Biết tôi mua nhà, mẹ chồng bù thêm 600 triệu thủ thỉ: Giúp mẹ chăm thằng út bị liệt
Mang tiếng lấy chồng thành phố nhưng nhiều lúc tôi nghĩ chẳng thà ngày xưa mình chọn đại anh nào ở quê còn sướng hơn, bởi trong căn nhà 50m2 ấy lại có đến 5 người cùng chung sống.
Vì không chịu được sự chật hẹp nên mấy năm qua tôi luôn cố gắng tích cóp định bụng khi nào có điều kiện sẽ mua căn nhà của riêng mình.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Biết các con đang tiết kiệm tiền mua nhà, nhưng mẹ chồng thường xuyên yêu cầu chồng tôi hỗ trợ tiền sinh hoạt phí cho ông bà. Kể cũng lạ, rõ ràng bố mẹ chồng có lương hưu,chỉ phải chăm cậu út tàn tật, vậy mà ông bà tiêu gì nhiều thế không biết.
Năm ngoái bố mẹ chồng sửa sang lại căn nhà đang ở. Lúc ấy bao nhiêu tiền dành dụm được chồng lại đầu tư hết vào làm ăn nên không hỗ trợ được ông bà. Thấy vậy mẹ chồng tôi trách móc:
“Bố mẹ sửa lại nhà để thờ cúng các cụ, anh chị là con trưởng thì phải có trách nhiệm với gia đình, kể cả sau này không ở đó cũng phải đưa tiền để mẹ lo liệu công việc. Thằng út nó đã thế rồi, mẹ chỉ trông cậy được vào mỗi anh chị”.
Vì mẹ chồng đã nói vậy tôi cũng cố gắng vay mượn đưa cho bà. Hai năm nay nhờ công việc của chồng thuận lợi nên cũng tiết kiệm được một số tiền lớn. Tôi tính tìm căn nhà phù hợp mua xong sẽ sang thưa chuyện, cứ phải chắc ăn trước rồi mới nói cho mọi người.
Thế nhưng tuần trước bên nhà chồng có đám giỗ, trong bữa ăn chồng tôi vô tình nhắc đến chuyện mua nhà với bố mẹ. Nghe xong ông bà chỉ ậm ừ không hỏi han thêm điều gì.
Video đang HOT
Hôm nay tôi tranh thủ nghỉ làm về sớm để cùng chồng đi xem nhà. Tuy tiền chưa có đủ nhưng tôi dự định nếu tìm được căn phù hợp vẫn sẽ vay trả góp dần. Vừa vào đến cổng bất ngờ đã nghe tiếng mẹ chồng vọng ra.
“Mẹ cho con 600 triệu để thêm tiền mua nhà nhưng sau này phải chăm thằng út giúp bố mẹ. Em nó sinh ra không may mắn nhưng cũng là ruột thịt với con. Vợ con nó ích kỷ, tính toán mẹ không thèm nói nhưng con là anh phải có trách nhiệm với em. Có đi làm giấy tờ nhà cũng đừng cho nó đứng tên, nhỡ sau này có chuyện gì còn dễ xử lý”.
Nghe đến đây tôi bực mình quá đằng hắng 1 tiếng cho mẹ con họ im đi. Chồng lên phòng trên tay vẫn cầm sấp tiền mẹ cho ban nãy trầm ngâm không nói gì. Tôi điên tiết:
‘Anh trả lại bà đi, có thiếu thì vay chứ không việc gì phải cầm tiền rồi đeo ‘nợ’ vào thân như thế. Bố mẹ không thể giao khoán được. Em chăm con đã đủ mệt rồi, giờ còn hầu cậu ấy thì khác gì ở đợ nhà anh’.
Bao năm nay mẹ chồng không giúp đỡ thì thôi, đằng này lại đem tiền ra trao đổi để ép buộc. Nhưng từ hôm đó tới giờ, chồng vẫn chẳng trả lời dứt khoát rằng có trả tiền lại cho mẹ không? Tôi biết anh lấn cấn chuyện của em trai. Suy cho cùng, có chăm cũng lại đến tay tôi chứ anh đụng vào đâu mà biết mệt.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tâm thư con dâu vụng gửi mẹ chồng
Hải và Vân gặp nhau lần đầu ở trường đại học. Vẻ đẹp tựa 'chim sa cá lặn' của Vân khiến Hải điêu đứng ngay từ giây phút đầu tiên.
Ảnh minh họa.
Biết Vân kiêu nên Hải chọn cách mưa dầm thấm lâu, mất 5 năm mới cưa đổ Vân.
Ngày cưới, khách khứa đông như đi trẩy hội, cả ngày mệt mỏi, khi gia đình hai họ về hết, nhà cửa cũng đã cơm nước xong xuôi, thấy bố mẹ chồng lên gác đi ngủ, Vân hồn nhiên gọi: "Hải ơi, vào ngủ luôn đi, tớ mệt lắm rồi".
Vừa gọi xong, mẹ chồng Vân không rõ thế nào hùng hổ bước vào phòng tân hôn, quát lớn: "Sao lại gọi chồng cái kiểu ấy? Sao lại xưng cậu tớ? Vào nhà này làm dâu phải có tôn ti trật tự trên dưới. Ở nhà bố mẹ cô không dạy được thì để tôi".
Vân xấu hổ, thanh minh do quen gọi nhau như thế từ hồi đi học, mẹ chồng mới dịu giọng: "Mẹ mắng thế thôi cho con rút kinh nghiệm. Con phải thay đổi, trong nhà mình không sao, người ngoài nghe thấy thế họ không chỉ đánh giá con mà còn đánh giá cả nhà mình".
