Biết ơn, tự hào về mái trường xưa, về các thầy cô và bè bạn

Theo dõi VGT trên

Sáng 6/10/2015, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN kỷ niệm 70 năm truyền thống, 20 năm thành lập trường. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có bài phát biểu quan trọng và thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai cho Trường. Lãnh đạo nhà trường và đại diện các thế hệ cán bộ giảng dạy và sinh viên của Trường đã có những phát biểu chia sẻ.

Dưới đây là phát biểu của cựu sinh viên Nguyễn Thế Kỷ – Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện cho các thế hệ sinh viên Trường tại buổi lễ:

Hôm nay, tôi rất xúc động, vinh dự và may mắn được trở về mái trường thân yêu mà tôi và nhiều cựu sinh viên khác không muốn gọi là “trường xưa” – Trường Đại học Văn khoa 70 năm trước; Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mà chúng tôi từng học tập, nghiên cứu và 20 năm gần đây, là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nói gì, kể gì lúc này cũng khó có thể tả hết tình cảm yêu thương, kính trọng, tự hào của lớp lớp thế hệ sinh viên chúng tôi đối với Trường, với các thầy các cô, với truyền thống vẻ vang 70 năm của Trường.

Biết ơn, tự hào về mái trường xưa, về các thầy cô và bè bạn - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG HN.

Năm 1977, tôi và các đồng môn của mình bước chân vào ngưỡng cửa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được nhận vào các khoa khác nhau: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Triết, Kinh Tế – Chính Trị, Luật.. và các khoa của khối khoa học tự nhiên. Sinh viên vào trường lúc đó chủ yếu từ 2 nguồn: (1) Học sinh phổ thông độ t.uổi 17, 18; (2) Bộ đội xuất ngũ và đang tại ngũ, vừa mới ra khỏi cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ đầy hy sinh, gian khổ. Nhìn trong lớp học, rất ít áo trắng (vì áo trắng lúc đó là của hiếm, là “độc quyền” của một số bạn sinh viên người Hà Nội và vài ba đô thị khác), mà chủ yếu là màu sẫm, màu nâu và màu quân phục. Nhưng sự vui sướng, tự hào của chúng tôi thì lớn lao và vẹn nguyên đến bây giờ.

Tên của Trường lúc đó đã rất nổi tiếng; tên t.uổi của nhiều thầy, cô – thế hệ nhà giáo Vàng, là niềm ngưỡng mộ, không chỉ của sinh viên mà cả xã hội. Không khí, chất lượng dạy và học lúc đó thật tuyệt vời. Duy chỉ điều này thì không ai hài lòng, nhưng nhớ mãi: thiếu thốn nhiều thứ – sách vở, tài liệu, giấy bút, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân..

“… Cái thời lọ mực sẻ ba

Đĩa rau muống luộc nửa già, nửa ôi

Cơm mỳ hai bát chơi vơi

Lâm râm cái đói suốt thời sinh viên…” (Thơ NTK)

Cái thời đó, vào thư viện của Trường, của Khoa, đôi khi, trong đầu nảy sinh một vài ý nghĩ không lấy gì lành mạnh cho lắm: giá như mình sở hữu cuốn sách kia, giá như mình có riêng cuốn sách nọ. Và trong thực tế, một số cuốn sách trong thư viện theo cách nào đó đã “đội nón” ra đi.

Thời đó, cánh sinh viên chúng tôi học ở Trường, chỉ mơ ước được về quê thăm cha mẹ, người thân mỗi năm 2 lần: hè và tết; nhưng không ít người chỉ có thể về nhà một lần vào dịp hè vì không có t.iền mua vé tàu xe. Quê tôi cách Hà Nội gần 300km về phía nam, đi tàu hỏa thời đó, tàu “bò” mất 2 ngày, xuống tàu, đi bộ 20km mới về đến nhà. Mà đi tàu thì chủ yếu là trốn vé:

Video đang HOT

“… Nhớ bè bạn bao lần trốn vé

Đêm nóc tàu nằm ngắm sao sa

Bụng lép kẹp đọc thơ Nga, Pháp

Và mơ em Hà Nội ngọc ngà…” (Thơ NTK)

