Biết tôi đang là “tiểu tam”, mẹ không mắng chửi, chỉ kể một câu chuyện…
Tôi là tiểu tam, tên gọi đúng là chẳng có gì hay, chẳng có gì đáng tự hào. Nhưng vì đó là cách mọi người gọi những kẻ chen chân vào gia đình khác như tôi, nên tôi cũng thừa nhận cho gọn gàng dễ hiểu.
Khi nói đến tiểu tam, mọi người sẽ mặc định đó là những kẻ không ra gì: Không có tự trọng, liêm sỉ, không có đạo đức…
Tôi không biết những cô gái khác thế nào, nhưng riêng bản thân tôi, một cô gái ở tuổi ngoài hai mươi, hoàn cảnh gia đình bình thường, không có tài năng gì nổi trội, ưu điểm chỉ là tuổi trẻ và nhan sắc, nếu muốn sống một cuộc đời hưởng thụ thì phải dám làm những việc người khác không dám làm, chịu đựng những thứ người khác không dám chịu đựng. Cuộc chơi nào cũng có luật chơi, ái tình cũng như vậy, và tôi chấp nhận nó vì những ham muốn của cá nhân mình.
Tôi chấp nhận cuộc chơi vì những ham muốn cá nhân (Ảnh minh họa: Getty Images).
Người đàn ông ấy dĩ nhiên giàu có. Không một cô gái nào tuổi đời còn trẻ lại đánh đổi mọi thứ, nhận lấy những dè bỉu khinh miệt của người đời chỉ để cặp kè với một gã đàn ông đang có vợ mà lại còn nghèo. Tất nhiên, cũng có những mối quan hệ như vậy, người ta gọi nó là tình yêu, nhưng ít lắm.
Mẹ tôi đã có lần hỏi: “Với số tiền con kiếm được, mẹ biết con không thể dư dả để mua điện thoại đẹp và quần áo đắt tiền như vậy, chưa nói đến cái xe con đang đi cũng không ít tiền. Mẹ mong rằng con không làm điều gì khiến bản thân sau này phải hối hận”. Tôi biết mẹ lo lắng và chỉ có thể động viên bà bằng những lời dễ nghe nhất.
Bố tôi mất sớm, khi tôi còn rất nhỏ. Một mình mẹ nuôi tôi lớn khôn với bao nhọc nhằn vất vả. Tôi muốn có thể chăm lo cho mẹ để bù đắp những thiệt thòi. Mẹ luôn bảo tôi làm người phải đàng hoàng. Có những việc xấu mình làm, đôi khi người khác không biết nhưng bản thân mình lại biết rõ. Tôi nghĩ có lẽ đó là những điều các bà mẹ hay răn dạy con gái của mình. Và tôi chỉ nghe thôi, không nghĩ nhiều về điều đó.
Vào lần sinh nhật thứ hai mươi tư của tôi, tôi về nhà với một món quà trang sức đắt đỏ đeo trên cổ. Mẹ chờ tôi với bánh gato và nến, nhanh chóng nhận ra vật giá trị lấp lánh trên người con gái mình. Mẹ bảo tôi ngồi xuống, nhắm mặt lại, ước một điều gì đó và thổi nến đi. Xong rồi, hai mẹ con cùng ăn bánh.
Mẹ hỏi tôi có muốn nghe mẹ kể về tuổi trẻ của mẹ không? Tôi gật đầu, ngồi im chờ đợi.
Video đang HOT
“Mẹ từng có một tình yêu rất đẹp. Bố mẹ yêu nhau, cả hai gia đình đều nghèo như nhau. Bố con là một người đàn ông đẹp trai, hài hước. Ông ấy là mối tình đầu của mẹ, từng hứa vì mẹ mà làm bất cứ điều gì.
Bố mẹ cưới nhau, đúng nghĩa một túp lều tranh hai quả tim vàng. Dù nghèo nhưng bố mẹ yêu thương nhau, con ra đời là kết tinh của tình yêu đó. Từ khi có con, túng thiếu càng thêm túng thiếu. Để cuộc sống đỡ thiếu thốn, bố con ngoài làm việc trong nhà máy còn đi làm thêm ngoài giờ. Số tiền bố con mang về cho mẹ ngày một nhiều, nhưng thời gian bố con vắng nhà cũng nhiều hơn.
