Biểu giá điện giải quyết vấn đề gì?
Vì sao ra con số trong biểu giá điện và các con số đó giải quyết vấn đề gì – đó là ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).
Sáng 22.9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) tổ chức hội thảo “Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán bán lẻ điện” với sự tham gia của lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương), lãnh đạo EVN và các chuyên gia kinh tế, đại diện người tiêu dùng và các cơ quan báo chí.
“Nếu đứng dưới góc độ nhà sản xuất tôi bán đủ chi phí là được rồi nhưng EVN không phải sản xuất bình thường về điện mà còn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về cung cấp điện cho toàn ngành kinh tế”, ông Đinh Quang Tri – Phó tổng giám đốc EVN cho biết.
Trước đó, ngày 16.9, EVN đã công bố đề án trên với 3 phương án: Giữ nguyên biểu giá với 6 bậc thang như hiện tại, áp dụng đồng giá 1.747 đồng/kWh và phương án 3 là rút gọn bậc thang còn 3-4 bậc với 5 kịch bản khác nhau.
Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phân tích, phương án tính đồng giá áp lực tiết kiệm điện có nhưng không cao bằng phương án tính bậc thang trong khi phương án 3 khắc phục được các hạn chế của phương án 1 và 2.
Theo ông Thoả, căn cứ vào thực tế sử dụng điện đã điều tra, tính toán và căn cứ vào tỷ trọng số điện từng bậc thang đã tiêu thụ, dồn bậc thang có tỷ trọng hộ dùng điện bình quân thấp vào 1 bậc, bậc thang có sản lượng trung bình gắn với mức giá trung bình vào 1 bậc, còn lại bậc thang có sản lượng cao gắn với mức giá cao vào 1 bậc.
“EVN vẫn chưa nghiêng về phương án nào, phương án được chọn phải thoả mãn các yêu cầu khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện, tạo điều kiện quản lý kiểm tra giám sát, ít nhược điểm nhất, làm tăng giá đến đối tượng bị tác động nhiều”, ông Thoả nói.
Tranh cãi về chức năng EVN
Góp ý tại cuộc hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung thừa nhận chính ông cũng không hiểu vì sao ra con số trong biểu giá điện và các con số đó giải quyết vấn đề gì.
Ông Cung cho biết, thị trường điện cạnh tranh có nhiều giai đoạn cần 2 khía cạnh phải xử lý là thể chế và kỹ thuật song cả 2 khía cạnh trên không thấy cách giải quyết, ông cũng không tin tới đây có thị trường điện cạnh tranh.
“Tôi hơi ngạc nhiên hội thảo hôm nay EVN lại đứng ra tổ chức. EVN không nên làm mà đây phải là việc của Bộ Công Thương. Xã hội sẽ hiểu nhầm về anh, công việc của anh không phải làm giá điện cho nhà nước, anh làm giá điện cho anh”, ông Cung nói thẳng.
Theo quan điểm của ông Cung, giá điện nhà nước bao gồm chi phí của EVN và chi phí khác và việc của EVN là giảm chi phí.
Ngắt lời Viện trưởng CIEM, ông Nguyễn Tuấn Anh, Cục Điều tiết Điện lực cho biết, EVN tổ chức hội thảo trên cơ sở thực trạng, xem xét biểu giá điện mới và sẽ thực hiện đầy đủ các bước có ý kiến bộ, ngành.
Ông Cung nói tiếp: “EVN không phải ngành điện, cần phân biệt rõ chức năng và thẩm quyền nếu không người ta nghĩ rằng EVN là đại diện cho nhà nước trong khi mặt quản lý nhà nước EVN chỉ kinh doanh”.
Cũng theo ông Cung, giá điện cần phân chi phí và chính sách trong đó, chi phí có 4 loại giá: Sản xuất, truyền tải, phân phối và cuối cùng là giá bán lẻ. Cần phản ánh cơ cấu 4 giá trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng.
Trong vấn đề tiêu dùng nhiều điện, theo ông Cung có thể tăng hiệu quả sử dụng điện tiết kiệm tài nguyên bằng cách đánh thuế tài nguyên và không phân biệt giàu nghèo.
“Chính sách giá phân biệt giàu nghèo là không ổn. Việc trợ cấp cho người nghèo là việc của nhà nước, không phải việc của ông Tri (Phó tổng giám đốc EVN-PV)”, ông Cung nhấn mạnh.
Theo đó, ông Cung cho biết giá điện sẽ minh bạch và đâu vào đấy và nếu EVN kiểu như thế này là gánh hết dư luận và không công bằng đối với EVN.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết, Nhà nước thành lập EVN có quy chế, điều lệ quy định chức năng, nhiệm vụ của EVN do đó bức xúc điều chỉnh cơ chế thay đổi không thể nói mình EVN.
