Biết vợ đi làm việc đó mỗi đêm để kiếm tiền, tôi đã lao đến ôm chặt cô ấy
Lúc đó, tôi nhào tới giữ tay bà chủ quán lại rồi ôm chặt vợ vào lòng. Mọi người ai cũng ngạc nhiên, nhưng có lẽ, ngạc nhiên nhất vẫn là vợ tôi. Cô ấy không ngờ rằng tôi lại có mặt ở đây và chứng kiến tất cả.
Cưới vợ được 2 năm thì tôi quyết định đi học lên để có cơ hội thăng tiến. Thế là bao nhiêu việc trong gia đình đều bị hoãn lại. Chúng tôi hoãn mua nhà, hoãn sinh con. Tiền lương của tôi giờ chỉ đủ tiêu và đóng học phí. Vợ tôi làm trong một doanh nghiệp nhỏ, lương cũng không nhiều. Thế nên về kinh tế, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn.
Nhưng chưa bao giờ tôi thấy vợ mình phàn nàn bất cứ điều gì. Cô ấy không như nhiều người khác, thấy chồng không mang tiền về là lại hét lên hay đá thúng đụng nia này nọ. Vợ tôi cứ âm thầm làm việc nhà, chăm lo mọi thứ trong nhà mà không đòi hỏi gì ở tôi cả. Tôi cũng vô tâm, bởi khoảng thời gian đó tôi đang tập trung cho các đề tài nghiên cứu nên không để ý đến chuyện gia đình.
Tôi đi làm xong thì phải đến lớp học nên thường về nhà muộn. Về nhà xong thì tôi cũng lăn ra ngủ vì quá mệt. Tôi chẳng có thời gian mà để ý đến vợ. Cũng may mà chúng tôi chưa có con nên cũng đỡ vất, chứ giờ nghĩ cảnh phải nuôi thêm một đứa trẻ rồi không biết xoay sở ra làm sao thì tôi điên mất.
(Ảnh minh họa)
Đêm hôm đó tôi có chuyện vui nên tâm trạng phơi phới. Về nhà, tắm rửa xong xuôi rồi tôi mới lôi vợ vào giường định “yêu”. Nhưng trong lúc ôm vợ vào lòng, tôi ngửi thấy vợ tôi có mùi thum thủm. Tôi nhăn mặt đẩy vợ ra rồi bảo: “Hôm nay em không tắm à?”. Vợ tôi nhìn tôi ngỡ ngàng rồi lí nhí bảo: “Tại lúc chiều em nấu ăn bị đổ nước mắm lên người, tắm mãi vẫn chưa hết mùi”. Tôi nghe vợ nói thì lại tiếp tục nhăn mặt bảo: “Vợ làm anh mất cả hứng, cái mùi này kinh quá đi”. Thế là hôm đó tôi lấy gối ra phòng khách nằm ngủ, với lý do là không thể chịu đựng được cái mùi kinh khủng ấy.
Video đang HOT
Bẵng đi đến gần cuối năm, khi tôi hoàn thành xong học kỳ đầu tiên và đi liên hoan với lớp. Tôi mới biết được một sự thật động trời. Tối hôm đó chúng tôi chọn một nhà hàng theo kiểu dân dã ở trong ngõ khá gần nhà tôi. Nghe bảo thức ăn ở đây rất ngon. Khi vào ổn định chỗ ngồi xong, chúng tôi bắt đầu nói chuyện rôm rả và gọi món. Khoảng 30 phút sau, các món ăn lần lượt được bưng lên, mọi thứ đều trông rất ngon mắt.
(Ảnh minh họa)
Đang định gắp miếng thịt gà vàng ruộm thì tôi nghe anh bạn cùng lớp quát lên: “Cô không có mắt à? Đổ hết cả bát mắm tôm lên quần tôi rồi này”. Ngước mắt lên, tôi mới chết lặng khi thấy cô gái phục vụ lần này không ai khác chính là vợ tôi. Vợ tôi đang luốn cuống xin lỗi và lấy khăn lau cho anh bạn cùng lớp của tôi. Khi cô ấy đang làm thì bà chủ quán chạy đến mắng xơi xơi vào mặt: “Cô mà còn làm vậy nữa là tôi đuổi thẳng cổ. Não cô toàn mắm tôm hay sao mà lần nào cũng vụng về hậu đậu vậy”.
Nói rồi bà ta định giơ tay đánh vợ tôi. Lúc đó, tôi nhào tới giữ tay bà chủ quán lại rồi ôm chặt vợ vào lòng. Mọi người ai cũng ngạc nhiên, nhưng có lẽ, ngạc nhiên nhất vẫn là vợ tôi. Cô ấy không ngờ rằng tôi lại có mặt ở đây và chứng kiến tất cả.