Rồi một ngày, lúc cả nhà mình đang ngồi ăn cơm thì có một phụ nữ tìm đến. Cô gái ấy trẻ hơn mẹ, xinh hơn mẹ, tự nhận là người yêu bố con. Bố con tái mặt lắp bắp, còn mẹ đến ngồi cũng không vững nữa.
Đêm hôm đó bố con thú nhận đã có mối quan hệ tình cảm với cô gái kia một thời gian. Cô ta thích bố con, cô ta lại là con nhà giàu. Lúc đầu bố nghĩ chỉ định lợi dụng cô ấy thôi, nhưng cuối cùng không có cách nào dứt ra được. Mẹ nghe bố nói, vừa giận vừa thương, ma lực đồng tiền quả thật rất đáng sợ.
Mẹ tìm gặp cô gái đó, hy vọng có thể nói lý lẽ để cô ấy chịu dừng lại. Bởi với những gì cô ấy có, tìm một người đàn ông chẳng khó khăn gì, nhưng đó là người bố duy nhất của con. Nhưng cô gái đó lại nói rằng cô ta yêu bố thật lòng, và bố đến với cô ấy là tự nguyện. Cô ấy còn đề nghị cho mẹ một số tiền để mẹ “nhường” bố cho cô ấy. Sau này bố con có nói với mẹ, đại ý là: “Hay em cứ mắt nhắm mắt mở trước chuyện này đi, anh vẫn là chồng em, anh sẽ kiếm tiền để lo cho em và con”. Con nghĩ xem, làm sao mẹ có thể chấp nhận được chuyện như vậy.
Thực ra bố con chưa chết. Là mẹ nói dối con. Ngày đó, vì cô ta đeo bám, bố con lại nhùng nhằng không dứt khoát nên mẹ đành từ bỏ. Mẹ đưa con đến nơi khác sống, còn họ về ở với nhau.
Bố con nhiều lần tìm cách liên lạc nói muốn gặp con, muốn chu cấp cho con nhưng mẹ không cần. Cuộc đời mẹ con mình như thế này, vì bố con một phần, vì người đàn bà kia một phần. Họ đã phá nát một gia đình. Nghe đâu bao năm sống chung, không hiểu sao họ không có mụn con nào, âu cũng là nghiệp chướng.
Mẹ không thể cho con một cuộc sống đủ đầy sung sướng, nhưng mẹ đã nuôi con bằng tất cả yêu thương, vì con mà những gì có thể làm đã làm, chỉ mong cuộc đời con an yên, hạnh phúc. Muốn hạnh phúc, mình phải biết sống một cách đàng hoàng, tử tế con ạ”.
Tôi ngồi nghe mẹ kể, trong đầu hệt như nhớ lại một bộ phim. Chúng tôi đã đi qua những ngày tháng khổ cực như thế nào, tôi nhớ rõ. Vì một người đàn bà mà bố tôi đã làm tổn thương mẹ. Vì một người đàn bà mà cuộc đời tôi có bố như không. Vì một người đàn bà mà mẹ tôi đã sống một đời vất vả, lẻ loi với những tổn thương khó lành. Vậy mà tôi đang sống kiểu gì thế này? Tôi cặp với một người đàn ông đang có gia đình. Tôi chẳng quan tâm vợ anh ta sẽ như thế nào, các con anh ta sẽ ra sao nếu gia đình tan vỡ. Tôi tiêu tiền của anh ta, sống hưởng thụ trên nỗi đau của người khác.
Tôi biết, không phải tự nhiên mà mẹ kể chuyện này. Bao năm mẹ đã cố giấu, nay lại phơi bày ra, chỉ có thể là mẹ biết việc tôi đang làm. Có lẽ mẹ đã thất vọng và đau lòng lắm. Nhưng tôi biết mình phải làm gì rồi. Tôi mới hai mươi tư tuổi, cuộc đời phía trước còn dài, còn nhiều thứ tươi đẹp biết bao nhiêu.
