Biệt phái giáo viên lên phòng giáo dục rồi quên…trả về
Mặc dù đã hết thời hạn biệt phái nhưng viên chức vẫn công tác tại phòng giáo dục quận, chưa được trả về lại trường.
Thanh tra thành phố Đà Nẵng vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức tại Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn.
Cơ quan thanh tra phát hiện nhiều trường hợp sai phạm trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức giáo dục. Ảnh: TT
Qúa trình thanh tra đã chỉ ra nhiều sai sót trong việc xác định hạng chức danh nghề nghiệp ứng với vị trí việc làm và số người làm việc.
Xác định hạng chức danh viên chức đối với đơn vị sự nghiệp đặc thù nhưng không có văn bản quy định của cấp thẩm quyền, là không đúng quy định.
Cụ thể, về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo quận Ngũ Hành Sơn, năm học 2018 -2019 đã được Sở Nội vụ phê duyệt xác định hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo nhu cầu tuyến dụng là giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hạng IV (theo quy định yêu cầu trình độ chuyên môn trung cấp trở lên);
Tuy nhiên, kế hoạch tuyển dụng giáo viên của quận lại yêu cầu trình độ chuyên môn là đại học trở lên là chưa phù hợp theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tại thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.Giáo viên trung học cơ sở hạng III (theo quy định yêu cầu trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên).
Video đang HOT
Do đó, khi ban hành, các đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với hạng chức danh viên chức giáo viên hạng III, hạng IV theo quy định, nhưng không được tham gia dự tuyển.
Mặt khác, việc tuyển dụng giáo viên có trình độ Đại học trở lên nhưng xếp ngạch viên chức hạng III, hạng IV là chưa phù hợp với chế độ tiền lương tương ứng với trình độ chuyên môn của viên chức.
Đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cần tuyển dụng là hạng II, hạng III nhưng không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 giữa hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.
Qua kiểm tra có 27/30 hồ sơ đăng ký dự tuyển, xét tuyển đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, giáo viên tiểu học hạng II và giáo viên trung học cơ sở hạng II, Thanh tra phát hiện những hồ sơ này thiếu chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng tương ứng.
Bị siết nhân sự biệt phái, Phòng giáo dục tìm đủ cách xoay sở (2)
Điều này là không đúng theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Kết luận thanh tra cũng đề cập đến việc thực hiện biết phái viên chức từ trường đến Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn làm việc không đúng quy định.
Theo đó, quận đã thực hiện biệt phái viên chức đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Ngọc Bích – viên chức công tác tại Trường trung học cơ sở Phạm Hồng Thái.
Tuy nhiên, dù đã hết thời hạn biệt phái nhưng bà Bích vẫn được giữ lại công tác tại phòng Giáo dục quận.
Trên cơ sở đó, Thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn tổ chức kiểm điểm và chấn chỉnh đối với các tập thể, cá nhân có liên quan về những tồn tại, thiếu sót trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức.
Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xem xét, xử lý đối với kiến nghị của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong việc tổ chức tuyển dụng viên chức là giáo viên, bố trí công tác về các trường, đảm bảo thời gian, tạo thuận lợi cho việc tổ chức triển khai theo quy định thời gian theo niên độ năm học.
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, trong kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2018-2019, có ba giáo viên mầm non hạng IV đã trúng tuyển.
Tuy nhiên, ba giáo viên này đã không đến nhận nhiệm sở theo quy định nên buộc Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn phải ra thông báo hủy bỏ kết quả trúng tuyển.
Nguyên nhân được cho là do những giáo viên này có trình độ Đại học những phải nhận mức lương của giáo viên hạng IV (hệ trung cấp).
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Bắt học sinh đứng ngồi 200 lần, cô giáo tiếng Anh bị phạt 5 triệu đồng
Ban Giám hiệu trường THCS Mỹ Phong (Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã cảnh cáo; đồng thời đình chỉ giảng dạy 6 tháng đối với bà Đinh Duyên Hồng Yến (giáo viên môn Tiếng Anh).
Lý do là bà Yến đã vi phạm điều 6 khoản 4 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.
Trường THCS Mỹ Phong, nơi xảy ra sự việc giáo viên phạt học sinh đến mức phải nhập viện
Trước đó, ngày 10/5/2019, học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn, lớp 6-2 trường Trung học cơ sở Mỹ Phong vào trường học môn tiếng Anh. Do Tuấn không thuộc bài nên cô giáo Đinh Duyên Hồng Yến đã phạt Tuấn "đứng lên ngồi xuống" 200 lần, khi học sinh này thực hiện trên 100 lượt thì ngã quỵ xuống. Lúc đó, bà Yến mới cho về chỗ ngồi.
Ông Nguyễn Văn Thanh, bố của học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn cho biết: "Sau khi tan học, thấy cháu Tuấn mệt mỏi, quần áo lấm lem, tôi hỏi lại thì cô giáo bảo cháu bị ngã cầu thang. Tuy nhiên khi về nhà, cháu không đỡ mà vẫn mệt mỏi, đi lại khó khăn. Chúng tôi tiếp tục hỏi thăm các bạn cùng lớp mới hay cháu bị cô giáo phạt đứng lên ngồi xuống liên tục 200 lần".
Ngày 11/5/2019, gia đình ông Thanh đưa Nguyễn Ngô Minh Tuấn tới bệnh viện để khám, chữa trị. Tại đây, bác sĩ yêu cầu cháu nhập viện để điều trị, tới ngày 21/5/2019 mới cho xuất viện với chẩn đoán "Chấn thương phần mềm đùi trái, phải do tai nạn sinh hoạt".
Ngày 13/8, ông Cao Nghiêm Thành, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Mỹ Phong (vừa thôi chức từ ngày 1/8/2019 do sáp nhập hai trường THCS Mỹ Phong và trường Tiểu học Mỹ Phong) cho biết: Sau khi nắm được tình hình giáo viên xử phạt học sinh trong giờ tiếng Anh ở lớp 6-2 theo phản ánh của phụ huynh, nhà trường đã kiểm tra, xem xét và lập hội đồng kỷ luật. Hội đồng đã quyết định xử lý kỉ luật bà Đinh Duyên Hồng Yến; đồng thời yêu cầu bà không xử phạt học sinh trong các giờ giảng dạy". Trường THCS Mỹ Phong cũng đề nghị Phòng GD-ĐT thành phố Mỹ Tho tham mưu UBND thành phố Mỹ Tho ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục 5 triệu đồng đối với bà Đinh Duyên Hồng Yến.
Được biết, trong thời gian học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn điều trị tại bệnh viện, lãnh đạo trường THCS Mỹ Phong và bà Đinh Duyên Hồng Yến đã hai lần tới thăm hỏi, hỗ trợ gia đình chi phí điều trị nhưng gia đình ông Thanh từ chối. Về phía gia đình, sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, gia đình rất muốn cho cháu Tuấn chuyển trường.
Theo Nam Thái (TTXVN)
Giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy kỹ năng làm 3 bé bỏng nặng: Trách nhiệm của ai? Vụ giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy kỹ năng làm 3 bé bị bỏng nặng đã gây tổn hại đến sức khỏe của học sinh. Bởi vậy, các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm rõ nguyên nhân, hậu quả và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Vụ việc giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy...