“Biệt phủ” của gia đình ông Phạm Sỹ Quý đã được “ưu ái” thế nào?
Chỉ trong một năm, vợ ông Phạm Sỹ Quý đã được phép chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất ở, chiếm hơn 93% kế hoạch được phê duyệt của cả phường.
Chiều qua (23.10), Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra về quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan đến khu đất tại tổ 42, tổ 52, phường Minh Tân, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra tại tỉnh Yên Bái. Ảnh: yenbai.gov.vn
Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở trên khu đất của gia đình ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở TNMT Yên Bái được xác định có nhiều sai phạm.
Cụ thể như theo Quyết định 2821/QĐ-UBND ngày 31.12.2014 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 TP.Yên Bái, diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sang đất ở tại phường Minh Tân là 1,42ha.
Thực tế, năm 2015, UBND TP.Yên Bái đã cho phép 16 hộ dân tại phường Minh Tân được chuyển 18.054,9m2 đất nông nghiệp sang đất ở, vượt so với Kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt là 3.854,9m2.
Video đang HOT
Đáng chú ý, bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Phạm Sỹ Quý – PV) được UBND TP.Yên Bái cho phép chuyển đổi mục đích 13.273,8m2 đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Diện tích này chiếm đến 93,74% kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt tại phường Minh Tân trong năm 2015.
Thêm nữa, theo Kế hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh Yên Bái, phường Minh Tân được chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp, không có đất nuôi trồng thủy sản.
Nhưng thực tế ngày 20.7.2015, UBND TP.Yên Bái đã có quyết định cho phép bà Huệ được chuyển đổi 1.012,6m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở, không đúng về loại đất trong Kế hoạch được tỉnh phê duyệt.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ xác định: “Mặc dù bà Huệ và 40 hộ dân có thỏa thuận nhưng việc bà Huệ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, sau đó chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất ở), tách thửa, chuyển nhượng đất ở cho các hộ gia đình (bằng hợp đồng), đã thu tiền là hoạt động kinh doanh bất động sản”.
Thanh tra Chính phủ cũng đã kiểm tra thời gian xử lý hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất của bà Huệ.
Theo đó, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến ngày UBND TP.Yên Bái ban hành quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thời gian trung bình là 27 ngày. Nhưng đối với 5 hồ sơ của bà Huệ, thời gian xử lý là 18 ngày, nhanh hơn so với thời gian trung bình của các hộ khác.
Thanh tra Chính phủ đã đề nghị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với những vi phạm của gia đình bà Huệ về hành vi xây dựng sai phép, không phép trên khu đất của gia đình tại tổ 42 phường Minh Tân, TP.Yên Bái, về việc tự làm đường giao thông trên đất nông nghiệp đã trả lại Nhà nước, đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị TP.Yên Bái.Kiểm điểm trách nhiệm, xem xét xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có liên quan thuộc UBND TP.Yên Bái, trong đó có Chủ tịch và Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực đã để xảy ra những vi phạm được nêu trong bản Kết luận thanh tra.
Theo Danviet
TP HCM cấp phép xây dựng trực tuyến từ tháng 10
Để tạo thuận lợi cho người dân, thành phố sẽ áp dụng việc cấp phép xây dựng trực tuyến với chi phí chỉ 50.000 đồng.
UBND TP HCM vừa yêu cầu Sở Xây dựng hoàn chỉnh quy trình cấp phép xây dựng trực tuyến, thuộc thẩm quyền của sở và UBND các quận huyện, để chính thức áp dụng từ tháng 10.
Thủ tục cấp phép xây dựng qua mạng được chính quyền thành phố ban hành hồi tháng 6. Sau khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh từ người dân, trong thời hạn không quá 15 ngày từ ngày cấp biên nhận trực tuyến (trừ ngày nghỉ lễ, tết) các quận huyện phải cấp giấy phép xây dựng.
Thời gian người dân, chủ đầu tư bổ sung hồ sơ không được tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng qua mạng đối với nhà ở riêng lẻ là 50.000 đồng.
TP HCM sẽ cấp phép xây dựng trực tuyến từ tháng 10 tới. Ảnh minh họa: Quỳnh Trần.
Động thái này thể hiện sự quyết tâm của UBND TP HCM trong việc cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực xây dựng vốn gặp phải rất nhiều kêu ca, phàn nàn từ người dân, doanh nghiệp.
Theo kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh, thành do Bộ Nội vụ công bố hồi cuối tháng 5 vừa qua, TP HCM bị tụt hạng khá sâu từ thứ 3 xuống 15.
Chính quyền thành phố cũng yêu cầu trong năm nay tất cả quận huyện đều phải xây dựng xong quy trình kiểm soát, xử lý các công trình xây dựng sai phép, không phép. Trong khi đó, Sở Xây dựng được yêu cầu đánh giá tình hình quản lý trật tự xây dựng để có giải pháp và quy trình phù hợp với đặc thù của từng địa bàn.
Liên quan việc cấp phép xây dựng, mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM đã chỉ đạo không giải quyết cấp phép xây dựng cho những công trình cao ốc tập trung đông người trên các trục đường, khu vực chưa đầu tư hoàn chỉnh.
Hữu Nguyên
Theo VNE
HY HỮU: Xây nhà chắn ngang... đường nhựa Căn nhà đang xây dựng chiếm hết diện tích 1 đoạn đường nhựa tồn tại từ xưa đến nay. Khi tìm hiểu thì chủ nhà cho biết được chính quyền cấp phép xây dựng đàng hoàng. Chuyện hy hữu này xảy ra tại phường 7, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Căn nhà được cấp phép xây dựng trên mặt đường...