nhẹ có thể chỉ yếu mỏi các cơ giống như suy nhược, không thực hiện được các động tác gắng sức. Thời gian liệt kéo dài, trung bình thời gian thở máy ở các bệnh nhân là 2 tháng, có thể lâu hơn và cần nhiều tháng để hồi phục.
“Một vấn đề nữa là khó khăn trong chẩn đoán, phát hiện bệnh nhân do đây là loại ngộ độc đặc biệt, xảy ra không thường xuyên. Biểu hiện ngộ độc lại giống với nhiều bệnh khác như ngộ độc tetrodotoxin (như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh), viêm đa rễ dây thần kinh, nhược cơ… nên rất dễ nhầm.
Một số bệnh nhân ngộ độc loại này cũng có thể bị bỏ sót khi liệt xuất hiện nhanh, không có người chứng kiến, khi phát hiện đã tử vong hoặc liệt nặng, không thể giao tiếp do đó không thể kể lại loại thức ăn nghi ngờ và biểu hiện bệnh đặc trưng ở trên”- Chuyên gia Chống độc cho biết.
Lý do khiến các ca ngộ độc Botulinum hiếm gặp
Có rất nhiều yếu tố khiến vi khuẩn C. botulinum và bào tử của chúng không thể phát triển. Nếu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm đúng cách, ngộ độc Botulinum sẽ khó xảy ra.
Thời gian vừa qua, một số địa phương trong cả nước liên tiếp ghi nhận các ca ngộ độc Botulinum, nhiều ca nặng đang phải thở máy. Nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn Clostridium botulinum trong các hũ thực phẩm Pate Minh Chay mà những người này đã sử dụng.
Theo các chuyên gia, ngộ độc Botulinum thực tế rất hiếm gặp, mỗi năm thế giới chỉ ghi nhận khoảng 1.000 ca. Tại Việt Nam, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, hơn 20 năm làm nghề, đây là lần đầu anh và nhiều đồng nghiệp gặp các ca bệnh ngộ độc Botulinum.
Vậy lý do nào khiến các ca ngộ độc Botulinum hiếm gặp?
Mộtt bệnh nhân ngộ độc Botulinum đang điều trị tại BV Bạch Mai - Ảnh: M.Nhật
Tiến sĩ Đào Tuyết Trinh, nguyên phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, Clostridium botulinum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, Gram dương, hình que, hình thành bào tử, di động, với khả năng tạo ra độc tố thần kinh.
Loại vi khuẩn này tạo ra nội bào tử chịu nhiệt, thường được tìm thấy trong đất và có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi. C. botulinum có 4 nhóm (từ I - IV) và 7 type (từ A-G) dựa trên tính kháng nguyên của độc tố được tạo ra.
Botulinum là độc tố mạnh nhất mà loài người biết đến, tuy nhiên, vi khuẩn C. botulinum chỉ tạo ra độc tố trong quá trình sinh bào tử, điều này lại chỉ có thể xảy ra trong môi trường yếm khí.
Có rất nhiều yếu tố khiến C. botulinum không thể phát triển. Theo đó, chúng thường bị ngăn cản bởi độ axit cao, tỷ lệ đường hòa tan cao, hàm lượng oxy cao, độ ẩm rất thấp hoặc bảo quản ở nhiệt độ dưới 3 C (38 F) đối với type A.
C. botulinum cũng không thể phát triển dưới độ pH 4,6 (ở những thực phẩm có tính axit) như trái cây, cà chua, dưa chua,...Với những thực phẩm có tính axit thấp (hầu hết các loại rau và thịt), vi khuẩn C. botulinum sẽ bị tiêu diệt khi đun sôi nước và thực phẩm (tốt nhất là sử dụng nồi áp suất).
Hơn nữa, loại vi khuẩn nói trên cũng không thể phát triển khi có hơn 0,5% oxy. Chúng chỉ phát triển và sinh độc ở nơi không có oxy, nhất là môi trường kín như các thực phẩm đóng hộp.
Do vậy, nếu người tiêu dùng bảo quản, chế biến thức ăn đúng cách; các nhà sản xuất kiểm soát chặt chẽ, đúng khoa học, từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, vận chuyển,... ngộ độc Botulinum sẽ khó xảy ra.
"Đó là lý do khiến các ca ngộ độc Botulinum xưa nay hiếm gặp", Tiến sĩ Trinh cho hay.
Vi khuẩn Clostridium botulinum - Hình minh họa
Tuy nhiên, Tiến sĩ Đào Tuyết Trinh cũng đưa ra lưu ý, với các thực phẩm có hàm lượng axit thấp, nếu không được đóng hộp đúng cách, dù vi khuẩn C. botulinum bị tiêu diệt khi đun sôi nước và thực phẩm, nhưng các bào tử của chúng sẽ không bị tiêu diệt.
Cụ thể, quá trình đóng hộp loại bỏ oxy ra khỏi lọ, tạo ra một môi trường oxy thấp sẽ cho phép bào tử phát triển thành vi khuẩn hoạt động. Khi bảo quản lọ ở nhiệt độ phòng, bào tử nảy mầm và sinh ra độc tố. Lúc này, cần đun sôi thực phẩm ít nhất trong 10 phút mới có thể phá hủy hoàn toàn chất độc.
"Việc kiểm soát ngộ độc thực phẩm do C. botulinum gây ra hầu như dựa trên sự phá hủy nhiệt (đun nóng) bào tử. Hoặc, ức chế sự nảy mầm của bào tử thành vi khuẩn và sản sinh độc tố trong thực phẩm", Tiến sĩ Trinh nhấn mạnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh ngộ độc Botulinum, người dân nên:
- Chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
- Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường.
- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm theo các cách khác nhau (hộp, chai, lọ, hộp,...) và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (nhiệt độ đông đá làm vi khuẩn ngừng phát triển).
- Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.
- Với các thực phẩm lên men (dưa muối, măng, cà muối,...), nên đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống, đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
Đặc biệt, cần tìm hiểu về ngộ độc Botulinum để có cách phòng tránh; nhận biết những dấu hiệu ngộ độc Botulinum sau ăn để đi khám và điều trị kịp thời.
Chất cực độc Botulinum có trong đồ uống bổ dưỡng nhiều cha mẹ cho con dùng mà không biết Theo các chuyên gia, chất cực độc Botulinum không chỉ có trong những đồ hộp mà còn có trong loại đồ uống bổ dưỡng được rất nhiều cha mẹ dùng cho con mà không hề biết. Mật ong cũng chứa chất botulinum PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đường xâm nhập...