Biệt thự của cố nhà văn Kim Dung bị rao bán với giá gần 10 triệu USD
Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung qua đời vào năm 2018. Truyền thông Trung Quốc cho hay một căn nhà của ông đã được gia đình rao bán với giá 9,5 triệu USD.
Ngày 9/10, Sina đưa tin căn biệt thự nằm ở Hàng Châu (Trung Quốc) của cố nhà văn Kim Dung mới đây đã được gia đình rao bán với giá 9,5 triệu USD. Được biết, ngôi nhà này đã bị bỏ hoang nhiều năm qua, không có ai trông giữ.
Nguồn tin cho hay 21 năm về trước, được sự giới thiệu của bạn bè, Kim Dung và vợ đã đến tham quan biệt thự này. Do yêu thích khung cảnh hữu tình của thiên nhiên nơi đây, cố nhà văn đã quyết định mua lại căn nhà với mục đích cùng vợ an hưởng tuổi già.
Căn biệt thự của cố nhà văn Kim Dung được rao bán sau nhiều năm bỏ hoang.
Căn nhà rộng 453 m2, hoa viên rộng 1.800 m2, nằm cạnh núi Ngũ Vân Sơn và có tầm nhìn hướng thẳng ra dòng sông Tiền Đường hùng vĩ, cây cối tươi tốt quanh năm.
Khi mua căn biệt thự này, Kim Dung từng nói: “Tôi sống ở đây để làm bạn với gió trăng và làm hàng xóm của văn nhân. Sau này, tôi có thể dễ dàng mới nữ sĩ Quỳnh Dao đến nhà cùng thưởng trà Long Tỉnh”.
Trùng hợp thay, thời điểm đó, nhà văn Quỳnh Dao cũng có một căn biệt thự nghỉ dưỡng gần nhà của Kim Dung. Theo Sohu, nữ diễn viên Lâm Thanh Hà là nghệ sĩ hiếm hoi từng được ông mời đến biệt thự tham quan, ngắm cảnh.
Ngoài căn biệt thự được rao bán, Kim Dung từng mua 3 bất động sản khác ở Hàng Châu. Sohu cho biết nhà văn đặc biệt yêu mến và dành nhiều tình cảm cho thành phố này. Khi còn sống, ông từng nhiều lần đến Hàng Châu để tìm cảm hứng sáng tác.
Trong đó, thư viện Vân Tùng – nơi đầu tiên được ông mua lại và sửa sang với giá hơn 2 triệu USD cũng được được Kim Dung quyên góp cho thành phố Hàng Châu để làm địa điểm đọc sách.
“Thư viện quá đẹp, nhưng sẽ rất đáng tiếc nếu chỉ để một người chiêm ngưỡng. Vì vậy, tôi quyết định tặng nó cho tất cả người dân Hàng Châu”, Kim Dung chia sẻ.
Video đang HOT
Căn nhà được Kim Dung quyên góp để làm thư viện ở Hàng Châu.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc đương đại, được mệnh danh là “võ lâm minh chủ”, doanh số bán sách cao nhất trong giới văn đàn Trung Quốc.
Trong sự nghiệp của mình, Kim Dung viết 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp. “Thái đẩu võ hiệp” Kim Dung qua đời ngày 30/10/2018, hưởng thọ 94 tuổi.
Theo Zing
Tuyệt sắc mỹ nhân sở hữu võ công mạnh nhất truyện Kim Dung và những tranh cãi không có hồi kết
Dù chỉ xuất hiện trong vài trích đoạn ngắn nhưng Hoàng Sam Nữ Tử đã để lại ấn tượng lớn cho các fan hâm mộ của nhà văn Kim Dung.