Mặt Vân đỏ bừng, chỉ biết "dạ vâng" để nhanh chóng che giấu cảm xúc lúc đó. Vừa xấu hổ vì không bỏ được thói quen, vừa sợ bố mẹ chồng ấn tượng xấu về đứa con dâu vừa về nhà chồng như mình.
Vân là người dễ tiếp thu nhưng lại rất khó thay đổi những thói quen, đặc biệt là cách xưng hô. Khi chưa lấy Hải, cô thường gọi điện cho bố mẹ chồng và xưng bác cháu. Nhưng đến khi kết hôn rồi ở chung dưới một mái nhà, cứ đi làm về là Vân lại chào dõng dạc: "Cháu chào hai bác, cháu đi làm về rồi đây ạ".
Có hôm mẹ chồng tá hỏa chạy ra bịt miệng cô rồi nói vọng vào phòng khách: "Bác cứ ngồi chơi xơi nước nhá! Em chạy ra đây bảo cháu nó cái này rồi vào ngay".
Nhìn Vân, bà góp ý rất nhỏ nhẹ nhưng ánh mắt thì không hiền tí nào: "Con vừa gọi ai thế hả? Mẹ dặn bao nhiêu lần rồi? Con làm mẹ xấu hổ với bạn bè, hàng xóm. Liệu mà sửa cách xưng hô cho tử tế đi".
"Tai nạn" lần ấy khiến Vân xấu hổ, chỉ biết trả lời lí nhí: "Con xin lỗi, con lại quên mất. Bác... à quên, mẹ... mẹ vào nói chuyện tiếp đi ạ".
"Tội" của Vân kể từ sáng đến tối cũng chưa hết. Hồi còn ở với bố mẹ đẻ, nhà có người giúp việc nên cô chưa bao giờ vào bếp. Nhưng cô biết chiên trứng, chỉ là cô chưa từ bỏ được thói quen bỏ đường vào trứng cho ngọt nên dễ bị cháy khét khiến mọi người khó ăn.
Vân khoe với mẹ chồng: "Con cũng biết nấu mì gói và "luộc gạo" với điều kiện phải là nồi cơm điện xịn". Chưa tìm ra biện pháp "cải tạo" được cô con dâu "quý hóa", mẹ chồng đành tự làm hết việc nhà nếu không muốn ăn trứng cháy khét lẹt hoặc cơm sống.
Một lần, vợ chồng Vân đi làm về mệt, biết chắc ở nhà mẹ chồng không phần cơm nên Vân mua phở về ăn. Hải sai Vân đổ phở ra bát, anh đi thay đồ. Túi phở nóng quá, Vân làm đổ hết nước ra ngoài, trong túi chỉ còn vài miếng thịt bò và phở. Nhanh trí, Vân rót nước vào nồi làm nước dùng ăn đỡ... Ai dè, cô lại đổ nhầm nước trà. Lúc rót nước, cô thấy màu vàng kỳ kỳ nhưng kệ. Khi ăn mới phát hiện ra, Hải lỡ miệng la um sùm, thế là bố mẹ chồng cũng bị "dựng dậy" lúc nửa đêm.
Bữa đó, bao nhiêu bực tức dồn nén, bà trút hết lên Vân. Hải và bố chồng "dỗ" mãi, bà mới chịu quay lại phòng ngủ. Vân vừa mệt, vừa đói lại vừa bị mắng "đúng tội", cô không trách ai nhưng cũng òa lên khóc một bữa cho thỏa.
Khóc lóc chán chê, Vân quay sang hỏi Hải: "Tớ phải làm thế nào để mẹ hết giận hả cậu?". Hải nhìn Vân, thẳng thắn đề nghị: "Em chẳng chịu thay đổi chút nào thì làm sao khiến mẹ hết giận được. Trước hết em phải thay đổi bằng được cách xưng hô với anh, cẩn thận khi nói chuyện với bố mẹ, đừng quên em đã là một phần trong gia đình này.
Anh nghĩ cách duy nhất để mẹ hết giận là em hãy viết cho mẹ một bức thư, lời lẽ thật chân thành và tình cảm. Ngày trước anh cũng từng làm như vậy, mẹ vừa nhanh hết giận, mà bản thân mình cũng sẽ tiến bộ lên rất nhiều, em cứ thử xem".
Viết thư cho mẹ chồng, riêng phần liệt kê những lỗi sai của mình, Vân viết đến hơn 2 trang giấy. Cuối thư, cô bày tỏ: "Con về làm dâu nhà mình trong sự vụng về và luống cuống. Đứng trước bao ánh mắt săm soi của họ hàng, con chỉ muốn òa khóc vì thấy mình lạc lõng và nhỏ bé làm sao. Nhưng thật may mắn vì con đã có mẹ ở bên. Từ nay con sẽ chăm chú lắng nghe những lời chỉ bảo của mẹ. Hãy tha thứ cho con, mẹ nhé!".
Mẹ chồng bắt đóng 7 triệu mà bữa cơm toàn lạc với trứng, nàng dâu có màn "tiền trảm hậu tấu" khiến bà tiếc đứt ruột vì mất tiền vẫn phải giả bộ vui vẻ Sau nhiều lần bị mẹ chồng cho ăn cơm với trứng và lạc rang, nàng dâu liền nghĩ kế khiến bà chừa thói keo kiệt quá mức! Mai vốn là một cô gái xởi lởi và phóng khoáng. Tính cách của cô được mọi người yêu quý, trừ bà Lý, mẹ chồng cô. Khi yêu Tuấn, Mai nhiều lần được mách bảo rằng...