Con gái ruột không nuôi, tôi cưới tiểu tam, làm cha dượng của con riêng, 15 năm sau hối hận
Trong xã hội ngày nay, luôn có một số người đàn ông không nuôi con ruột của mình, ngược lại chạy đến làm cha dượng con người khác, cam tâm tình nguyện nuôi con riêng của người khác.
01.
Trong xã hội ngày nay, luôn có một số người đàn ông không nuôi con ruột của mình, ngược lại chạy đến làm cha dượng con người khác, cam tâm tình nguyện nuôi con riêng của người khác. Những người cha như vậy, thật khó mà hiểu được.
Có lẽ trong đầu những người đàn ông này luôn tâm niệm "công sinh không bằng công dưỡng", cho rằng nếu mình móc tim móc phổi đối đãi tốt với đứa con không cùng huyết thống, đứa con đó về sau sẽ tuyệt đối hiếu thuận với mình.
Nhưng trên thực tế, một người không nuôi vợ con mình, ngược lại nuôi con cho tiểu tam, làm sao có thể có được sự đối xử chân thành của người khác.
Có lẽ lúc mới bắt đầu đứa con riêng sẽ cảm thấy biết ơn, nhưng theo thời gian, nó chỉ cảm thấy người cha dượng này đối tốt với mình hẳn là có mục đích. Sau đó khi người cha ruột xuất hiện, đứa con riêng sẽ bắt đầu xa lánh cha dượng.
Đây chính là hiện thực! Đàn ông cho rằng anh ta vứt bỏ vợ con sau khi kết hôn với tiểu tam sẽ có cuộc sống hạnh phúc, còn tận tâm xây dựng tình phụ tử với con riêng của cô ta. Nhưng trên thực tế, chẳng ai đối đãi với anh ta thật lòng. Tiểu tam thì cần anh ta giup ả nuôi con, mà đứa con riêng thì nghĩ người đàn ông này đối tốt với mình chỉ vì mục đích riêng. Cho nên, cuộc hôn nhân thứ hai, người đàn ông có thể thật lòng nhưng vợ và đứa con riêng chỉ là "hư tình giả ý".
02
Cường là kiểu đàn ông gia trưởng, trọng nam khinh nữ. Để bảo tồn "gen trội" nhà hắn, vợ hắn nhất định phải sinh con trai. Thế nhưng người vợ lại sinh liền tù tì 2 cô con gái khiến hắn cực kỳ thất vọng. Hắn cảm thấy đây là lỗi của người vợ vì tông ti nhà hắn từ xưa đến nay chưa từng sinh con gái 1 bề như thế.
Cho nên, Cường càng ngày càng ghét bỏ vợ con, nhìn họ thế nào cũng không thuận mắt, thậm chí cho rằng vì chuyện này mà khiến hắn mất hết mặt mũi. Thế nên sau đó, Cường quen một người phụ nữ tên Lệ. Hắn cảm thấy người phụ nữ này có thể sinh cho mình một đứa con trai bởi cô ta có một đứa con trai riêng. Hơn nữa, với thân thế của Lệ, nhất định là có thể duy trì nòi giống cho nhà hắn.
Cho nên, Cường nhanh chóng vứt bỏ vợ con, tái hôn với Lệ. Như đã nói, Lệ có một đứa con trai 10 tuổi, đứa con này sau khi mẹ tái hôn thì ở cùng mẹ và cha dượng là Cường. Mới đầu Cường cũng không để ý đứa trẻ này lắm, vì dù sao nó cũng không phải con hắn, hắn chỉ hy vọng Lệ có thể sinh cho mình một đứa con trai. Cường cảm thấy cô vợ hai này có kinh nghiệm, hơn nữa sức khỏe tốt, nhất định có thể làm được.
Nhưng Cường ngày ngóng đêm mong mà mãi không được như ý nguyện. Từng ngày trôi qua, 1 năm, 2 năm mà vợ hai vẫn chưa có tin vui. Cuối cùng hắn cũng đành chấp nhận buông bỏ chấp niệm của bản thân, tuân theo số trời rằng đời này không có phước sinh con trai.