(Ảnh minh họa)
Thì ra vợ tôi tranh thủ đi rửa bát và bưng bê mỗi đêm để kiếm thêm thu nhập. Tôi thường đi học về muộn nên không hề biết điều đó. Nhìn bàn tay vợ vấy bẩn, thô ráp, tôi thấy xót xa trong lòng. Trong lúc tôi vô tâm, không hề để ý đến gia đình, chỉ biết lo cho thân mình thì vợ tôi ngày đêm nghĩ cách kiếm tiền để trang trải. Lúc đó, tôi bỏ dở bữa ăn, đến ôm chặt vợ vào lòng rồi chỉ biết nói câu: “Anh xin lỗi”.
Theo Blogtamsu
Bà nội đòi trả tiền mới trông cháu, liệu có sai?
Nhiều người làm cha, làm mẹ, khi đi làm luôn có tư tưởng giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm.
Nhiều chị em cho rằng, chuyện bà nội đòi tiền mới trông cháu giúp là chuyện hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu vậy, khác gì thuê người giúp việc, khác gì coi bà như người ngoài. Về phía bà, bà làm như vậy thì còn nói gì đến tình yêu thương?
Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi đi làm là giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm. Nhiều bố mẹ vô tâm còn kệ con, cứ vi vu đi chơi như ngày còn chưa có con cái.
Câu chuyện bố mẹ như vậy đã dẫn đến tình trạng, cháu chỉ theo ông bà mà không hề theo bố mẹ. Nhiều trường hợp, người làm mẹ khó chịu vì sau này, cái gì cháu cũng làm theo ý bà, thậm chí là không nghe lời mẹ. Rồi lại đổ lỗi tại ông bà dạy hư cháu. Đấy là do lỗi của phụ huynh, lỗi của những người làm cha làm mẹ mải mê công việc, không dành thời gian chăm sóc con mình. Tối về lại khư khư với đống công việc còn dang dở, trong khi cả ngày đã máy tính, sổ sách. Như vậy là bố mẹ đã sai. Dù thế nào, buổi tối ngắn ngủi cũng nên dành trọn thời gian cho con. Có như thế, con trẻ mới quấn mình.
Chăm trẻ con không phải là chuyện dễ dàng, rất mệt mỏi. Vì vừa phải cho con ăn, phải vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh và ăn uống là hai công việc vô cùng vất vả. Cộng với việc bế ẵm, ru con ngủ. Người làm mẹ chắc chắn sẽ hiểu được nỗi vất vả của việc này. Người làm bà nội, tuổi tác đã cao, chuyện chăm cháu càng khó khăn và vất vả hơn nhiều. Vậy nên, quan điểm các bà đòi tiền trông cháu, tính ra thì là không hợp lý, vì tính toán tiền nong, vất chất thì còn gì là chuyện yêu thương. Nhưng, xét cho cùng, cũng không phải là không có lý. Nên con cái nếu gặp trường hợp như vậy, cũng đừng vội nổi khùng, nói ông bà này nọ, mà phải suy nghĩ lại, giải quyết cho chu toàn.
Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định. (ảnh minh họa)
Nhiều người cho rằng, đứng ở phương diện làm bà nội, bà có quyền đòi hỏi như vậy, cũng không có nghĩa là bà không yêu thương cháu. Người già khi về hưu có quyền được hưởng cuộc sống an nhàn. Trên thực tế, có nhiều ông bà mặc kệ con cái, thích làm gì thì làm, bỏ tiền ra thuê người giúp việc về chăm con cháu. Những lúc ông bà thích bế cháu sẽ tình nguyện bế, ẵm cháu. Còn việc vệ sinh, bếp núc, giặt giũ hay thậm chí là việc cơm nước, cho cháu ăn là việc của người giúp việc.
Tư tưởng ấy đâu phải là không hợp lý. Còn nếu, con cái muốn ông bà bế cháu cả ngày, phụ giúp cơm nước cho vợ chồng con cái đi làm thì hãy trả lương ông bà. Biết rằng, với bố mẹ và con cái không có chuyện tính toán tiền nong nhưng đòi hỏi ấy cũng đâu phải là không hợp lý. Đừng vội quy kết tư tưởng ấy của ông bà nội.
Phận làm con, nếu tâm lý ra, có thể kiếm được tiền nên để cho bố mẹ thảnh thơi. Nên thuê người giúp việc, làm những việc nặng nhọc trong nhà và chăm sóc con mình. Cũng không nên ỷ lại quá vào ông bà già cả, để tuổi xế chiều. Nếu bà nội tình nguyện là người chăm cháu, không đòi hỏi bất cứ điều gì lại là chuyện khác. Việc chăm con cháu quá sức của ông bà, phận làm con cũng đừng ỷ lại, đừng nghĩ rằng, cháu của ông bà là ông bà phải chăm.
Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định.
Theo Eva
Chồng yêu bản thân, không chịu chi một xu cho nhà vợ Ai cũng khen nức nở việc Uyên có một người chồng tốt nhưng chỉ cô mới thấu hiểu nỗi khổ khi nhận ra rằng anh không bao giờ muốn chi một xu cho nhà vợ mà chỉ chăm chăm lo cho bản thân mình. "Anh không muốn phải chi tiền cho các công việc của họ hàng nhà em vì anh chẳng chịu...