Biểu hiện của mù màu và cách khắc phục
Mù màu hay còn được gọi là bệnh rối loạn sắc giác là tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được màu sắc của sự vật. Gene bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau.
Bệnh mù màu mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng hay gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì cho người bệnh. Nhưng do không phân biệt được màu sắc như màu đỏ, màu xanh lá, xanh nước biển hoặc khi pha trộn giữa các màu này với nhau khiến công việc, sinh hoạt của người mắc mù màu gặp nhiều khó khăn.
Mù màu là một bệnh di truyền do đột biến có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ giới là XX và ở nam là XY).
1. Mù màu là gì? Vì sao mắc bệnh?
Sự phân tích màu sắc chủ yếu do các tế bào nón tập trung ở hố trung tâm của võng mạc. Khi các tế bào này mất khả năng phân biệt màu sắc sẽ gây ra rối loạn sắc giác – mù màu.
Mù màu là một bệnh di truyền do đột biến có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ giới là XX và ở nam là XY). Người mắc bệnh mù màu do đột biến hoặc thiếu một gene trên nhiễm sắc thể X, gây ra sự rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc.
Người bị mù màu khả năng nhận biết màu sắc của họ bị giảm. Nguy cơ mắc bệnh mù màu ở nam giới cao hơn nữ giới. Có rất nhiều yếu tố gây nên mù màu:
Do bẩm sinh: Người bệnh mất khả năng nhìn thấy màu xanh hoặc vàng.Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng như thuốc tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh…Do biến chứng khi mắc một số bệnh mạn tính : tiểu đường, tim mạch, alzheimr…Do tuổi tác, tình trạng lão hóa: thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng gây ra tình trạng mù màu ở người cao tuổi.
Video đang HOT
2. Biểu hiện bị mù màu
Người bị mù màu thường không tự không biết mình bị vì vẫn có thể phân biệt được các màu sắc khác, chỉ không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định mà thôi.
Mức độ nhẹ, thường khó khăn trong việc phân biệt được các màu như xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng.
Mức độ nặng thì không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.
Người bị mù màu thường không tự không biết mình bị vì vẫn có thể phân biệt được các màu sắc khác.
3. Cách khắc phục bệnh mù màu
Bệnh mù màu có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống. Tùy vào mức độ mù màu mà sẽ gây ra những hệ lụy khác nhau. Tuy nhiên, có một số biện pháp có vai trò khắc phục hậu đó là:
Kiểm tra sức khỏe toàn diện bộ nhiễm sắc thể, lập sơ đồ phả hệ trước khi lập gia đình để xem có ai bị không, tránh nguy cơ thế hệ sau này mắc bệnh.Trẻ bị mù màu cần được thông báo đến giáo viên để có sự hỗ trợ từ phía thầy cô và trường học.Tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu vì dễ gây tổn thương thị giác.Điều trị các bệnh dẫn đến nguyên nhân gây mù màu.Khi công việc cần tiếp xúc với hóa chất thì cần phải có đồ bảo hộ cho mắt và tránh tối đa chấn thương tại vùng đầu, mắt vì sẽ dễ gây tổn thương thị giác.Ghi nhớ thứ tự của đèn giao thông có thể giúp người bị mù màu tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông trong tình trạng không thể phân biệt được các màu sắc của đèn.Một điều đặc biệt quan trọng nữa là tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.Khi gặp các vấn đề thị lực thì cần thăm khám ngay để có phương án xử lý kịp thời.
Cách kiểm tra bạn có bị mù màu hay không?
Các chuyên gia nhãn khoa có rất nhiều biện pháp để kiểm tra mù màu cũng như chẩn đoán chính xác người mắc bệnh mù màu. Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi nghiêm trọng liên quan đến khả năng phân biệt màu sắc, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để sớm được kiểm tra mù màu. Cách để test mù màu phổ biến nhất là:
Kiểm tra mù màu Ishihara : Bài kiểm tra mù màu này dành cho những người không thể phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá cây. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhìn vào một loạt các vòng tròn với những chấm có màu sắc và kích cỡ khác nhau. Một số dấu chấm tạo thành hình dạng hoặc số có từ một đến hai chữ số. Nếu thuộc nhóm mù màu đỏ – xanh lá cây, bạn sẽ khó có thể nhận ra những hình dạng đó, thậm chí là không nhìn thấy chúng Test mù màu HRR: Bài kiểm tra này giống với Ishihara nhưng giúp sàng lọc vấn đề thị lực ở màu xanh – vàng. Bài test mù màu Cambridge: Tương tự như bảng kiểm tra mù màu Ishihara, ngoại trừ việc nó diễn ra trên máy tính. Kiểm tra mù màu bằng kính kiểm tra loạn sắc: Bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra mù màu và xác định xem liệu có sự cố xảy ra khi bạn nhìn thấy màu đỏ và xanh lá cây hay không. Bộ dụng cụ test mù màu Farnsworth-Munsell 100: Bộ dụng cụ này sử dụng các khối hoặc chốt có các sắc thái khác nhau của cùng một màu. Nhiệm vụ của bạn là sắp xếp bảng test mù màu này theo một thứ tự nhất định. Thử nghiệm này kiểm tra xem bạn có thể nhận được những thay đổi sắc thái của màu sắc hay không.
