Biệt tài săn ếch đồng, cua đồng béo múp ban đêm của dân Bình Phước
Khi những cơn mưa đổ xuống tưới mát cánh đồng nứt nẻ vì mùa khô hạn kéo dài cũng là thời điểm bắt đầu cuộc mưu sinh trong mùa mưa của người dân nông thôn vùng biên giới Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước).
Nhờ có biệt tài giả tiếng ếch kêu, kinh nghiệm săn đêm nhiều năm mà nhiều người có thể bắt được vài kg ếch đồng, cua đồng béo múp trong 1 đêm, thu về vài trăm ngàn đồng.
Sau những ngày dài nắng hạn, trận mưa đầu mùa đã làm thức tỉnh mọi sự sống trên cánh đồng. Đang ngồi nhâm nhi ly nước trà chiều, anh Nguyễn Văn Nhiều, ấp 6, xã Lộc Hưng – hàng xóm của gia đình tôi… nhìn bầu trời thấy mây đen kéo đến, sấm chớp đùng đùng, anh liền nói với tôi rằng trời sắp đổ mưa lớn nên phải về nhà chuẩn bị dụng cụ để tối nay ra đồng bắt cua, ếch.
Với kinh nghiệm mưu sinh lâu năm trên đồng ruộng vào mùa mưa, anh Nhiều cho biết: “Sau một thời gian ẩn mình trong lòng đất, khi mùa mưa đến, nước về trên những cánh đồng thì cua, nhái, dế, ếch, cá đua nhau rời khỏi nơi trú ngụ để bắt đầu cuộc sống mới, bắt đầu mùa sinh sản”.
Anh Mai Thế Bình, ngụ ấp 6, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) khoe con ếch vừa bắt được sau trận mưa lớn
Video đang HOT
Khoảng 19 giờ, khi mưa đã tạnh, nước rút bớt để lộ ra những bờ ruộng dài ngoằn ngoèo như những con trăn; khi bản nhạc đồng quê vang lên râm ran cũng là lúc những cuộc mưu sinh trong đêm của người dân vùng nông thôn bắt đầu. Hàng chục ánh đèn pin chiếu sáng loang loáng trên các cánh đồng.
“Trước đây, ít người làm nghề này và lượng ếch nhiều thì mỗi đêm một người có thể kiếm được 5-7kg, bán 400-500 ngàn đồng là chuyện thường. Nhưng bây giờ quá nhiều người bắt, số lượng ếch cũng giảm. Mùa mưa không có việc làm ổn định thì đây là công việc chính của nhiều người dân nông thôn để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hằng ngày” – anh Trần Văn Thắng, ngụ ấp Lộc Bình, xã Lộc Thành chia sẻ.
Tôi có dịp theo anh Mai Thế Bình, ngụ ấp 6, xã Lộc Hưng đi soi ếch đêm. Anh được mọi người nể phục về tài bắt ếch. Nhiều người đôi lúc về tay trắng hoặc chỉ bắt được 1-2 con nhưng với anh Bình mỗi lần đi soi đều bắt được cả chục con. Sau một vài động tác pha đèn pin, anh nói rằng đã phát hiện một con ếch cái đang nấp trong lùm cỏ. Vài thao tác thuần thục anh đã bắt được một con ếch khá lớn.
Không chỉ tinh mắt, anh Bình còn có biệt tài giả tiếng ếch kêu để dụ chúng ra khỏi nơi ẩn nấp. Anh Bình nói: Để bắt được ếch đồng mùa mưa không khó, nhưng để bắt được nhiều ếch không phải chuyện dễ, cần có kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ tập tính cư ngụ và nhu cầu sinh sản của chúng thì mới bắt được nhiều.
Không chỉ có ếch, nhái mà mùa mưa đến, mỗi đêm người dân nông thôn huyện Lộc Ninh còn ra đồng soi cua, cá, rắn, dế mèn, vừa làm thực phẩm cho bữa ăn gia đình vừa đem bán có thêm nguồn thu nhập.
Chị Thị Chi, ngụ xã Lộc Hưng cho biết, năm nào cũng vậy cứ đến mùa mưa là vợ chồng chị ra ruộng soi nhái, ễnh ương, có đêm bắt được gần 7kg. Nhái và ễnh ương ăn ngon chẳng kém ếch. Cách sơ chế của những loài này cũng giống ếch nên đồng bào dân tộc thiểu số rất ưa chuộng. Có hôm bắt được nhiều bán cho bà con trong sóc, hoặc ăn không hết vợ chồng chị phơi khô làm thực phẩm cho gia đình trong mùa nắng.
Đầu mùa mưa, giá ếch dao động từ 80-90 ngàn đồng/kg, giá cua đồng 35-40 ngàn đồng/kg. Nếu một đêm soi bắt từ 3kg cua, người dân có thể kiếm được khoảng 120 ngàn đồng, đây là nguồn thu nhập tương đối cho người dân nông thôn trong mùa mưa. Nhưng để có được nguồn thu nhập đó, họ cũng phải đánh đổi sức khỏe, thậm chí là rủi ro đến tính mạng vì những mối nguy hiểm trong đêm như bị rắn, rết hay những tai nạn khác không lường trước được.
Theo Văn Hùng (Báo Bình Phước)
Ban ngày làm đồng, tối đến rủ nhau đi săn cua béo lại kiếm bộn tiền
Thời điểm này, trên các cánh đồng ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) có rất nhiều cua, ban đêm người dân tranh thủ thời gian ra đồng săn bắt và kiếm được 200 - 350 nghìn đồng/người/đêm.
Từ tháng 7 - 10 hàng năm, sau vụ gặt là mùa loài cua sinh sôi, ban đêm trên các đồng người dân ở các xã Thanh Tùng, Thanh Hà, Thanh Mai (Thanh Chương) thường tranh thủ ra bắt cua kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Diệp Phương
Dụng cụ mang theo gồm chiếc đèn pin, xô đựng cua và con dao dùng khi gặp những con cá, con lươn. Ảnh: Diệp Phương
Ban đêm, khi gặp ánh đèn pin chiếu vào, cua thường nằm im nên rất dễ bắt. Còn ban ngày chỉ cần nghe tiếng động là chúng bơi xuống nước hoặc trốn vào hang. Ảnh: Diệp Phương
Người dân thường ra đồng bắt cua khi màn đêm vừa buông, từ lúc 18h30 - 21h. Thời gian này là lúc cua thường đi kiếm ăn, nổi trên mặt nước rất dễ bắt. Thời điểm này thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú nên cua rất béo và nhiều thịt. Ảnh: Diệp Phương
Thông thường, mỗi buổi tối một người có thể bắt được khoảng 5 - 7kg cua đồng với mức giá từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, giúp bà con có thêm một nguồn thu đáng kể. Ảnh: Diệp Phương
Theo Diệp Phương (Báo Nghệ An)
Mùa lũ cua đồng nhiều, đặt dớn 1 đêm bắt 12-15 ký, kiếm 300 ngàn So với những tháng nắng, mùa mưa lũ cua đồng ở Hậu Giang sinh sản nhiều. Theo đó, sản lượng cua đồng bắt được nhiều cũng khiến giá giảm 50% so với thời điểm giá cao, nhưng người dân đi đặt dớn bắt được 12-15 ký mỗi đêm, kiếm được hơn 300.000 đồng. Hiện nay, nước lũ đang ở mức cao, bên cạnh...