Biệt thự Pháp bị sập: Xin nâng cấp nhiều lần nhưng không được?

Theo dõi VGT trên

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định không phát hiện tòa nhà Pháp cổ có nguy cơ khẩn cấp, tuy nhiên công trình đã xuống cấp và không thể sử dụng lâu dài. Phía đường sắt đã nhiều lần có văn bản xin UBND TP Hà Nội cho phép nâng cấp nhưng không được trả lời.

Công trình 110 năm tuổi vẫn phải… chờ!

Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam – cho biết, Tổng Công ty Đường sắt tiếp nhận tòa nhà này từ năm 1955 với danh nghĩa là thuê nhà của Nhà nước để sử dụng là nơi làm việc và trả tiền thuê nhà đến năm 1985, từ năm 2000 đến nay chuyển đổi sang hình thức thuê đất và thanh toán tiền thuế theo năm. Tổng Công ty chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo.

Số liệu ghi nhận từ năm 2010 đến nay, số tiền Tổng Công ty này thanh toán thuê đất cũng có sự thay đổi trong các năm. Cụ thể, năm 2010 là hơn 350 triệu đồng, năm 2011 là hơn 1,2 tỷ đồng, năm 2012 là 1 tỷ 738 triệu đồng, năm 2013 là 1 tỷ 579 triệu đồng, năm 2014 số tiền nộp là hơn 3,9 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2015 số tiền đã nộp là 1 tỷ 150 triệu đồng.

Biệt thự Pháp bị sập: Xin nâng cấp nhiều lần nhưng không được? - Hình 1

Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ảnh: Tiền phong)

Theo ông Hoạch, khu nhà 107 Trần Hưng Đạo có diện tích đất hơn 2.800 m2, gồm 7 ngôi nhà với tổng diện tích sàn xây dựng 2.669 m2 được sử dụng vừa là nơi làm việc vừa là nơi ở cán bộ công nhân viên đường sắt. Trước là 4 người thuê một phòng, sau đó chuyển dịch dần thành nhà ở của các hộ là con cháu của cán bộ công nhân viên đường sắt.

“Do thời gian sử dụng đã lâu, công trình (ngôi số 1) bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm nên năm 2008, 2009 Tổng công ty đã có văn bản báo cáo UBND và các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Hà Nội đồng ý cho sử dụng đất ở số 31 Láng Hạ để bố trí tái định cư cho người dân nhưng cũng chỉ đồng ý về chủ trương chứ không có quyết định chính thức nào bằng văn bản. Còn việc xin phá dỡ khu nhà số 107 Trần Hưng Đạo để xây dựng lại thì Hà Nội không có câu trả lời” – ông Hoạch thông tin.

Ông Hoạch khẳng định, năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 09/2007/ QĐ-TTg ngày 19/01/2007, Tổng công ty Đường sắt đã thực hiện kê khai và đề xuất phương án xử lý, sắp xếp cơ sở nhà đất tại 107. Theo quyết định của Thủ tướng, tòa nhà “giữ lại tiếp tục sử dụng theo hiện trạng. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tổng công ty. Di dời, tái định cư các hộ đến vị trí khác, phá dỡ toàn bộ công trình cũ đã xuống cấp để đầu tư xây dựng làm văn phòng của Tổng công ty”.

Video đang HOT

Đến năm 2013, Bộ Tài chính có văn bản số 12859/BTC-QLCS thống nhất để Tổng công ty “giữ lại tiếp tục làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của thành phố, liên hệ với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội để được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật”. Tổng công ty đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội để thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính (văn bản số 2999/ĐS-VP ngày 27/11/2013, số 2130/ĐS-VP ngày 30/7/2015, số 2217/ĐS-VP ngày 5/8/2015), đến nay đang được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Sập nhà, chết người vẫn không rõ trách nhiệm

Trong thời gian quản lý, để duy trì công năng sử dụng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thực hiện việc cải tạo, sửa chữa chống sập, dột nhưng không làm ảnh hưởng tới kết cấu tòa nhà. Cụ thể: Chống sập sàn tầng 1, trần tầng 2 hội trường; Thay thế cửa tầng 2 nhà hội trường; Xây dựng hệ thống trạm bơm thoát nước, chống úng ngập tầng hầm.

Biệt thự Pháp bị sập: Xin nâng cấp nhiều lần nhưng không được? - Hình 2

Toàn nhà biệt thự Pháp bị sập trưa ngày 22/9 (ảnh: Nguyễn Dương)

Nói về trách nhiệm của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đối với tòa biệt thự bị sập, Phó Tổng Giám đốc Đoàn Duy Hoạch cho hay, đó là trách nhiệm sử dụng, thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và báo cáo tình trạng xuống cấp của tòa nhà thì Tổng công ty cũng đã báo cáo nhiều lần bằng văn bản.

“Trước khi xảy ra sự cố sập tòa nhà, Ban Quản lý dự án trong quá trình sử dụng báo cáo là không phát hiện thấy nguy cơ khẩn cấp. Nguy cơ sập đổ tòa nhà chỉ được phát hiện trước khoảng 5 phút. Trưa hôm đó trời đang mưa, một số anh em đang uống nước thì phát hiện nước mưa dột nhiều, tường nứt và nhà có dấu hiệu bị nghiêng nên đã hô hoán những người đang ngủ trưa dậy kịp chạy thoát thân. Trước mắt, Tổng Công ty Đường sắt đã hỗ trợ gia đình mỗi người chết 10 triệu đồng và mỗi người bị thương số tiền 3 triệu đồng” – ông Hoạch cho biết thêm.

Trong khi đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải chịu trách nhiệm giải quyết vụ sập nhà Pháp cổ theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình.

Cần phải nói thêm rằng, tòa nhà biệt thự bị sập nằm trong nhóm biệt thự bảo tồn cấp 2, dù được nhận định là đã xuống cấp và không thể sử dụng lâu dài, nhưng đơn vị sử dụng là Tổng Công ty Đường sắt chưa từng tiến hành kiểm định, và đơn vị quản lý là Xí nghiệp quản lý Nhà Hà Nội thuộc Sở Xây dựng Hà Nội cũng không có ý kiến gì. Đến nay, khi nhà đã sập, người đã chết, nhưng trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng.

Theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội, trường hợp biệt thự nhóm 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố cho phép phá dỡ, xây dựng lại.

Chủ đầu tư phải có dự án xây dựng lại nhà biệt thự đảm bảo theo kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao) trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.

Trường hợp biệt thự do cơ quan Trung ương quản lý, Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo Bộ Xây dựng xin ý kiến thỏa thuận trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét. Các trường hợp đặc biệt phải phá dỡ để xây dựng công trình khác theo văn bản chấp thuận Thủ tướng Chính phủ thì UBND Thành phố quyết định cho phép phá dỡ.

Châu Như Quỳnh

Theo Dantri

Sập nhà cổ ở Hà Nội: 35 người thoát chết trong may mắn

Nhà số 107 phố Trần Hưng Đạo bị sập là nơi làm việc của 35 nhân viên ngành đường sắt. Rất may, hôm nay 35 người này không đến cơ quan.

Sập nhà cổ ở Hà Nội: 35 người thoát chết trong may mắn - Hình 1

Ngôi nhà bị sập do Ban quản lý đường sắt khu vực 1 quản lý, có 35 người làm việc tại đây

Tòa nhà xây từ thời Pháp, có 3 khối, khối 1 (mặt tiền) có 2 tầng, khối 2 (bị sập) là hội trường được xây kiểu hình mái vòm, độ cao tương đương 3 tầng, diện tích khoảng 300 mét vuông, 2 bên phía hội trường có hành lang lửng, bố trí nơi làm việc của cán bộ nhân viên.

Ngôi nhà này do Ban quản lý đường sắt khu vực 1 (Tổng công ty Đường sắt) quản lý, là nơi làm việc của 35 cán bộ, nhân viên. Rất may mắn, trong sáng 22.9, cả 35 người đã không tới làm việc vì trời mưa lớn. Duy nhất một nhân viên bảo vệ của cơ quan ở lại, khi nhà sập, ông này bị gạch rơi vào chân.