Chung Nam sơn hậu
Hoạt tử nhân mộ
Thần điêu hiệp lữ
Tuyệt tích giang hồ
Trên đây là lời hồi đáp của Hoàng Sam Nữ Tử khi được hỏi về thân phận thực sự của mình. Chỉ với 4 câu, nàng ta đã khiến biết bao fan hâm mộ phải tranh luận, cự cãi và không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để lùng ra bằng được "info". Sự thật về thân thế của nàng mỹ nhân võ công cao cường bậc nhất Ỷ Thiên Đồ Long Ký này luôn là bí ẩn mà cho tới nay, chẳng ai có thể giải đáp được.
Hoàng Sam Nữ Tử - mỹ nhân có võ công tuyệt thế nhưng thân phận lại cực kỳ bí ẩn
Hãy truy ngược lại khoảng thời gian giữa 2 bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký và Thần Điêu Đại Hiệp. Ai cũng biết, giai đoạn mà Trương Vô Kỵ hòa nhập giang hồ là vào thời nhà Nguyên sắp sụp đổ, cách khoảng thời gian Dương Quá - Cô Cô tới gần 100 năm. Điều này kết hợp với 4 câu nói ở trên đã ngầm chỉ ra, hoặc Hoàng Sam Nữ Tử là "con cháu" của bộ đôi Dương Quá - Cô Cô, hoặc nàng ta chính là hậu nhân đến từ phái Cổ Mộ.
Có rất nhiều liên hệ cho thấy Hoàng Sam Nữ Tử chính là hậu nhân của bộ đôi Dương Quá - Tiểu Long Nữ
Rất nhiều độc giả thường nghiêng về giả thuyết Hoàng Sam Nữ Tử chính là con gái của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Đầu tiên, không ai biết nàng ta tên gì, chỉ thấy Sử Hồng Thạch gọi nàng là Dương tỷ tỷ. Đây chính là họ của Thần Điêu Đại Hiệp năm xưa, liệu rằng chính anh đã nhắn nhủ cho hậu bối về sau ra tay giúp đời để lấy lại thanh danh cho nhà họ Dương? Tiếp đó, tác giả Kim Dung từng có lần ngầm khẳng định ý kiến này với mô tả về Hoàng Sam Nữ Tử như sau: "mặt không một chút huyết sắc".
Xét về thời gian, thời đại của Hoàng Sam Nữ Tử cách Dương Quá, Tiểu Long Nữ tới cả 100 năm
Nếu như bạn đọc chưa biết thì nữ nhân phái Cổ Mộ quanh năm sống trong điều kiện hầm mộ lạnh lẽo, u tối, thiếu ánh sáng mặt trời. Điều này khiến cho làn da của họ trắng nhưng hơi... xanh xao. Chính vì thế, lời mô tả này đã khẳng định về nguồn gốc của Hoàng Sam Nữ Tử có liên hệ chặt chẽ với phái Cổ Mộ.
Các môn sinh của phái Cổ Mộ sống trong hang tối lạnh lẽ, không được nhận ánh sáng mặt trời, có ảnh hưởng không nhỏ tới làn da của họ
Một điều mà chúng ta không thể gạt bỏ chính là sự tinh túy, uy lực không cần bàn cãi của bộ Cửu Âm Chân Kinh xuyên suốt Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Nếu như ở 2 bộ truyện trước là Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp, Cửu Âm Chân Kinh chỉ được thể hiện thông qua các phần nhỏ và không hoàn chỉnh thì mãi tới khi Hoàng Sam Nữ Tử xuất hiện, nàng mới chính là người phát huy hoàn chỉnh nhất tinh hoa của bộ bí kíp này.
Cửu Âm Chân Kinh mà Hoàng Sam Nữ Tử sử ra mới là hàng "real"
Nàng ta sử dụng Cửu Âm Thần Trảo một cách điêu luyện, tới mức có thể hoàn toàn áp đảo Cửu Âm Bạch Cốt Trảo vốn đã cực âm tà của Chu Chỉ Nhược không mấy khó khăn. Vốn dĩ, cả 2 môn võ công này đều là 1 nhưng cái cách mà mỗi người sử dụng lại vô cùng khác biệt, bên thì như thần tiên, bên lại giống quỷ mị.