Video đang HOT
“EVN trong 2015 tỷ lệ mua điện của Trung Quốc và nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng trước đó tỷ trọng mua theo giá thoả thuận lên đến trên 10% tổng sản lượng điện. Trừ than, giá đầu vào kể cả khí đã tiệm cận giá thị trường nhưng giá bán theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”, ông Kiên phân tích.
Cũng theo ông Kiên, điện vừa là ngành kinh tế vừa gắn chính trị và an sinh xã hội, giá điện chia như thế nào cũng phải đảm bảo quyền lợi số đông.
Ông Kiên dẫn số liệu, sản lượng điện tiêu dùng của hộ nghèo, cận nghèo ở 150kWh/tháng chiếm khoảng 60% tổng số hộ gia đình còn hộ dân dùng trên 400kWh chiếm 4,7% và báo chí thời gian qua đang “kêu hộ người giàu”.
Phản hồi về những ý kiến góp ý trên, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, nếu đứng dưới góc độ nhà sản xuất EVN “bán đủ chi phí là ok rồi” nhưng EVN không phải sản xuất bình thường về điện mà còn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về cung cấp điện cho toàn ngành kinh tế.
“Nếu như không sản xuất được phải mua, nếu trong nước không đủ phải đàm phán nhập khẩu. Thậm chí, phía bên BOT triển khai chậm EVN bị giao làm gấp. Vai trò EVN Chính phủ giao phải làm, không phải muốn nhận hay không nhận”, ông Tri nhấn mạnh.
Theo LDO
EVN công bố các phương án tính giá điện mới
EVN vừa công bố Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện mới nhằm lấy ý kiến rộng rãi của người dân, chuyên gia, doanh nghiệp...
EVN công bố phương án tính giá điện mới. Ảnh minh hoạ
Cụ thể, trong đề án Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết cơ sở đổi mới cơ cấu biểu giá điện mới là do biểu giá điện hiện hành gồm nhiều bậc thang khiến tính toán tiền điện phức tạp. Nhiều khi xảy ra nhầm lẫn trong công tác ghi chỉ số điện...gây bức xúc trong nhân dân.
Chính vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN đã nghiên cứu cải tiên cơ câu biêu giá điện 2016-2017 là giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang:
Theo EVN, giá điện không chỉ là giá một loại hàng hóa đặc biệt không nhìn thây được mà giá điện còn thực hiện chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là trong biêu giá sinh hoạt bậc thang. Do vậy nghiên cứu cải tiên cơ câu biêu giá điện sinh hoạt bậc thang phải cân trọng, cải tiên hợp lý sẽ thuận lợi khi áp dụng và nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của khách hàng sử dụng điện.
Cụ thể, biểu giá điện mới của EVN được công bố xin ý kiến đóng góp với 3 phương án:
Phương án 1: Giữ nguyên 6 bậc như hiện hành.
Theo nhóm nghiên cứu, biểu giá này có ưu điểm giá điện sinh hoạt bậc thang với sản lượng điện sử dụng càng cao sẽ ứng với mức giá điện càng cao hơn nên khuyên khích các hộ sử dụng điện tiêt kiệm, hiệu quả, nhât là đôi với điện là sản phâm đặc biệt sử dụng tài nguyên làm nhiên liệu đâu vào.
Tuy nhiên, nhược điêm là Biêu giá sinh hoạt có nhiêu bậc thang đã gây phức tạp trong công việc thanh toán tiên điện với khách hàng. Tiên điện thanh toán môi tháng phụ thuộc vào lượng điện sử dụng của khách hàng, lượng điện sử dụng càng cao áp ở mức giá cao ngược với logic tiêu dùng hàng hoá thông thường là càng mua nhiêu càng rẻ, dê làm cho khách hàng khó hiêu, khó kiêm tra, theo dõi dân đên khó thông cảm.
Đặc biệt hàng năm khi vào mùa nắng nóng (tháng 5 và tháng 6) các hộ dùng điện vào sinh hoạt nhiêu hơn có tiên điện thanh toán với tôc độ tăng cao hơn lượng điện sử dụng nên sẽ phải trả tiên với mức giá cao hơn.
Phương án 2: Quy định một mức biêu giá điện sinh hoạt (đông giá)
Một mức biêu giá bán điện sinh hoạt (đông giá) là 1.747 đ/kWh, đây là mức giá bán điện bình quân của biêu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành.
Ưu điêm: dê dàng áp dụng, minh bạch rõ ràng, việc áp giá điện, tạo điêu kiện cải tiên khâu kinh doanh bán điện vê công tác ghi chỉ sô công tơ. Theo kinh nghiệm một sô nước đôi với sinh hoạt 1 quý ghi chỉ sô 1 lân đê tăng năng suât lao động.