Toàn bộ số người bị mắc kẹt trong đống đổ nát của ngôi nhà sập là người dân buôn bán, sinh sống tại các khu vực lân cận đang di chuyển qua đây. Không ít người không sinh sống tại số 107 Trần Hưng Đạo nhưng đến đi nhờ nhà vệ sinh và gặp nạn.

Đến 17 giờ 50 phút chiều 22.9, lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân.

Sập nhà cổ ở Hà Nội: 35 người thoát chết trong may mắn - Hình 2

Lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt

Sập nhà cổ ở Hà Nội: 35 người thoát chết trong may mắn - Hình 3

Chiều 22.9, theo báo cáo nhanh của UBND quận Hoàn Kiếm, tình hình của những nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Việt Đức như sau:

Nạn nhân Lê Thị Hương, bán rau tại tầng 1 tòa nhà, chưa rõ hộ khẩu thường trú, đưa vào viện lúc 15 giờ, chết lúc 15 giờ 10 phút.

Nạn nhân Nguyễn Thị Tiêu, 54 tuổi, bị tường đổ vào người, bị thương.

Vũ Thị Thu Hằng, 37 tuổi, hộ khẩu thường trú 107 Trần Hưng Đạo, chấn thương sọ não, chấn thương xương chậu.

Nguyễn Văn Nức, 34 tuổi, hộ khẩu thường trú thôn Sâm Khúc, Việt Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên bị thương tích ở chân.

Tào Thị Hiện, 50 tuổi, hộ khẩu thường trú ở Cát Động, Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội, bị thương ở chân.

Thúy Hằng - Lê Nam

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024

Tin mới nhất

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

Netizen

10:22:18 19/11/2024
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

Những mẫu khăn quàng cổ và cách phối độc đáo cho mùa đông

Thời trang

10:06:29 19/11/2024
Khăn quàng cổ không chỉ giữ ấm mà còn là điểm nhấn thời trang đầy cuốn hút. Khám phá ngay những mẫu khăn đẹp mắt cùng cách phối độc đáo, giúp bạn tỏa sáng trong mùa đông này.

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz

Sao châu á

09:56:35 19/11/2024
Năm 2020, nữ diễn viên Chu Trí Hiền và nam vương Hong Kong (Trung Quốc) Lê Chấn Diệp khiến đài TVB điêu đứng khi bị cánh truyền thông bắt quả tang tại trận hành vi ngoại tình.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Phát hiện 'khách không mời' trên giường ngủ, người phụ nữ sợ quên cả tiếng Anh

Lạ vui

09:47:33 19/11/2024
Khi trở về nhà , Francielle Dias Rufino thấy vị khách không mời ở trên giường của cô. Francielle căng thẳng tới mức quên cả tiếng Anh, cô hét lên với chồng mình bằng tiếng Bồ Đào Nha.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.

Mbappe nguy cơ bị tuyển Pháp ngó lơ

Sao thể thao

09:40:30 19/11/2024
Cựu cầu thủ Louis Saha cho rằng Kylian Mbappe có thể rút lui khỏi tuyển Pháp nếu mâu thuẫn giữa đôi bên không được giải quyết.

Để "sống tối giản", tôi làm theo những cách này nhưng lại thấy cuộc sống của mình trở nên "cực kỳ phức tạp"

Sáng tạo

09:38:00 19/11/2024
Để theo đuổi cái gọi là cuộc sống tối giản , tôi đã tuân theo một loạt hành vi và thói quen phổ biến hiện nay, nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của tôi đơn giản và rõ ràng hơn.

Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ

Sức khỏe

09:29:52 19/11/2024
Su hào cực giàu kali nên giúp chế hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn và hỗ trợ hoạt động cơ bắp tốt hơn. Cung cấp đủ kali cho cơ thể còn giúp tăng tốc độ xử lí thông tin của não bộ lên nhanh chóng.