Biết trước chậm hủy chuyến, hãng vẫn lừa dối khách
“Có hãng biết trước chậm 4h-5h đồng hồ, nhưng hãng lại cắt thành chậm 1 đến 2 tiếng, ngắt quãng nhiều lần để chống phản cảm. Điều nay là không chung thực với khách…”.
Ông Võ Huy Cường – Phó cục trưởng Cục hàng không VN cho TS biết về kết quả thực hiện giám sát chậm, hủy đối với các hãng hàng không tại sân bay Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.
Theo ông Cường, cụ thể, qua kiểm tra trực tiếp tại nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất ngày 14/7/2014, các hãng hàng không Vietjet Air và Paciffic Airlines đều có các chuyến bay bị chậm nhiều giờ gây bức xúc cho hành khách.
Các hãng hàng không có thực hiện việc thông báo thông tin chậm chuyến và thực hiện quy định bồi thường, phục vụ hành khách.
Tỷ lệ các chuyến bay chậm hủy chuyến cao trong thời gian vừa qua đang gây bức xúc cho hành khách đi máy bay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định đối với hành khách bị chậm, hủy chuyến, còn một số vấn đề tồn tại như: tin nhắn, điện văn, thông báo tại nhà ga cho hành khách không xin lỗi và không có thông báo việc bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách; khi đến nhà ga có một số hành khách không được phục vụ đồ ăn và bồi thường theo quy định; một số tin nhắn, thông báo không có lý do chậm chuyển, hủy chuyến.
Có hiện tượng thời gian khởi hành dự kiến đối với các chuyến bay bị chậm được thông báo, phân nhỏ thành nhiều lần để tránh việc thực hiện nghĩa vụ của nhà vận chuyển đối với các chuyến bay bị chậm.
“Kiểm tra tại sân bay, có hãng hàng không có dấu hiệu cắt thời gian thông báo chậm chuyến. Cụ thể, có hãng biết trước chậm 4h-5h đồng hồ, nhưng hãng lại cắt thành chậm 1 đến 2 tiếng, ngắt quãng nhiều lần để chống phản cảm. Điều nay là không chung thực với khách. Tình trạng này ngày sau đó đã được chúng tôi yêu cầu quán triệt và các hãng đã thực hiện tốt hơn”, ông Cường nói.
Đặc biệt, tổ kiểm tra, giám sát cũng đã tiến hành lập biên bản đối với 1 chuyến bay của Jetstar Pacific chặng bay từ TP.HCM – Hà Nội vào lúc 22h ngày 13/7/2014 về việc thực hiện chưa đầy đủ nghĩa vụ của nhà vận chuyển đối với hành khách khi chuyến bay bị chậm.
Cụ thể, hôm đó có tàu bay của Jetstar Pacific ở TP Vinh bị hỏng và phải có khí tài, phụ tùng từ TP.HCM đưa ra Vinh thay thế. Do đó để giảm chi phí, Jetstar Pacific định chở khí tài trên chuyến bay chở hành khách từ TP.HCM ra Vinh trước rồi mới đưa khách từ Vinh ra HN.
Ngay lập tức, tổ kiểm tra đã không đồng ý và ra lệnh chuyến bay của Jetar Pacific bay thẳng ra Hà Nội mà không được bay ra Vinh.
“Sau khi lập biên bản, phía Jetstar Pacific cũng đã rất cầu thị khắc phục đưa hành khách ra HN. Cục cũng đang xem xét việc này đã đến mức phải xử phạt hành chính hay chưa”, ông Cường nói.
Với công tác chuẩn bị trước chuyến bay, có hãng hàng không phải đổi đường bay vì thời tiết lại chưa có quy trình giám sát, báo cáo cụ thể. Đồng thời, thiếu thông tin về đường dây nóng của Cảng vụ tại Nhà ga hành khách.
Báo cáo của tổ kiểm tra cũng cho thấy, khu vực đường lăn, đường cất hạ cánh của một số sân bay chưa đáp ứng được yêu cầu, khiến máy bay mất nhiều thời gian lăn bánh ra đường cất hạ cánh như tại Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, tại Tân Sơn Nhất có những thời điểm tàu bay phải mất 20 – 30 phút mới ra được đầu đường cất hạ cánh. Tuy nhiên, tình trạng này không thể giải quyết ngay do sân bay này đang trong giai đoạn sửa chữa, nâng cấp nhà ga nội địa. Nhà ga chưa có phương án khai thác trong lúc đang sửa chữa nên thường xuyên xảy ra tình trạng khách ùn, tắc tại các khu vực làm thủ tục vào giờ cao điểm sáng và chiều.
Trên cơ sở kết quả đó, Tổ kiểm tra kiến nghị Cục Hàng không VN thành lập tổ nghiên cứu các nguyên nhân chậm, hủy chuyến để tìm ra ‘gốc rễ’ gây nên tình trạng này.
Giao các phòng liên quan và các hãng hàng không tính toán lại thời gian quay đầu tàu bay để đưa ra khung thời gian thích hợp, phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng của các sân bay trước ngày 15/8.
Giao thanh tra hàng không phối hợp với Cảng vụ hàng không miền Bắc xác minh, đánh giá cụ thể về việc hủy chuyến bay của Vietnam Airlines trong giai đoạn từ 11 đến 17/7 trên đường bay Đồng Hới – Hà Nội do có dấu hiệu dồn chuyến vì lý do thương mại.
Theo VietNamNet
Hành khách nhắn tin cấp báo Bộ trưởng Đinh La Thăng vì bị 'bỏ rơi' ở sân bay
Trong ngày 16.7, một hành khách đã gửi tin nhắn đến Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng với nội dung "chúng tôi - những hành khách đi Vietjet Air trên chuyến bay VJ8812 theo lịch bay vào 16 giờ hôm nay, chúng tôi ra sân bay lúc 15 giờ thì được thông báo là máy bay đã cất cánh sớm 1 tiếng trước đó. Chúng tôi vô cùng thất vọng".
Một máy bay của Vietjet Air - Ảnh: Mai Vọng
Đáng chú ý, sự việc diễn ra khi đại diện lãnh đạo Bộ GTVT, lãnh đạo Cục Hàng không VN, các hãng hàng không đang tọa đàm thảo luận về Quyền lợi cho khách hàng và các giải pháp chậm hủy chuyến (do Báo Giao thông tổ chức cùng ngày).
Theo giải thích của ông Dương Hoài Nam, Giám đốc văn phòng miền Bắc của Vietjet Air, hãng đã 3 lần liên hệ qua điện thoại di động với 6 hành khách, trong đó có hành khách đã nhắn tin, để thông báo lịch bay được điều chuyển sớm hơn nhưng không được. Vietjet sẽ sớm hoàn tiền lại cho những hành khách này. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, nếu không sớm khắc phục, từ giờ đến cuối năm sẽ còn xảy ra nhiều vụ việc tương tự.
Theo TNO
Lập tổ điều tra chậm chuyến bay song hành tổ hằn lún Cục hàng không vừa có quyết định thành lập Tổ kiểm tra, giám sát các công tác chuẩn bị trước chuyến bay, khắc phục tình trạng chậm, hủy chuyến. Ngày 13/7, Cục trưởng Lại Xuân Thanh vừa ký quyết định số 1050/QĐ-CHK thành lập Tổ kiểm tra, giám sát này. Theo quyết định, từ ngày 13/7 đến 20/7/2014, tổ kiểm tra do ông...