Tiên điện thanh toán của 2 tháng đâu quý sẽ tạm thu bằng mức tiên điện của bình quân quý trước, tháng cuôi quý ghi chỉ sô sẽ thanh toán đúng theo chỉ sô công tơ ghi được.
Khi việc triên khai ghi chỉ sô công tơ theo quý được thuận lợi sẽ kéo dài thời gian thêm 1 quý thành môi năm ghi chỉ sô dùng điện sinh hoạt 2 lân. Đông thời còn giảm chi phí đâu tư gắn mới công tơ trong trường hợp các hộ sử dụng điện trong cùng địa điêm tiên hành tách hộ đê được sử dụng điện với giá thâp ở các bậc thang đâu tiên.
Mặt khác thực hiện đông giá còn tạo điêu kiện từng bước đi dân vào thị trường, xóa bỏ việc thực hiện chính sách xã hội qua giá điện và Nhà nước sẽ thực hiện chính sách xã hội bằng biện pháp trực tiêp khác.
Nhược điêm: Đi theo đông giá, bước đâu có thê khó khăn do tác động nhiêu đên tâng lớp người nghèo, người thu nhập thâp do vậy cân tính toán cụ thê. Áp lực tiêt kiệm điện của phương án đông giá không cao bằng giá bậc thang mặc dù người tiêu dùng cũng phải tự tính toán vê tiên điện thanh toán.
Phương án 3: Rút gọn biêu giá điện sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc vê 3 bậc hoặc 4 bậc vớimức giá bình quân là 1.747 đồng/kWh.
Kịch bản 1
Kịch bản 2
Kịch bản 3
Kịch bản 4
Kịch bản 5
Bậc 1
50 kWh
100 kWh
150 kWh
200 kWh
50 kWh
Bậc 2
250 kWh
200 kWh
150 kWh
200 kWh
150 kWh
Bậc 3
>300 kWh
>300 kWh
>300 kWh
>400 kWh
200 kWh
Bậc 4
>400 kWh
Cụ thể, phương án 3 có 5 kịch bản:
Kịch bản 1:Bậc 1 - 50 kWh có giá 1.484; Bậc 2 - 250 kWh có giá 1.763 đ/kWh; Bậc 3 trên 300 kWh có giá 2.557 đồng/kWh.
Kịch bản 2:Bậc 1 - 100 kWh có giá 1.501 đ/kWh; Bậc 2 - 200 kWh có giá 1.907 đ/kWh; Bậc 3 - trên 300 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Kịch bản 3:Bậc 1 - 150 kWh có giá 1.559 đ/kWh; Bậc 2- 150 kWh có giá 2.007 đ/kWh; Bậc 3 - trên 300 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Kịch bản 4:Bậc 1 - 200 kWh có giá 1.584 đ/kWh; Bậc 2 - 200 kWh có giá 2.325 đ/kWh; Bậc 3 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Kịch bản 5:Bậc 1 - 50 kWh có giá 1.484 đ/kWh; Bậc 2 - 150 kWh có giá 1.670 đ/kWh; Bậc 3 - 200 kWh có giá 2.325 đ/kWh; Bậc 4 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Ưu điêm: Khuyên khích sử dụng điện tiêt kiệm. Khách hàng sử dụng càng nhiêu điện trong tháng càng thanh toán tiên điện với giá cao hơn, sử dụng càng ít điện sẽ được thanh toán tiên điện ở các mức giá thâp hơn. Mặt khác còn góp phân thực hiện được chính sách an sinh xã hội đôi với những người sử dụng ít điện và khả năng chi trả thâp, đặc biệt là đôi với kịch bản 1, 2 và 5.
Nhược điêm: việc ghi chỉ sô tác động đên thanh toán tiên điện với sô kWh ở nâc thang cao hoặc vào mùa nắng nóng sử dụng nhiêu điện thì tiên điện thanh toán có tôc độ tăng cao hơn lượng điện sử dụng gây hiêu lâm là do ghi chỉ sô sử dụng điện không chuân xác.
Điêu này tạo dư luận xâu ảnh hưởng đên uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Khi rút gọn còn 3 bậc thang hoặc 4 bậc thang thì những tôn tại này vân còn hiện hữu.
Theo_NDH
Bí mật sửa giá điện: 9 nhà nghèo gánh 1 nhà giàu Việc sửa cách tính giá điện đến từ bức xúc 4,63% hộ dân. Hơn 95% hộ dân còn lại liệu có được lợi khi EVN thay đổi cách tinh hay đơn giản là việc hoán đổi nguồn thu tiền điện giữa các nhóm và người nghèo có thể phải gánh thêm tiền điện cho người giàu. Lợi bất cập hại? Chắc chắn sẽ...