Từ ồn ào trong vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai: 86 tuổi liệu còn khả năng sinh sản?
Khác với nữ giới, nam giới dù đã cao nhưng hoàn toàn vẫn có khả năng sinh sản. Nếu như bộ nhiễm sắc thể không có gì bất thường thì con sinh ra vẫn khoẻ mạnh.
Ông Lê Tùng Vân.
Mấy ngày gần đây vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai khiến cho nhiều người quan tâm. Đặc biệt, khi cơ quan ANĐT tỉnh Long An đang khẩn trương lấy lời khai một số cá nhân, trong đó có ông Lê Tùng Vân (SN 1932) để làm rõ về dấu hiệu phạm tội: loạn luân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân. Hiện Cơ quan an ninh điều tra vẫn đang thẩm vấn, lấy lời khai các cá nhân có liên quan.
Theo thông tin các cơ quan báo chí đăng tải, đa số các trẻ em sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai đều có quan hệ huyết thống (cha-con) với Lê Tùng Vân. Đặc biệt là có trường hợp trẻ sinh năm 2018, có nghĩa thời điểm đó Lê Tùng Vân đã 86 tuổi.
Liệu người đàn ông khi đã gần 90 tuổi có còn khả năng tình dục và sinh con hay không? Trao đổi với một bác sĩ chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, vị chuyên gia này cho hay, nam giới tuổi cao vẫn có khả năng sinh con là rất bình thường. Khi nam giới tuổi càng cao thì chất lượng tinh dịch càng giảm. Nhưng khả năng giảm sinh tinh chậm hơn rất nhiều so với nữ giới.
Đối với nữ giới bước vào tuổi 40, chất lượng buồng trứng đã giảm một cách rõ rệt. Thì ở nam giới quá trình đó sẽ chậm hơn rất nhiều. Vì vậy mà những người 70 tuổi, thậm chí 80, gần 90 tuổi vẫn sinh con khỏe mạnh.
"Do tinh hoàn của nam giới luôn duy trì số lượng tế bào gốc, nguyên bao tinh (tế bào đầu dòng) sản sinh ra tinh trùng một cách liên tục ", vị chuyên gia này nói.
Ông Lê Tùng Vân làm việc với công an.
Theo chuyên gia hỗ trợ sinh sản, nam giới mỗi một lần xuất tinh có hàng trăm triệu tinh trùng được xuất ra. Con khỏe nhất là con xuất sắc nhất, có đủ lực để bơi đến gặp trứng. Nếu như bộ nhiễm sắc thể không có gì bất thường thì người nam giới lớn tuổi hoàn toàn vẫn có thể sinh ra con khỏe mạnh bình thường.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà) cho biết, với những người nam giới tuổi cao về lý thuyết chỉ cần đưa được tinh trùng vào gặp trứng của người phụ và thụ tinh được thì có nghĩa là có bầu và sinh con.
Bác sĩ Dung khuyến cáo, đối với trường hợp của Lê Tùng Vân là hành vi không thể chấp nhận được, việc sinh con cận huyết thống sẽ để lại rất nhiều nguy cơ.
Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi. Những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận huyết làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi.
Người kết hôn cận huyết có thể sinh ra những đứa con bị dị dạng hoặc bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt như: Bệnh mù màu (Không phân biệt được màu xanh, màu đỏ); Bệnh bạch tạng, da vẩy cá; Bệnh tan máu bẩm sinh...
Theo quy định của pháp luật, tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống đều là những hành vi bị nghiêm cấm. Nếu người nào thực hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành chính hoặc nặng hơn có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Từ người khuyết tật đến câu chuyện về một 'người máy' trong đời thực Đối với anh Neil Harbisson - một nghệ sĩ tự gọi mình là "cyborg" (nửa người nửa máy) - màu sắc không phải được cảm nhận bằng mắt thường mà lại cảm nhận bằng đôi tai giống như cảm nhận âm nhạc, nhờ chiếc ăng-ten do anh tự thiết kế để giúp khắc phục chứng bệnh mù màu. Đối với anh Neil Harbisson...