“Biệt phủ” 200 tỷ choáng ngợp tiết lộ độ chịu chơi của đại gia xứ Nghệ
Ông Cường đã tuyển 50 thợ giỏi từ Bắc Ninh sang Trung Quốc tham quan, học hỏi để về xây dựng công trình của mình sao cho giống với Tử Cấm Thành. Nhiều người trong giới làm gỗ định giá biệt phủ không dươi 200 tỷ đồng.
“Biệt phủ” nằm tại xã Nghi Phú (TP Vinh, Nghệ An) được xây dựng bởi ông Ngô Đình Cường – một doanh nhân kinh doanh gỗ từ Lào về Việt Nam.
Xây dựng từ năm 2004, đến năm 2009 thì biệt phủ được hoàn thành. Nhiều đồn đoán dinh thự bằng gỗ này được xây dựng làm của hồi môn cho con gái đại gia Cường.
Có nguồn tin cho rằng chủ nhân xây dựng biệt phủ này theo phong cách Tử Cấm Thành bên Trung Quốc. Bằng chứng là ông Cường đã tuyển 50 thợ giỏi từ Bắc Ninh sang Trung Quốc tham quan, học hỏi để về xây dựng công trình của mình. Do vậy nhiều chi tiết trên hoa văn hay điêu khắc được chạm trổ tinh xảo.
Lượng gỗ quý được dùng để xây “biệt phủ” lên đến khoảng 2.000 m3 gồm đinh hương, giáng hương, cẩm lai…
Riêng phần tường bao cũng “ngốn” mất 2 tỷ đồng khi xây dựng công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh tường bao lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng. Hàng chục cây lộc vừng, sanh, si cổ thụ được mua về trồng xung quanh.
Nóc chạm trổ tinh tế hình rồng bay phượng múa. Bất kỳ một xà ngang, hay bậc cửa đều có các họa tiết, từ “long, ly, quy, phụng” hoặc “tùng, cúc, trúc, mai” hay đủ loại chim thú, hoa lá cỏ cây.
Video đang HOT
Một blogger từng đến tư dinh hoành tráng này tiết lộ gia chủ sử dụng nhiều loại gỗ quý như đinh hương, gỗ trắc để làm nhà, trong đó, gỗ đinh hương 20 triệu/m3.
Nhiều người trong giới làm gỗ, xây dựng định giá “biệt phủ” không dươi 200 tỷ đồng.
Hai con voi chầu ngay lối ra vào, tượng Phật dựng trước cửa.
Dãy nhà ngang phía sau để làm bếp và phòng vệ sinh, nối thông với gian nhà chính bằng cây cầu gỗ.
Ngoài ra, chủ căn biệt phủ còn xây hẳn chòi và hồ nước, nơi tiếp khách và thư giãn của chủ nhà cũng được thiết kế đậm chất cổ xưa.
Toàn bộ khuôn viên gồm có 4 nhà, hai chòi và một hầm rượu. Riêng nhà khách được xây dựng trên 400 m2 đất, dài 28 m, rộng 14 m, nền móng cao 2,8 m với 46 cột gỗ có đường kính từ 1,2-,4 m. Nhà dựng theo phong cách cổ 100% bằng gỗ, lợp ngói, chia thành 5 gian, 2 chái.
Sập và tủ được khảm trai sang trọng
Bàn ghế được làm từ gỗ quý
Chỉ cần nhìn vào nội thất toàn gỗ quý hiếm cũng đã cho thấy độ chịu chơi của gia chủ
Ngôi nhà độc - dị - lạ chỉ có ở Hưng Yên, trưng bày hàng trăm đồ phong thủy ngoài mặt đường
Nằm ven quốc lộ 39A thuộc địa phận xã Ngũ Lão (huyện Kim Động, Hưng Yên), một ngôi nhà nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn của người đi đường bởi lối kiến trúc kì quái và có phần bí ẩn.
Căn nhà này chính là một trong những sự sáng tạo được coi là kỳ quái, được nhào nặn bởi bàn tay của chủ nhân, gây sự chú ý của nhiều người đặc biệt do vị thế nằm ngay đường quốc lộ 39A. Thậm chí, chủ nhân của ngôi nhà còn "thay áo" cho "đứa con" của mình đều đặn mỗi năm.
Chủ nhân của ngôi nhà kỳ quái này là của anh Trần Văn Tưởng (SN 1985) nằm ở xã Ngũ Lão (huyện Kim Động, Hưng Yên).
Cổng vào độc đáo và những bức tượng được chạm trổ tinh xảo.
Về kết cấu, ngôi nhà 4 tầng được xây kiểu nhà ống bình thường. Tuy nhiên, lối kiến trúc với hàng trăm đồ vật phong thủy từ nhỏ đến đồ sộ chính là điểm tạo nên nét khác biệt của căn nhà này.
Hai bên hông nhà được vẽ hình bầu trời xanh có mây trắng và đàn ngựa. Các khung cửa sổ cũng thiết kế theo kiến trúc âm dương. Thế nhưng, phần mặt tiền ngôi nhà lại được thiết kế cong vút như kiến trúc tại các đình chùa Việt. Phần cao nhất có đặt tượng Quan Âm, tiếp đó là tượng Vua Hùng, ngũ hổ, bên hông nhà được vẽ hình mây và hình ngựa.
Bên trong nhà có rất nhiều bài trí phong thủ như hồ nước, tượng gỗ, bình hoa...
Anh Tưởng - chủ nhân căn nhà kỳ quái ở Hưng Yên.
Anh Trần Văn Tưởng - một họa sĩ, nhà điêu khắc trong lĩnh vực phong thủy đã cùng bố xây dựng căn nhà vào năm 2011.
Là một người đam mê mỹ thuật phong thuỷ, bởi vậy, từng chi tiết trong nhà đều được anh chăm chút kỹ lưỡng, tính toán cẩn thận. Anh Trần Tưởng cho biết, mỗi năm, anh lại chỉnh sửa theo sự sắp đặt phong thủy của mình để hoàn thiện ngôi nhà hơn theo từng chu kỳ từng năm.
"Tôi muốn mọi người đến đây có cảm giác gần gũi nên để mọi thứ tự nhiên. Mọi người có thể ngắm, sờ các đồ vật thoải mái", chủ nhân căn nhà từng tâm sự với báo giới.
Căn nhà là tác phẩm được anh Tưởng - vốn là người làm mỹ thuật phong thủy "thai nghén", ấp ủ ý tưởng trong suốt thời gian lăn lộn ở nước ngoài, tiếp xúc với nhiều nền kiến trúc khác nhau.
Căn nhà "biến hình" mỗi năm một lần để hợp phong thuỷ. Tượng cá chép trước cổng nay được thay bằng tượng hổ.
Hơn 100 triệu người Trung Quốc du lịch 'tuần lễ vàng' Khoảng 104 triệu người Trung Quốc đổ tới các điểm du lịch trong dịp nghỉ lễ 5 ngày đầu tháng 5, khi nước này khống chế được Covid-19. Số liệu dựa trên thống kê của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc trong bốn ngày đầu tiên của kỳ nghỉ bắt đầu từ Quốc tế Lao động 1/5 và kết thúc vào...