“Biết tuốt” về mức xử phạt những lỗi vi phạm giao thông phổ biến
Có rất nhiều lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà người tham gia hay vi phạm mà không hề để ý.
Dưới đây là những lỗi vi phạm thường gặp nhất và mức xử phạt bạn cần biết để hạn chế tối đa mắc lỗi.
Đây là lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông hay mắc nhất.
Với lỗi không đội mũ bảo hiểm, người đi xe máy, ôtô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Còn nếu bạn chở người trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà không cài quai theo quy định sẽ bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Xe không biển số, đăng ký xe, bảo hiểm xe
Mức phạt các lỗi vi phạm xe máy không mang theo giấy phép đăng ký là từ 100.000 đến 200.000đ, còn nếu không có đăng ký xe sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Điều khiển xe máy không có biển số khi tham gia giao thông bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Chủ phương tiện xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy xe cơ giới khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Hiện nay, xe máy điện được sử dụng phổ biến không chỉ ở các bạn học sinh, sinh viên mà cả người đi làm bởi nhiều ưu điểm. Theo đó, nhiều người thắc mắc xe máy điện có phải đăng ký không?
Căn cứ Điều 3, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy điện được xếp vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Vì vậy, xe máy điện khi lưu thông trên đường bắt buộc phải có đầy đủ đăng ký và gắn biển số xe. Nếu không, chủ phương tiện xe máy điện cũng bị xử phạt theo quy định trên.
Vượt đèn đỏ, sử dụng rượu bia khi lái xe… là những lỗi vi phạm giao thông phổ biến. Ảnh minh hoạ, nguồn Tuấn Phong
Lỗi chuyển làn không tín hiệu, đi sai làn đường
Trong quá trình tham gia giao thông nếu bạn chuyển làn đường không đúng ở những nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Video đang HOT
Lỗi chuyển làn đường không bật xi-nhan sẽ phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng
Người lái xe đi sai làn đường, không đi bên phải theo chiều đi của mình sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Lỗi vi phạm biển báo giao thông
Nếu bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của biển báo giao thông và vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Trong trường hợp bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như cảnh sát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 1 triệu đồng.
Trong các lỗi vi phạm xe máy thường gặp thì sử dụng điện thoại khi đang lái xe là lỗi dễ bị mắc nhất mà nhiều người chưa để ý. Hành vi vừa lái xe mà vừa sử dụng ô, thiết bị điện thoại di động hay thiết bị âm thanh sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1 triệu đồng.
Lái xe khi đã uống rượu bia
Lỗi vi phạm giao thông đường bộ này từ khi có nghị định 100/2019/NĐ-CP đã giảm bớt. Tùy vào nồng động cồn đo được khi kiểm tra, người tham gia giao thông sẽ bị phạt ở nhiều mức khác nhau:
Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa đến mức vi phạm bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 1 tháng.
Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam đến 80 miligam hay nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam trên 1 lít hơi thở: phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 2 tháng.
Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 100 miligam hay nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0.4 miligam trên 1 lít hơi thở: phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Nếu người lái xe không chấp hành kiểm tra chất ma túy hay nồng độ cồn của người điều khiển giao thông hay thi hành công vụ: phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Đối với hành vi người tham gia giao thông vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng khi sắp chuyển qua đèn đỏ sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1 triệu đồng.
Lái xe vi phạm trong Tết, tra cứu lỗi và mức phạt thế nào?
Không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định, điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn,... là những lỗi vi phạm giao thông xảy ra phổ biến trong dịp Tết.
Nhiều lỗi vi phạm giao thông đã tăng mức xử phạt từ 1.1.2022 theo quy định tại Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100. Do đó, người tham gia giao thông cần nắm rõ để hạn chế lỗi vi phạm giao thông đối với ôtô, đảm bảo an toàn khi vận hành xe.
Mức xử phạt không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ôtô
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: "Xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ôtô phải thắt dây an toàn". Theo đó, việc không thắt dây an toàn sẽ bị coi là lỗi vi phạm giao thông.
Mức xử phạt lỗi không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ôtô được quy định tại Nghị định 100. Cụ thể, tại điểm p, q khoản 3 Điều 5 Nghị định này quy định như sau:
"Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
Chở người trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy".
Mức xử phạt chở quá số người quy định dành cho xe ôtô
Một trong những lỗi mà người lái xe ôtô thường gặp phải trong dịp Tết là chở quá số người quy định, đặc biệt là với những gia đình đông người có nhu cầu đi chơi Tết, đi du lịch...
Theo quy định, ôtô dưới 9 chỗ ngồi sẽ được chở quá 1 người so với quy định. Trường hợp chở quá từ 2 người trở lên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100:
Ngoài ra, trường hợp ôtô chở quá 50 - 100% số người được phép chở sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; chở quá 100% số người theo quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng.
Mức xử phạt dừng, đỗ xe ôtô không đúng nơi quy định
Ôtô dừng, đỗ sai quy định có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100. Tuy nhiên, mức phạt trong một số trường hợp dừng, đỗ xe sai quy định đã được nâng lên từ 1.1.2022 theo Nghị định 123. Mức phạt cho hành vi vi phạm này như sau:
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 123 quy định: Khi dừng, đỗ ôtô không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng.
Các hình thức dừng, đỗ ôtô không đúng khác theo quy định tại Điều 5, Nghị định 100 sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 - 12.000.000 đồng.
Dừng, đỗ xe ôtô không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt. Ảnh: Tuấn Long
Mức xử phạt điều khiển ôtô vào đường cấm, đường một chiều
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông. Đường một chiều là đường chỉ được phép lưu thông, hay đi theo một chiều nhất định. Trường hợp người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm hay đường một chiều sẽ bị coi là lỗi vi phạm giao thông và có thể bị xử phạt. Mức phạt cụ thể được quy định như sau:
Xe ôtô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.
Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt.
Điều khiển xe ôtô đi ngược chiều trên đường một chiều sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Mức xử phạt điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ cho phép
Thông tư số 91 năm 2005 của Bộ Giao thông Vận tải đã quy định rõ về tốc độ ôtô khi lưu thông trên đường để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Theo đó, mức phạt đối với người điều khiển ôtô vượt quá tốc độ cho phép đã được sửa đổi, áp dụng từ 1.1.2022, cụ thể:
Điều khiển xe ôtô đi quá tốc độ cho phép từ 5km/h đến dưới 10km/h sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20 km/h sẽ bị xử phạt hành chính từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Mức xử phạt ôtô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông
Lỗi vi phạm lái xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông bị nâng mức xử phạt từ ngày 1.1.2022 theo quy định tại Nghị định 123.
Theo đó, người lái xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng. Đồng thời, người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Facebook bị kiện tại Kenya vì điều kiện làm việc tồi tệ Một cựu quản trị nội dung Facebook đã nộp đơn kiện công ty mẹ Meta, tố cáo điều kiện làm việc tồi tệ đối với các quản trị nội dung theo hợp đồng đã vi phạm hiến pháp Kenya. Người này cũng kiện đối tác outsource Sama của Meta, tố cáo những nhân viên quản trị nội dung Facebook tại Kenya làm việc...