(Ảnh minh họa)
Sau đó Cường lại nghĩ tuy hắn không sinh được con trai nhưng không phải đã có sẵn một đứa là con trai riêng của vợ sao? Hắn cho răng nếu mình nuôi dưỡng đứa con này tử tế thì sau này nó cũng sẽ coi hắn như bố ruột mà phụng dưỡng. Từ khi có suy nghĩ này, Cường bắt đầu đối xử với con riêng của con của chính mình, lại không hề để ý đến 2 đứa con gái ruột thịt, luôn cho con riêng tiền tiêu, sợ thằng nhỏ sống không thoải mái.
Cường cho rằng những sự đầu tư này của hắn sẽ đổi lấy được sự ngưỡng mộ của con riêng. Nhưng đứa nhỏ này sau khi lớn lên, đối với cha dượng ngày càng xa cách. Cường sau đó mới biết thằng bé đã liên lạc lại với bố ruột của nó. Đúng là "một giọt máu đào hơn ao nước lã", dù Cường có đối xử tốt thế nào thì trong mắt đứa nhỏ, hắn vẫn không thể nào so sánh được với người bố ruột.
Điều này làm cho Cường vô cùng tức giận, cảm thấy mấy năm nay mình là "nuôi con tu hú", con riêng luôn không coi mình như người thân mà bố ruột của nó cũng rất gian xảo, vừa không mất công nuôi lại vẫn có được tình phụ tử.
Cường cố gắng thay đổi thái độ của con riêng với hắn, trước mặt thằng bé không ngừng nói mấy năm nay nuôi nó vất vả thế nào, không dễ dàng ra sao, mong nó sẽ cảm động mà yêu thương mình nhưng thực tế đổi lại là chính sự chán ghét của đứa trẻ.
Sau đó, Cường quá tức giận mà mắng chửi đứa con riêng. Chính vì điều này mà mâu thuẫn cha dượng - con riêng ngày càng sâu sắc. Trong khi đó, người vợ hai lại chỉ đứng về phía đứa con. Cường hoàn toàn trở thành người ngoài trong chính ngôi nhà của mình. Quan hệ một nhà 3 người càng ngày càng cứng nhắc, gượng gạo.
Ít lâu sau, Cường sinh bệnh, con riêng của hắn không quan tâm, ngay cả người vợ hai cũng lấy lý do lớn tuổi, sức khỏe không tốt mà từ chối chăm sóc hắn. Mãi đến lúc này, Cường mới nhớ tới 2 con gái ruột, mặt dày liên lạc với 2 con, nhưng lại bị cả 2 đứa từ chối.
03.
Vì "trọng nam khinh nữ" mà Cường rũ bỏ vợ con để đến với tiểu tam, hy vọng cô ta có thể sinh cho mình một đứa con trai. Nhưng gieo nhân nào gặt quả ấy, hắn không những không thể có con trai như mong muốn mà còn đành phải nuôi con trai riêng của vợ 2 như con ruột. Mà đứa con riêng này không khi nào coi hắn như ruột thịt. Thế mới nói, đàn ông rũ bỏ vợ con để lấy riểu tam khó mà có kết cục tốt đẹp, lúc bệnh tật không chỉ con riêng, vợ hai quay lưng mà hai đứa con gái ruột từng bị bố hắt hủi cũng không muốn dung thứ. Kết luận rút ra là đã có gia đình tử tế thì nên giữ thật chắc, kẻo đến lúc hối không kip.
Choáng váng với lời dặn dò của tiểu tam dành cho chồng: "Biết đâu anh không kiềm được thì sao" Người ta cứ đùa nhau, chồng là thứ bán không ai mua cho không ai lấy nhưng cứ hở ra là mất. Khổ nhất vẫn là phụ nữ, gồng gánh bao nhiêu nghĩa vụ giờ còn phải tìm mọi cách để giữ chồng. Mới đây, câu chuyện ngoại tình của một anh chồng đã thu hút sự quan tâm của nhiều chị em...