Con tàu của cuộc đời, của Trường đã chở chúng tôi đi qua một thời gian khó, vươn về tương lai như thế đó: luôn lạc quan, yêu đời; luôn khát khao chiếm lĩnh tri thức, văn hóa của dân tộc và nhân loại; luôn say mê giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; “thầy ra thầy”, “trò ra trò”… Rất nhiều thầy, cô giáo trở thành tượng đài trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của đất nước. Rất nhiều sinh viên có những cống hiến đáng quý cho đất nước, thành danh ở nhiều lĩnh vực công tác, đời sống xã hội. Đặc biệt, nhiều sinh viên các khoa, các khóa thập niên năm mươi, sáu mươi, bảy mươi đã xếp bút nghiên ra trận, nhiều người anh dũng hy sinh trên các chiến trường như Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định, Nguyễn Hồng…; nhiều người trở thành nhà khoa học hàng đầu, thành nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý… Chỉ tính riêng khối Khoa học Xã hội, có nhiều sinh viên của Trường sau này trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư của Đảng, từng là Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lê Xuân Tùng, từ là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và nhiều đồng chí là lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành, địa phương, nhà trường, học viện.

Biết ơn, tự hào về mái trường xưa, về các thầy cô và bè bạn - Hình 2

Lãnh đạo ĐH KHXH&NV tri ân những cán bộ, nhà giáo lão thành đã có nhiều cống hiến đóng góp cho nhà trường.

Bản thân tôi, phát huy truyền thống của nhà trường; tiếp thu kiến thức, tri thức, phương pháp học tập, nghiên cứu mà các thầy cô đã truyền dạy, sau khi tốt nghiệp, tôi trở về quê và làm phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ Tĩnh, sau đó là Đài Nghệ An, rồi làm Phó Giám đốc Đài, làm Tổng biên tập Báo Nghệ An, làm Bí thư Huyện ủy Nam Đàn. Năm 2008, vẫn công tác ở Nghệ An, tôi may mắn được trở lại Hà Nội, trở lại Trường lần thứ hai để làm nghiên cứu sinh ngành Ngữ Văn – lớp Nghiên cứu sinh do Viện Ngôn ngữ học và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp tổ chức. Đó là một cơ may và vinh dự mà không phải ai ở xa Trường cũng có được. Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Ngữ Văn, tôi được điều động ra Hà Nội làm Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản, năm 2010 được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, năm 2013 được phong học hàm Phó Giáo sư. Cùng với công việc được giao là chỉ đạo, quản lý lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, tôi vẫn đều đặn viết báo, làm thơ, tham gia đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ cho khoa Báo chí và Truyền thông của Trường và một số đơn vị khác. Mấy năm gần đây, còn viết thêm cả kịch bản sân khấu. Nhìn lại, suy ngẫm về con đường mình đã đi qua, ngoài các yếu tố từ quê hương, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tôi thấy mình có được một tố chất khá rõ, giúp mình, nâng bước mình đi lên – đó là tố chất, là hành trang của một sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay. Có lẽ, nhiều anh chị, các bạn, các em lớp sau cũng có suy nghĩ tương tự.

Bài phát biểu của tôi chủ yếu thể hiện cảm nghĩ, cảm xúc cá nhân. Nhưng cá nhân đó luôn luôn nhớ về Trường, gắn bó mãi mãi với Trường, mãi tự hào, biết ơn Trường, nhớ ơn các thầy cô; nhớ và yêu quý các anh chị, các bạn sinh viên của Trường; yêu quý và tin tưởng ở sức vươn mạnh hơn, cao hơn của các em sinh viên hôm nay, mai sau của Trường ta.

Theo Dantri

Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa

Đêm 22/9/1945, quân Pháp dùng vũ lực chiếm các cứ điểm của chính quyền cách mạng non trẻ tại Sài Gòn. Mới hưởng không khí độc lập - tự do được 28 ngày, nhân dân Sài Gòn đã phải đứng lên cầm vũ khí chống trả lại cuộc xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp.

Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa - Hình 1

Đài tưởng niệm chiến công mặt trận cầu Thị Nghè của quân dân Sài Gòn trong ngày Nam Bộ kháng chiến vừa được xây mới vào năm 2014 (ảnh: Phạm Nguyễn)

"Mùa Thu rồi ngày hăm ba..."

Sách "Lịch sử Nam Bộ kháng chiến" do các sử gia hàng đầu và những cán bộ lão thành từng trải qua những ngày Nam Bộ kháng chiến biên soạn nhận định: "Ngày 23/9 đi vào lịch sử như ngày "Nam Bộ kháng chiến", mở đầu cho cuộc chiến đấu "gian lao mà anh dũng" trong suốt 30 năm của Nam Bộ "đi trước về sau".

