Biệt thự 5 tầng sai phép của cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bây giờ thế nào?
Sau 8 tháng bị kết luận có sai phạm, phần xây dựng sai phép ở ngôi biệt thự 5 tầng của cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa trên địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) chưa có thêm sự chuyển biến, dù trước đó gia đình đã có đơn xin tự tháo dỡ.
Ngôi biệt thự của gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa thời điểm hiện tại (Ảnh: Nguyễn Trường).
Như Dân trí đã phản ánh, tháng 3/2018, ngôi biệt thự đồ sộ sai phép của gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 – Bộ Công an), nằm trong khuôn viên Khu đô thị mới Phùng Khoang – Khu nhà ở hỗn hợp C37 (Bắc Hà Tower – C37), thuộc địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) được cơ quan chức năng kết luận có sai phạm.
Cụ thể, công trình này đã vi phạm trật tự xây dựng, xây thêm 3 bức tường trang trí làm giàn hoa phía sân chơi của tầng 5 cao 2,7m, dài 18m. Trong khi đó, những căn biệt thự cùng trong khu Bắc Hà Tower – C37 chỉ xây dựng theo kết cấu 3 tầng 1 tum.
Trước những sai phạm này, bà Nguyễn Bích Hồng (vợ ông Hóa – trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) – là người đứng tên ngôi biệt thự đã có đơn xin tự tháo dỡ phần vi phạm và được cơ quan chức năng “tạo điều kiện”.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sau khoảng thời gian 8 tháng, tiến độ phá dỡ phần vi phạm chưa có sự chuyển biến. Sau khi 3 bức tường trang trí trên tầng 5 được phá dỡ, những phần sai phạm còn lại của căn biệt thự vẫn được giữ nguyên hiện trạng. Bằng mắt thường vẫn có thể nhận thấy ngay điểm “khác biệt” của ngôi biệt thự đồ sộ này so với các công trình liền kề.
Hình ảnh được PV Dân trí ghi nhận sáng ngày 14/11:
Video đang HOT
3 bức tường trang trí trên tầng 5 đã được tháo dỡ hoàn toàn.
Theo quy định, toàn bộ những ngôi biệt thự tại đây chỉ được xây dựng theo kết cấu 3 tầng 1 tum. Ngôi biệt thự đồ sộ của gia đình ông Hóa vẫn “khác biệt” hoàn toàn so với các công trình liền kề.
Sau 8 tháng, nhiều sai phạm của căn biệt thự vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Nguyễn Trường
Theo Dantri
"Điểm mặt" chủ đầu tư 45 công trình "xẻ thịt" rừng Sóc Sơn
Chủ 18 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất quy hoạch rừng phòng hộ ở xã Minh Phú không chịu tháo dỡ. Còn xã Minh Trí đang đợi huyện thẩm định hồ sơ 27 công trình mới quy được vi phạm thế nào để xử lý.
Cách đây hơn hai tháng (8/2018), Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng (Sở NN&PTNN Hà Nội) đã có báo cáo về việc rà soát xây dựng trên đất lâm nghiệp có sự quản lý chồng chéo giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng với UBND xã Minh Phú.
Ban Quản lý rừng cho biết, qua quá trình kiểm tra đã phát hiện một số hộ dân xây dựng nhà và làm lán trại trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp ở xã Minh Phú. Trước yêu cầu của đơn vị này, một số hộ dân đã tự tháo dỡ hoàn trả mặt bằng. Tuy nhiên, thời điểm đó vẫn còn một số hộ tại khoảnh 11 và 12 (theo quy hoạch rừng 2008) không chấp hành theo yêu cầu.
Một tòa nhà biệt thự trong khu Hoàng Lê Gia Garden ở xã Minh Trí. (Ảnh: Toàn Vũ)
Tại xã Minh Phú có 18 hộ không tự khắc phục với nhiều lý do khác nhau. Cụ thể, theo quy hoạch rừng năm 2008 thì diện tích các hộ đang vi phạm là do Ban quản lý nhưng qua kiểm tra hồ sơ các hộ cung cấp đều có sổ lâm bạ, có hợp đồng chuyển nhượng qua xã, trong hợp đồng có đất thổ cư, có phiếu thu xây dựng cơ sở hạ tầng, có hóa đơn nộp thuế...
