Biệt phái cán bộ công an làm Cục phó Cục hàng không
Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an cử một cán bộ biệt phái sang làm Cục phó Cục Hàng không VN để tăng cường công tác đảm bảo an ninh hàng không.
Sau quá trình xem xét, ngày 5/8, Bộ GTVT đã tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Quang Việt, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sang giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN.
Ông Việt sinh năm 1957, là cử nhân kinh tế, giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam từ năm 2010.
Máy bay VNA: Hết rơi lốp lại rụng ốp bảo vệ!
Ở chiều ngược lại, ông Đinh Việt Thắng, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN sẽ giữ chức thành viên HĐTV, tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).
Ông Thắng sinh năm 1965 là thạc sỹ kinh tế, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam từ năm 2010.
Bộ GTVT cũng chính thức đề nghị Bộ Công an cử 1 cán bộ biệt phái để bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN.
Lý do dẫn đến sự thay đổi nhân sự này là để tăng cường công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực hàng không nói chung và an toàn, an ninh hàng không nói riêng trong bối cảnh tình hình an ninh, an toàn hàng không trong nước và thế giới diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Theo Cục Hàng không VN, trong 6 tháng đầu năm 2014, các hãng hàng không trong nước đã để xảy ra 144 sự cố an toàn bay tăng 32 vụ, tương đương 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hai máy bay suýt đâm nhau tại sân bay Đà Nẵng ngày 27/6
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng số sự cố được báo cáo tăng so với cùng kỳ năm 2013 (tăng 28,5%); số lượng sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn mức E và D tăng hơn 33,3%; tuy nhiên số lượng sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn cao, nghiêm trọng mức C và B giảm 02 vụ, tương đương 20%.
Cụ thể, trong 6 tháng đã có 4 sự cố nghiêm trọng xảy ra. Một là, sự cố cấp huấn lệnh bay sai tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng ngày 27/6/2014. Kiểm soát viên không lưu không quan sát đường cất hạ cánh, cấp huấn lệnh bay cho tàu bay VN-A198 của Jetstar Pacific khi tàu bay VN-A356 của Vietnam Airlines chưa thoát ly khỏi đường cất hạ cánh. Sự cố khiến hai máy bay Việt Nam suýt đâm nhau. Sau đó nhiều cá nhân đã bị xử lý kỷ luật.
Hai là, sự cố tàu bay VN-A692 thực hiện chuyến bay VJ 8575 chặng bay Hà Nội-Cam Ranh đúng theo lịch bay được phê duyệt, ngày 19/6, theo dự báo bay đã được Trung tâm điều hành bay quốc gia chấp thuận và hiệp đồng bay hàng không-quân sự.
Theo đúng kế hoạch bay không lưu đã được Cơ sở thủ tục bay Nội Bài chấp thuận và triển khai theo quy định nhưng vận chuyển nhầm toàn bộ hành khách, hành lý, hàng hoá của chuyến bay VJ8861 với hành trình Hà Nội-Đà Lạt.
Nguyên nhân do tổ bay, tổ tiếp viên, nhân viên điều phái bay của Vietjet Air và cơ sở thủ tục bay thuộc Cảng HKQT Nội Bài không thực hiện đúng quy trình khai thác bay; Trung tâm điều hành khai thác bay của VietJet không thực hiện đúng quy định về triển khai kế hoạch khai thác. Sau đó, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã lên tiếng xin lỗi trước sự cố này của hãng bay Vietjet Air.
Ba là, sự cố xảy ra ngày 06/5 đối với chuyến bay VN780, tàu bay A330 mang số đăng ký quốc tịch VN-A371 đã đình chỉ cất cánh ở tốc độ 110kts sau khi phát hiện cháy động cơ số 2. Vụ việc đang được cơ quan điều tra sự cố tai nạn tàu bay Úc (ATSB) tiến hành điều tra theo phụ ước 13 Công ước Chicago 1944.
Bốn là, sự cố rơi tấm ốp bảo vệ quạt làm mát phanh do không siết ốc đủ lực xảy ra với tàu bay A321, mang dấu hiệu đăng ký quốc tịch tàu bay VN-A397, thực hiện chuyến bay Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh ngày 26/3/2014. Nguyên nhân gây ra sự cố do nhân viên kỹ thuật thực hiện bảo dưỡng không tuân thủ quy trình bảo dưỡng.
