Biết những bí mật “đáng sợ” ở nhà hàng, bạn sẽ phải cảnh giác khi gọi 7 món ăn sau
Có những món ăn bạn nên chú ý lưu tâm khi đi ăn nhà hàng bởi chúng không thực sự chất lượng như bạn nghĩ.
Chúng ta luôn tò mò về cách thức vận hành của các nhà hàng, quán ăn và đôi khi có những sự thật khiến chúng ta cảm thấy mất niềm tin khi ra hàng quán ăn, ngay cả những nơi được cho là sang trọng, đắt tiền.
Nếu biết những bí mật này, bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi gọi một số món ăn bởi chất lượng, cách chế biến, bảo quản,… của chúng có thể không đảm bảo. Tạp chí Reader’s Digest (Mỹ) đã tổng hợp một số lời khuyên từ những đầu bếp và nhân viên nhà hàng trên thế giới.
1. Súp
Món khai vị của nhiều người là một bát súp nóng hổi để “lót dạ” trước khi thưởng thức những món chính. Tuy nhiên đây có thể là một hỗn hợp các thực phẩm cũ, thừa từ những món ăn khác của nhà hàng. Đầu bếp sẽ chế biến lại, ninh các nguyên liệu cho mềm và đậm vị, nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị.
Ngoài ra, món súp trong nhà hàng không dùng hết sẽ được bảo quản qua đêm và chất lượng của chúng thì không có gì đảm bảo cả.
2. Đồ chiên, nướng, được tẩm ướp nhiều gia vị
Khi đi ăn nhà hàng, bạn hãy nhớ một quy tắc chung: Những món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị và nấu chín ở nhiệt độ cao có thể “giấu” đi mùi vị và độ tươi của chúng khi chưa chế biến. Đây cũng là cách mà các nhà hàng sử dụng để biến hóa các nguyên liệu không còn tươi mới, sắp hết hạn hoặc đã bị hỏng thành những món ăn thơm ngon.
3. Bánh mì
Video đang HOT
Tiết lộ của một số đầu bếp người Mỹ trên tạp chí Food Network đó là những lát bánh mì trong nhà hàng đôi khi đến từ chỗ đồ ăn thừa của nhiều nơi khác. Bánh mì được cắt lát và xếp gọn gàng trong giỏ, hoặc được nướng bơ tỏi hay chế biến lại nhằm biến chúng thành món ăn “ngon mắt”.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn bánh mì trong nhà hàng, trừ trường hợp bạn có cơ sở để tin vào nguồn gốc của chúng.
4. Đồ chay
Đối với những tín đồ của món ăn chay, bạn thường mê đắm những món ăn “giả” nhìn như món mặn nhưng thực ra là đồ chay. Nhưng hãy cẩn thận với những quán ăn chay bởi có thể nó không thực sự “chay”. Các đầu bếp có thể vẫn sử dụng dầu mỡ động vật, nước mắm,… hoặc dùng chung dao, thớt khi chế biến các loại món ăn khác nhau.
5. Hàu sống
Nói một cách chính xác, bạn không nên ăn hàu sống ở những nhà hàng cách biển từ 160km trở lên. Món ăn này cần có thời gian và cách bảo quản hợp lý để giữ được độ tươi ngon, nếu không nó sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
6. Cocktail
Lý do không nên uống cocktail ở nhà hàng khá là đơn giản. Hoa quả trong những món đồ uống này thường không được rửa sạch đúng cách. Bên cạnh đó, các bartender còn thường sử dụng tay trần và chạm qua rất nhiều đồ vật bám đầy vi khuẩn trong khi pha đồ uống cho bạn.
7. Đá
Đừng nên uống nước và cho quá nhiều đá vì bạn không thể biết được chúng có được đảm bảo vệ sinh hay không. Từ nguồn nước để làm đá cho đến máy làm đá có được vệ sinh thường xuyên? Các nhà hàng cũng thường nhập đá từ các cơ sở khác và chúng ta càng không rõ được xuất xứ của chúng ra sao.
Những điều bắt buộc phải biết khi chế biến hải sản
Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá, hàu sống, sò, mực nướng...) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột.
1. Sau khi mua hải sản như tôm, mực, nếu chưa chế biến ngay, nên cất vào nơi lạnh nhất trong ngăn tủ lạnh. Bạn có thể giữ chúng 1-2 ngày. Riêng các loại ốc, sò, nghêu, không nên cho vào túi nylon, cột chặt miệng vì chúng cũng cần được thở. Tốt nhất, nên giữ loại hải sản này trong túi vải sạch, rắc nước lên cho có độ ẩm, không cần giữ trong tủ lạnh.
Trước lúc chế biến, nên loại bỏ những con chết, rửa hải sản dưới vòi nước sạch để đảm bảo vệ sinh.
Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường.
2. Khi rã đông, nên để hải sản trong ngăn mát qua đêm. Nếu cần dùng nhanh, bạn có thể đặt chúng dưới vòi nước lạnh hoặc cho vào lò vi sóng. Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường để tránh nhiễm khuẩn. Hải sản đông lạnh cần thời gian dài để rã đông, như vậy mới đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng.
3. Hấp hải sản: Khi hấp các loại nghêu, sò, tôm... bạn nên để vỉ cách mặt nước khoảng 7 cm. Nhớ phải đậy nắp thật chặt và giảm lửa.
Khi nước sôi, bạn tắt lửa, không mở nắp để hải sản tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4-9 phút hoặc vẫn để trên lửa thêm 3 - 5 phút sau khi hải sản mở miệng. Đừng hấp quá lâu, hải sản sẽ trở nên khô cứng, có thể mất vị ngọt của món ăn.
4. Nướng lò: Sau khi ướp gia vị hoặc rưới sốt lên hải sản, bạn gói chúng lại bằng giấy nướng và chỉnh nhiệt độ 200-230 độ C.
5. Nướng chảo: Khi dùng chảo nướng, bạn nhớ đặt cách ngọn lửa khoảng 5-10 cm.
6. Nướng lửa: Nên phết một lớp dầu mỏng lên trên vỉ trước khi xếp hải sản lên. Than nướng phải thật đỏ hoặc lửa thật cao. Khi nướng, bạn trở đều tay và chú ý phết dầu lên hải sản.
7. Cá đang ướp, chờ chế biến: Đừng để cá bên ngoài mà hãy cho vào tủ lạnh. Khi chế biến, nếu thái cá dày khoảng 2-2,5 cm, thường phải nấu trong 10 phút, bạn nên trở mặt cá vào giữa thời gian nấu để đảm bảo độ chín. Nếu lát cá mỏng hơn, bạn không cần trở để tránh cá bị nát.
8. Nấu cá bằng lò vi sóng: Khi sốt hoặc nướng cá bằng giấy bạc, trung bình cần 15 phút đểthực phẩmchín hoàn toàn. Khi thấy thịt cá trở nên đục, vảy cá ở phần bụng dễ bong tróc là cá đã chín.
9. Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơngộ độcthực phẩm. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.
10. Cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
Nguyên tố kim loại nặng dễ tích tụ ở phần đầu hải sản, vì vậy cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
6 món ăn đường phố 'ngon nức nở' phải thử khi tới Indonesia Tín đồ ẩm thực đặt chân đến xứ sở vạn đảo còn chần chừ gì mà không thưởng thức ngay những món ăn đường phố ngon tuyệt. 1. Kerak Telor - Món ăn nhẹ đường phố "chính thức" của Jakarta Kerak telor là thức ăn đường phố đặc trưng. Đó là bánh bằng bột gạo, cán mỏng và nướng chín trên bếp than,...