Trong 18 công trình vi phạm, có công trình do ông Phạm Mạnh H. là chủ đầu tư. Theo hồ sơ ông Phạm Mạnh H. cung cấp có sổ lâm bạ cấp từ năm 2003, với diện tích được giao 1.290 m2, đất trắng. Ngoài ra, ông H. còn cung cấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xác nhận của xã; tình trạng sử dụng đất là thổ cư và vườn quả.
Ban Quản lý rừng cho biết, ông Phạm Mạnh H. dựng khung nhà thép với diện tích 98m2. Ngày 26/6, Ban Quản lý có lập biên bản làm việc với ông H. yêu cầu dừng thi công công trình vi phạm nêu trên. Ông H. đồng ý với kết luận và ký vào biên bản làm việc, với cam kết tự nguyện tháo dỡ. Nhưng đến ngày Ban quản lý đưa ra báo cáo này, thì công trình vi phạm chưa được xử lý.
Tại khoảnh 11 có công trình kết cấu gạch xi măng cát, diện tích 123,2 m2, do bà Đào Thị Thanh Th. là chủ đầu tư. Cũng tại khoảnh 11, có công trình với kết cấu gạch xi măng cát, diện tích 71,25 m2, do bà Nguyễn Thị T. là chủ đầu tư.
Ngay khi phát hiện vi phạm, Trạm bảo vệ rừng Sóc Sơn đã lập biên bản hai công trình trên. Làm việc với Ban quản lý rừng, cả bà Th và bà T. có cam kết tự tháo dỡ. Tuy nhiên, đến ngày Ban quản lý đưa ra báo cáo này, thì công trình vi phạm chưa được xử lý.
Ngoài những công trình kể trên, trong tháng 8/2018, Ban Quản lý rừng còn chỉ ra 15 công trình vi phạm khác. Ban Quản lý rừng cũng đã mời các chủ đầu tư công trình lên làm việc với cam kết tự tháo dỡ nhưng, đến thời điểm có báo cáo này, các công trình vẫn tồn tại.
Còn trên địa bàn xã Minh Trí có 27 công trình xây dựng trên đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Minh Tân. Ông Dương Văn Nhuận - Chủ tịch UBND xã Minh Trí cho biết, thực tế chỉ có 22 công trình nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, còn 5 công trình khác nằm ngoài.
Những công trình vi phạm trên địa bàn thôn Minh Tâm phần lớn nằm ven đường Bắc Sơn - Thái Nguyên và ven hồ Đồng Đò - nơi có những cánh rừng thông xanh mướt.
Ông Chủ tịch xã Minh Trí cho biết, trong 22 công trình vi phạm mới có khu Hoàng Lê Gia Garden. Thực tế, đây là tổ hợp gồm 4 hạng mục công trình với tổng diện tích xây dựng 717 m2.
Khu đất Hoàng Lê Gia Garden được 4 người ngoài địa phương nhận chuyển nhượng của 13 hộ dân tại thôn Minh Tâm. Tổ hợp này do bà Lê Thị Lan H., ông Hoàng Đức A., Hoàng Văn H. là chủ đầu tư.
Trao đổi với báo chí, Chủ tịch xã Minh Trí chỉ kể về một số công trình vi phạm trong tổng số 22 công trình nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ. Ông Nhuận luôn từ chối cung cấp cụ thể danh sách 22 công trình này, với lý do Thanh tra TP đang thanh tra.
Sau một hồi băn khoăn, ông Nhuận chỉ ước tính, trong các công trình vi phạm ở thôn Minh Tâm, thực tế thì của người địa phương "ít hơn người ở nơi khác đến".
Đến thời điểm này, ông Nhuận cũng chưa biết bao giờ sẽ ra thông báo yêu cầu người dân tự tháo dỡ và cưỡng chế công trình vi phạm nếu người dân không tự làm.
"Bây giờ phải xác định xong hạn mức và loại đất của người ta thế nào thì mới quy được vi phạm. Cái đó thuộc thẩm quyền của huyện và khi nào huyện có kế hoạch cụ thể thì chúng tôi sẽ thực hiện", ông Nhuận nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội xem xét trách nhiệm, kỷ luật gần 100 cán bộ xây dựng Tính từ tháng 3.2014 đến tháng 5.2018, các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã tiến hành xem xét trách nhiệm của các cá nhân, kỷ luật đối với 89 cán bộ công chức, viên chức thuộc thanh tra xây dựng có vi phạm. Sáng 24.9, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP.Hà Nội giao ban trực...