Sự bí ẩn chính là thứ lôi cuốn nhất từ mỹ nhân này
Tất nhiên, chỉ với từng ấy thông tin, vẫn rất khó để kết luận Hoàng Sam Nữ Tử là hậu duệ đời sau của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Có chăng, đây chỉ là điều khao khát nhất của các fan mà thôi. Cố nhà văn Kim Dung trước nay chưa từng có một lời khẳng định về nhân vật bí ẩn này, càng khiến các cuộc tranh luận từ fan hâm mộ không có hồi kết. Người thì nói nàng ta chính là con của Dương Quá, người lại cho rằng Hoàng Sam Nữ Tử thực chất chỉ là nhân vật phụ họa mà Kim Dung vô tình nghĩ ra, sau này được bồi đắp thêm một vài tình tiết cho phù hợp với mạch truyện.
Dù đã trải qua nhiều phiên bản nhưng có vẻ như cho tới giờ, Lưu Thi Thi vẫn là diễn viên thể hiện được cái thần thái bất phàm của Hoàng Sam Nữ Tử tốt nhất
Trong các phiên bản "người đóng", có lẽ vai diễn của Lưu Thi Thi trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009 mới là đáng nhớ nhất. Nhờ khí chất băng thanh ngọc khiết và gương mặt đẹp không tì vết, Lưu Thi Thi còn từng được ví như "tiểu Lưu Diệc Phi" và đốn gục trái tim của biết bao khán giả. Rất nhiều tựa game sau này lấy đề tài kiếm hiệp Kim Dung cũng thiết kế nhân vật Hoàng Sam Nữ Tử dựa theo tạo hình của Lưu Thi Thi khi trước.
Hoàng Sam Nữ Tử trong Giang Hồ Hoàng Kim
Ngoài lề: Ra mắt trong thời điểm mà phần nhìn, cái đẹp là trên hết, Giang Hồ Hoàng Kim cũng được trang bị nền đồ họa Ultra HD 4K xứng tầm, giúp đem đến những trận giao tranh mãn nhãn nhất. Dù là từng nhân vật, mỗi tuyệt học võ công trong truyện Kim Dung hay các pha so kiếm kịch tính, tất cả đều được thể hiện một cách đầy sống động, lúc thì uy lực, nghiêng trời lệch đất, khi lại uyển chuyển, khéo léo và đầy tinh túy. Nếu như có BXH các tựa game tái hiện võ công Kim Dung đẹp mắt nhất, Giang Hồ Hoàng Kim chắc chắn sẽ không trượt khỏi Top đầu.
Dù sao, một điều không thể chối bỏ là chính vì thân phận quá bí ẩn, sức hút của Hoàng Sam Nữ Tử lại ngày càng tăng nhanh. Nếu như nàng ta được hé lộ là con gái của ai đó, xuất thân từ danh gia vọng tộc hay chính là một thiên tài võ học bẩm sinh... tất cả sẽ làm mất đi sự quyến rũ mà tác giả đã cố gắng tạo ra cho người mỹ nhân này. Có những ý kiến cho rằng, phụ nữ càng bí ẩn lại càng đẹp, Hoàng Sam Nữ Tử chính là một ví dụ điển hình cho câu nói ấy.
Theo GameK
Nhân vật này được coi là bá đạo nhất truyện Kim Dung, hơn cả Độc Cô Cầu Bại hay Trương Tam Phong Trong hàng loạt các tác phẩm mình từng viết, Hiệp Khách Hành có lẽ là bộ truyện "phiêu" nhất của nhà văn Kim Dung. Bởi lẽ, anh chàng nhân vật chính của chúng ta mạnh đến nỗi không tưởng. Phải là một fan cuồng truyện kiếm hiệp Kim Dung rất lâu năm mới biết được 3 chữ "cẩu tạp chủng" - cái tên...