Theo_Báo Đất Việt
Bộ trưởng Thăng vi hành đâu thấy sai đó
Mỗi chuyến "vi hành" các dự án giao thông, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đều phát hiện ra lỗi và thẳng thắn chê trách các đơn vị.
Mới đây nhất, khi đích thân đi thị sát các dự án giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tại dự án xây dựng cầu Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), vừa đặt chân đến công trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng liền nhắc nhở: "Công trường kiểu gì thế này? Đây là dự án sử dụng vốn ODA mà cứ như là công trình đang giãn tiến độ thi công theo Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công. Không thấy khí thế làm việc đâu cả, chủ đầu tư phải tổ chức lại công trường ngay!".
Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thắn chê trách tư vấn giám sát dự án cầu Vàm Cống
Ở dự án xây dựng cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu (dự án khi hoàn thành sẽ nối liên 2 tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ - PV) được thực hiện bởi nhà thầu thi công và Tư vấn giám sát (TVGS) của Hàn Quốc, Bộ trưởng Thăng tỏ ra khó chịu trước việc TVGS "lụy" nhà thầu và chủ đầu tư.
Trên công trường, khi Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu đánh giá tổng thể về tiến độ và chất lượng dự án thì đại diện TVGS không chủ động đưa ra ý kiến mà lại quay sang trao đổi với nhà thầu rồi mới trả lời Bộ trưởng.
Cho rằng TVGS có "vấn đề" nên Bộ trưởng Đinh La Thăng chê trách: "Ông phải đưa ra những ý kiến đánh giá độc lập của mình chứ sao lại quay sang hỏi nhà thầu? Tôi trả lương cho ông chứ đâu phải nhà thầu trả lương cho ông".
Trước đó, đi kiểm tra các công trình trên Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Thăng phát hiện mặt đường trước cửa hầm đường bộ qua Đèo Ngang do Tổng công ty Sông Đà là Nhà đầu tư BOT bị hằn lún vệt bánh xe gây nguy hiểm, mất ATGT. Ông nói thẳng: "Đường như thế này mà cũng thu tiền của dân à?". Lập tức, Bộ trưởng Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ dừng thu phí tại trạm Đèo Ngang từ ngày 10/7 vì đường quá xấu.
Trên mặt trận hàng không, hôm 11/7, bức xúc trước tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, Bộ trưởng Thăng "sạc" Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh: Đến giá cả bát mỳ tôm ở sân bay cũng phải Bộ trưởng phải giải quyết, vậy Cục hàng không làm gì?
Tháng 8 năm ngoái, Bộ trưởng Thăng cũng thẳng thắn chê dịch vụ cung cấp tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, còn nhiều tồn tại và bất cập. Một trong những nguyên nhân quan trọng được ông chỉ ra là sự phối hợp chưa tốt giữa các đơn vị trong Cảng.
Đối với ngành đường sắt, tại Hội nghị tổng kết Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hồi tháng 1/2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng chê trách: "Không khó hiện đại hóa công tác bán vé nhưng ngành đường sắt vẫn làm rất chậm. Chất lượng dịch vụ có tiến bộ nhưng chưa thay đổi, tàu chậm, chưa đúng giờ...".
"Bay Hà Nội - TP.HCM có 2 tiếng, đi đường sắt tới 30 tiếng nhưng vé lại đắt hơn. Nay mai nếu các tuyến đường bộ cao tốc đi vào hoạt động, hành khách sẽ có thêm nhiều lựa chọn, nếu giá vé đường sắt vẫn như thế này là thua".
Minh Thái
Theo_Báo Đất Việt
Thiếu thang, lãnh đạo Cục Hàng không phải cõng khách xuống - "Tuần tới, tại sân bay Cát Bi không có đủ thang, ông sẽ phải cõng từng hành khách xuống máy bay", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói với Cục phó Hàng không Đinh Việt Thắng. Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, tai cuộc làm việc giưa Bô trương Bô GTVT Đinh La Thăng với lãnh đạo TP Hải Phòng ngày 17/7,...