Biểu hiện “cậu nhỏ” bị xuống cấp
Nếu bạn có xuất hiện một trong những dấu hiệu sau đây chứng tỏ “cậu nhỏ” của bạn đang xuống cấp.
Thay đổi về màu sắc
Theo tiến sĩ Golestein thuộc Học viện Y khoa Alvarado (Mỹ), từ độ tuổi 40 trở lên, bao quy đầu sẽ mất dần sắc tím đỏ, nguyên nhân chủ yếu là do sự tuần hoàn và vận hành của máu giảm đáng kể.
Do lượng hormon giới tính nam testosterone ngày càng có xu hướng giảm nên kéo theo sự chậm mọc lông mu và thậm chí rụng lông mu. Do vậy, “cậu nhỏ” cũng dần dần trở lại trạng thái như trước khi bạn bước vào tuổi dậy thì của mình.
Kích thước nhỏ dần
Thông thường, đàn ông tuổi càng cao càng tăng cân. Theo các nhà khoa học, trong một số trường hợp, lớp mỡ bụng càng dày thì nguy cơ “cậu nhỏ” bị che lấp càng cao, tất nhiên có khả năng “cậu nhỏ” bị co ngắn lại.
Nếu độ dài “cậu nhỏ” trong trạng thái “12 giờ” là 15 cm ở độ tuổi 30 thì đến 60, 70 tuổi độ dài ấy bị rút ngắn xuống còn 12 cm. Có rất nhiều lý do khiến kích thước “cậu nhỏ” bị “ngắn” như vậy, tuy nhiên tuổi tác và sự lão hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu.
Thay đổi về kích thước tinh hoàn
Khi thay đổi kích thước dương vật, tinh hoàn cũng thay đổi. Bắt đầu từ khoảng tuổi 40, chắc chắn tinh hoàn của quý ông sẽ bắt đầu co lại. Tinh hoàn của một người đàn ông 30 tuổi có thể có đường kính 3 cm, nhưng những người 60 tuổi, có lẽ chỉ có 2 cm.
Gảm độ nhạy cảm
Nhiều nghiên cứu cho thấy, độ nhạy cảm của “cậu nhỏ” giảm dần theo thời gian, gây cản trở cho chuyện “yêu”, khó đạt được cực khoái. Điều này cũng chứng tỏ “cậu nhỏ” đang dần bị lão hóa theo thời gian và tuổi tác.
Nhỏ giọt sau khi bạn đã “khóa vòi”
Bạn có để ý thấy vòi bơm xăng luôn nhỏ lại vài giọt sau khi bạn đã ngắt vòi không? “Cậu bé” của bạn cũng có thiết kế tương tự. Cơ vòng cho việc đóng niệu đạo nằm khoảng 20,3 cm từ đầu dương vật, do đó một số ít nước tiểu luôn luôn bị kẹt lại ở phía trước nó, Irving J Fishman, một Bác sĩ Tiết niệu tại trường Y khoa Baylor ở Mỹ cho biết.
Theo Tiến sĩ Fishman: “Một chút áp lực lên phía sau có thể giúp bạn tránh những giọt nước tiểu sót lại, hoặc bạn có thể sử dụng một kỹ thuật gọi là “vắt sữa” niệu đạo. Đơn giản chỉ cần rà ngón tay dọc theo mặt dưới của dương vật để “vắt” số chất lỏng còn lại”.
Video đang HOT
Rò rỉ trong màn dạo đầu
Khi bị kích thích, tuyến Cowper (nằm tại gốc của dương vật) tạo ra một chất lỏng bôi trơn và khử axit niệu đạo để tinh dịch có thể thông qua. Thời gian cương càng lâu, thì bạn càng sản xuất nhiều sản phẩm tiền “cương dương” này. Và nó có thể chứa tinh trùng, do đó biện pháp tránh thai kiểu xuất tinh ngoài hoàn toàn thất bại.
Thay đổi về màu sắc
Từ độ tuổi 40 trở lên, bao quy đầu sẽ mất dần sắc tím đỏ, nguyên nhân chủ yếu là do sự tuần hoàn và vận hành của máu giảm đáng kể. Do lượng hormon giới tính nam testosterone ngày càng có xu hướng giảm nên kéo theo sự chậm mọc lông mu và thậm chí rụng lông mu. Do vậy, “cậu nhỏ” cũng dần dần trở lại trạng thái như trước khi bạn bước vào tuổi dậy thì của mình
Khi cương cứng “cậu bé” cong giống quả chuối
Rất bình thường. Trên thực tế, một “cậu bé” thẳng là khá hiếm. Nếu của bạn bị cong 30 độ hoặc ít hơn (như một quả chuối) sẽ không ảnh hưởng gì đến bạn. Nhưng nếu bạn bị cong quá nghiêm trọng hoặc nếu giao hợp bị đau, bạn đang nằm trong số 2% những người đàn ông mắc bệnh Peyronie – dương vật bị cong. Một bác sĩ tiết niệu có thể kê toa thuốc hoặc phẫu thuật để nó thẳng ra trở lại.
Giảm nhu cầu ham muốn tình dục
Những biểu hiện chủ yếu là: khả năng phản ứng về tình dục chậm chạp hẳn, sau khi quan hệ cảm thấy rất mệt mỏi, khoảng cách thời gian giữa các lần để “cậu bé” cương cứng dài hơn trước. Khi nam giới có cảm giác “trên bảo dưới không nghe” sẽ làm gia tăng sự phiền muộn và sự suy giảm đó ngày càng nặng nề hơn.
Lông vùng kín mất dần
Phần đầu “cậu bé” trông nhợt nhạt hơn thời trai trẻ, kết quả của việc lượng máu vận chuyển tới khu vực này giảm. Thứ hai, lông vùng kín cũng mất dần theo thời gian. Theo chuyên gia Irwin Goldstein: “Khi lượng hormone sinh dục giảm mạnh do tuổi tác, vùng kín của nam giới sẽ trở nên hầu như nhẵn nhụi”.
Theo PNO
11 biểu hiện của lưỡi chứng tỏ bạn có bệnh trong người
Đừng bao giờ bỏ qua những triệu chứng bất thường ở lưỡi dưới đây:
Lưỡi có lớp phủ màu trắng
Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.
Lưỡi có màu sậm hoặc đen
Lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hơi hồng, vì vậy khi lưỡi có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện sức khỏe của bạn có vấn đề: lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc bismuth (như Pepto Bismol: thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) làm lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen.
Cũng có thể do bạn uống quá nhiều cà phê và hút thuốc lá. Nếu lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn hoặc do dùng thuốc thì chỉ cần bạn vệ sinh lưỡi vài lần sẽ giúp giảm màu, nhưng nếu đó là do thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
Nếu lưỡi của bạn giống như mọc lông, có thể nguyên nhân là do bạn dùng thuốc kháng sinh, lưỡi bị nhiễm khuẩn hay do khô miệng làm lưỡi bị mất nước.
Lưỡi có nốt đỏ
Nếu lưỡi của bạn có những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, ăn uống nhiều loại trái cây như cam quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đi đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Lưỡi có vết như hình bản đồ
Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra, đó là khi bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh, tuy nhiên có thể bệnh sử gia đình cùng với bệnh tiểu đường, căng thẳng, dị ứng và sử dụng thuốc tránh thai loại uống là một số lý do. Chứng bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư.
Bề mặt lưỡi sần sùi
Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.
Lưỡi có màu đỏ và đau
Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu axít folic và vitamin B12.
Tuy nhiên, khi lưỡi bị đỏ tạm thời và cảm giác đau có khả năng là do thức ăn hoặc bạn nhạy cảm với một số hương vị của kem đánh răng, nước súc miệng hoặc kẹo singum (như quế) hay các loại thực phẩm có tính axít (như thơm). Nếu bạn bị những cơn đau lưỡi thường xuyên, bạn hãy hạn chế ăn những thực phẩm này.
Lưỡi chuyển sang vàng
Các biện pháp phòng ngừa bệnh về lưỡi
Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.
Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.
Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày.
Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược. Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.
Lưỡi nóng rát
Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô (một tác dụng phụ của một số loại thuốc), hoặc thiếu dinh dưỡng. Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước thường xuyên, nhai kẹo swingum (để chống lại khô miệng), hoặc dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm.
Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn
Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ ôxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sò, trai, bắp cải, cải xoong, hạt mè, hạnh nhân...
Loét lưỡi Apthae
Lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân. Nên làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không.
Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.
Theo VNE
Bệnh giang mai lây qua đường miệng có những biểu hiện gì? Bệnh giang mai lây qua đường miệng thường gặp ở người có vấn đề răng miệng (chảy máu nướu, lở miệng, viêm nha chu, trầy xước miệng...). Xin hỏi bác sĩ, Hôm trước em đọc báo thấy có chị bị đau, khi đi khám thì bị bệnh giang mai lây qua đường miệng, vậy triệu chứng của bệnh giang mai lây qua đường...