Ngày 6/9/1945, những lính Anh đầu tiên trong Phái bộ quân sự Anh đến Sài Gòn với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Nhưng người Anh đến lại dẫn theo quân Pháp và hỗ trợ cho lính Pháp với mưu đồ tái chiếm Nam bộ. Dưới sự dung túng và hỗ trợ của người Anh, quân Pháp bắt đầu gây hấn và đòi chiếm lại các cứ điểm mà chính quyền cách mạng đã giành được trong cuộc cách mạng tháng 8.

Chiều 22/9/1945, quân Anh mời ông Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch, 2 vị lãnh đạo của chính quyền cách mạng Nam Bộ, sang Dinh Toàn quyền ăn tối và đàm phán. Nhận thấy ý đồ giúp quân Pháp chiếm lại Sài Gòn của người Anh, việc mời sang đàm phán chỉ là cái bẫy để bắt sống 2 lãnh đạo của chính quyền cách mạng, 2 ông giả vờ nhận lời nhưng không sang, đồng thời chỉ đạo các cánh quân cảnh giới, sẵn sàng chiến đấu.

Đúng như 2 ông dự đoán, đêm 22/9/1945, quân Pháp đã kéo đến đ.ánh chiếm trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ kháng chiến, trụ sở Quốc gia tự vệ, bưu điện, nhà đèn, đài phát thanh... Nhờ cảnh giác từ trước, các đơn vị vũ trang của chính quyền cách mạng đã anh dũng đ.ánh trả quân Pháp xâm lược suốt từ đêm 22/9/1945 đến rạng sáng 23/9/1945.

Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa - Hình 2

Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến, nhân dân Sài Gòn đồng lòng đứng lên chống Pháp (ảnh tư liệu)

Sáng sớm 23/9/1945, giữa lúc tiếng s.úng còn đang vang vọng khắp các cứ điểm trọng yếu ở Sài Gòn, Xứ ủy, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ triệu tập cuộc họp liên tịch bàn phương cách ứng phó. Qua tranh luận, hội nghị đã quyết định điện báo xin chỉ thị của Trung ương, đồng thời phát động kháng chiến ngay lập tức.

Hội nghị đã thông qua "Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ" do ông Trần Văn Giàu soạn ngay trong đêm 22/9/1945. Sách "Lịch sử Nam Bộ kháng chiến" ghi lại: "Sau khi nhắc lại lời thề "Độc lập hay là chết!" trong Lễ Độc lập tại Sài Gòn ngày 2/9/1945, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ xác định: "Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là t.iêu d.iệt giặc Pháp và tay sai của chúng" và kết thúc lời kêu gọi bằng câu: "Cuộc kháng chiến bắt đầu!".

Sau hội nghị, anh em thợ in khẩn trương in hàng vạn bản "Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ". Ngay trong ngày 23/9/1945, lời kêu gọi đã được phát đi, dán trên tường nhà, thân cây... khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân Bình, Gia Định. Một lượng lớn lời kêu gọi được chuyển gấp về các tỉnh phía Nam.

Lời kêu gọi ấy nhanh chóng được quân dân Sài Gòn - Gia Định hưởng ứng mãnh liệt. Xí nghiệp, cửa hàng đều đóng cửa, chợ búa không họp, ụ chiến đấu mọc lên khắp phố phường, các đội tự vệ cùng nhân dân canh gác các ngả đường...

Ngày ấy đã được nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn khắc họa rõ nét trong bài ca "Nam Bộ kháng chiến" với lời nhạc hào hùng cháy rực: "Mùa Thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô, dân quân Nam nhịp chân tiến lên trận t.iền... Một lòng nguyện với tổ tiên: thề quyết chống quân xâm lăng. Ta đem thân ta liều cho nước...".

Tử thủ trên những cây cầu xưa

Khu vực TPHCM ngày ấy chỉ có 2 khu đô thị tập trung là Sài Gòn và Chợ Lớn, ngăn cách với các vùng lân cận (Gia Định, Tân Bình) và các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ bởi sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng đô thị trung tâm chỉ có thể kết nối với các địa phương xung quanh bởi những cây cầu trọng yếu được xây dựng từ ngày đô thị này thành hình như: cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường...

Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa - Hình 3

Quân ta chiếm đóng các cây cầu trọng yếu để vây quân thù trong nội thành (bản đồ Sài Gòn thời Pháp thuộc)

So sánh thế lực giữa địch và ta, ngay từ trước ngày Nam Bộ kháng chiến, Ủy ban Kháng chiến đã quyết định thực hiện kế sách "trong đ.ánh ngoài vây". Khu vực đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn là mặt trận nội thành, được chia thành 16 tiểu khu với mục tiêu chiến đấu tiêu hao sinh lực địch. Các đơn vị vũ trang của mặt trận ngoại thành sẽ chiếm cứ các cây cầu để ngăn chặn địch mở rộng ra ngoại thành và tiến về các tỉnh lân cận.

Đến nay, khi đi ngang qua cầu Thị Nghè, người ta vẫn dễ dàng nhìn thấy một tấm bia lớn được dựng dưới chân cầu vươn lên cao cùng cờ Đảng và cờ Tổ quốc. Trên tấm bia ấy ghi lại chiến công bi hùng của quân dân Sài Gòn trên mặt trận cầu Thị Nghè ngay trong ngày đầu Nam Bộ kháng chiến: "Tại cầu này, ngay từ sáng sớm 23/9/1945, quân và dân Thị Nghè cùng nhân dân thành phố vũ trang bằng vũ khí thô sơ, đã lập "mặt trận cầu Thị Nghè" chặn đứng quân Pháp gần hàng tháng trời, không cho nống ra ngoài thành phố...".

Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa - Hình 4

Hình vẽ tái hiện trận đ.ánh quân pháp ở cầu Thị Nghè (ảnh tư liệu)

Ngày ấy, trận chiến diễn ra hết sức quyết liệt. Với mục tiêu bắt buộc là phải mở đường ra miền Đông, quân Pháp dồn lực lượng và khí tài mạnh mẽ vào đây để phá toang cứ điểm Thị Nghè. Dù vũ khí thô sơ phải chống chọi với s.úng đạn tối tân, tàu chiến và thiết giáp của kẻ thù, quân dân Thị Nghè vẫn kiên cường bám trụ trận địa từ ngày 23/9/1945 cho đến ngày 18/10/1945.

Sa bàn tái hiện trận đ.ánh cầu Thị Nghè cho thấy quân dân Thị Nghè dùng thân cây, bàn ghế, giường tủ... chắn ngang cầu để làm lô cốt. Những chàng trai 17, 18 t.uổi chỉ có vài khẩu s.úng cướp được của giặc Pháp trong ngày cách mạng tháng tám, phần lớn vũ khí là m.ã t.ấu, dao găm nhưng đã anh dũng chống chọi gần 1 tháng trời trước sức tấn công mạnh mẽ của quân thù. Họ đã t.iêu d.iệt hàng trăm quân địch, nhưng m.áu dân Thị Nghè đổ xuống cây cầy này cũng không ít.

Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa - Hình 5

Tranh vẽ trận đ.ánh Pháp tại cầu Bông (ảnh tư liệu)

Nhớ ngày người Sài Gòn tử thủ trên những cây cầu xưa - Hình 6

Với tầm vông và giáo mác, bất kể thanh niên hay phụ lão Sài Gòn đều quyết tâm chiến đấu giữ lấy thành quả của cách mạng tháng 8 (ảnh tư liệu)

Cuộc chiến thảm liệt không cân sức ấy diễn ra trên khắp các cứ điểm trọng yếu đóng ở những cây cầu xưa bao quanh thành phố. Quân dân Sài Gòn chỉ có thể duy trì chiến đấu bằng ý chí và lời thề "Độc lập hay là chết!". Sức mạnh ấy cộng với địa thế của thành phố đã giúp quân dân Sài Gòn tử thủ thành công tại các mặt trận này, bao vây quân Pháp gần cả tháng trời trong nội thành Sài Gòn, tranh thủ thời gian cho cả miền Nam chuẩn bị cuộc kháng chiến trường kỳ.

Đến nay, cầu Thị Nghè năm 1945 đã không còn sau nhiều lần được sửa chữa, xây mới vì hư hại nghiêm trọng trong chiến tranh. Cầu Bông, cầu Kiệu cũng đã được xây mới vì xuống cấp trầm trọng. Cầu Nhị Thiên Đường cũng đang được lên kế hoạch phá hủy để xây mới vì quá cũ kỹ...

Cầu dù có xây mới, hình hài có thay đổi nhưng những cái tên như mặt trận cầu Thị Nghè, mặt trận Cầu Bông... mãi mãi sống trong lòng người Sài Gòn. Bởi ở đó, m.áu đỏ của tổ tiên đã đổ đầy mặt cầu để bảo vệ thành phố tươi đẹp hôm nay.

Tùng Nguyên

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024
Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển
06:43:55 19/09/2024

Tin đang nóng

Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Nam NSND nổi tiếng: 4 đời vợ, U70 tưởng được yên hưởng t.uổi già thì biến cố ập đến
08:39:43 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay
10:27:23 20/09/2024
Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn giữa mưa và loạt chi tiết gây tranh cãi ở Miss Cosmo quốc tế 2024
08:25:21 20/09/2024
Chồng cũ khuyên tôi sang tên nhà cho con trước khi tái hôn, bạn trai tôi liền đáp trả một câu khiến anh ấy xấu hổ bỏ về
10:22:48 20/09/2024
Không chỉ Kỳ Duyên mà Hoàng Thùy, Ngọc Châu, Bùi Quỳnh Hoa... cũng chưa tốt nghiệp Đại học
09:09:06 20/09/2024
Hành động gây phẫn nộ của mẹ Jang Geun Suk khi con trai bị ung thư
10:17:37 20/09/2024

Tin mới nhất

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng

12:14:56 20/09/2024
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố hai đối tượng chống người thi hành công vụ

Pháp luật

14:19:29 20/09/2024
Nhận tin báo, lãnh đạo Công an huyện Trà Ôn đã chỉ đạo 2 Tổ công tác nhanh chóng đến hiện trường vận động, đưa những người trên vào bờ. Nhóm người này không chấp hành.

Lý do Ukraine chưa điều F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất

Thế giới

14:04:02 20/09/2024
Máy bay F-16 của Ukraine đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu lần đầu tiên vào cuối tháng 8, khi đó chúng được điều động để đẩy lùi cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn của Nga.

'Để tôi tỏa sáng' nhá hàng loạt ảnh 'nóng': Triệu Lộ Tư tình tứ bùng nổ với Trần Vỹ Đình

Phim châu á

13:52:58 20/09/2024
Để tôi tỏa sáng vừa mới nhá hàng loạt ảnh mới với sự kết hợp của hai ngôi sao Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình, hứa hẹn phản ứng hóa học bùng nổ.

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể

Hậu trường phim

13:45:40 20/09/2024
Tính tới trưa ngày 20/9, doanh thu phim đã vượt mốc 7 tỷ, giúp Cám bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký ngoài phòng vé để giành vị trí top 1 lượng vé bán ra ngay ngày đầu công chiếu.

Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã

Sao việt

13:41:36 20/09/2024
Bùi Công Nam và Duy Khánh được fan đẩy thuyền bởi những tương tác ngọt ngào trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra

Sao châu á

13:36:29 20/09/2024
Ngày 20/9, tờ Wikitree đưa tin MC hàng đầu showbiz Hàn Quốc Yoo Jae Suk đã trải qua 1 cuộc điều tra thuế chuyên sâu.

10 cách mặc trang phục denim vừa trẻ trung vừa thanh lịch tới công sở

Thời trang

13:15:24 20/09/2024
Combo áo blouse sáng màu và quần jeans xanh trở nên thanh lịch hơn khi được khoác ngoài chiếc áo blazer. Tổng thể trang phục trên còn có sự trẻ trung, tươi sáng nhờ tông màu trắng và xanh denim làm chủ đạo.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 24: Yên vô tình tạo cơ hội cho t.iểu t.am

Phim việt

12:55:02 20/09/2024
Yên hiếm hoi đồng ý cho chồng đi nhậu nhưng còn giao Hào gửi giúp cho chị chủ shop online ít quà cảm ơn vì đã cho chồng một công việc tốt.

Những kiểu làm đẹp đắt đỏ nhất trên thế giới

Làm đẹp

12:42:54 20/09/2024
Bee Venom Facial không chỉ là một phương pháp làm đẹp mà còn được coi là liệu pháp cải lão hoàn đồng , giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và tái tạo làn da.

Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn

Netizen

12:09:12 20/09/2024
Ngân Sát Thủ tên thật là Huỳnh Kim Ngân. Cô nàng vốn có xuất thân từ idol mạng chuyên hát và nhảy trên nền tảng live stream TalkTV từ năm 2015

5 món ăn ngon "chứa progesterone tự nhiên", phụ nữ sau 30 t.uổi nên ăn nhiều hơn để có làn da mềm mại và trông trẻ hơn

Ẩm thực

11:54:28 20/09/2024
5 món ăn này không chỉ đáp ứng nhu cầu protein và vitamin của cơ thể phụ nữ mà còn thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố thông qua các thành phần tự nhiên.