Biết nghề, nông dân Hải Dương nuôi cá lãi cao
Khảo sát nhu cầu học nghề; dạy đúng, dạy trúng cái thiếu, cái yếu và gắn liền với hỗ trợ nông dân… là phương pháp mà các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Hải Dương đã và đang áp dụng rất thành công để giúp đỡ học viên, nông dân trước, trong và sau học nghề.
Thu nhập cải thiện rõ rệt
Lão nông Nguyễn Văn Mạnh (SN 1960) là 1 trong số 30 học viên tham gia lớp dạy nghề nuôi cá ở xã Liên Hồng, TP.Hải Dương.
Ông Mạnh cho biết: “Gia đình tôi có 5 mẫu diện tích mặt nước nuôi các loại cá truyền thống như trôi, mè, trắm, chép. Trước đây, do tôi không có kỹ thuật nên cá chậm lớn, hiệu quả kinh tế không cao. Sau 3 tháng học nghề, tôi đã được các giảng viên hướng dẫn cặn kẽ quy trình xử lý nguồn nước, bố trí ao nuôi, cách chăm sóc và phòng trừ bệnh cho đàn cá…”.
Ông Nguyễn Văn Mạnh ở xã Liên Hồng, TP.Hải Dương đầu tư nuôi cá hiệu quả sau học nghề. Thu Hà
“Giờ tôi đã biết cách sử dụng chế phẩm sinh học để khử khuẩn nguồn nước, biết nuôi xen, ghép hiệu quả nhiều loại cá để tận dụng đa tầng mặt nước và thực hiện phương thức “đánh tỉa thả bù” nên cá chóng lớn, cho năng suất cao. Cùng 1 diện tích nuôi, cùng loại cá, trước đây phải 2 năm tôi mới xuất bán được 1 lứa, năng suất cao lắm cũng chỉ đạt 3 tấn/lứa. Sau khi học nghề, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào ao nuôi, đều đặn mỗi năm tôi xuất bán 2 lứa cá, với năng suất 5 tấn/lứa. Lợi nhuận tăng lên rõ rệt” – ông Mạnh cho biết.
Đáng chú ý, để hỗ trợ nông dân sau lớp học nghề, Hội ND tỉnh Hải Dương còn phối hợp Hội ND xã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi cá thành lập chi hội nghề nghiệp nông dân nuôi trồng thuỷ sản xã Liên Hồng. Tham gia mô hình này hội viên nông dân đã cùng nhau mua vật tư đầu vào, áp dụng KHKT, hỗ trợ nhau về ngày công lao động, thị trường tiêu thụ…
Tương tự, anh Vũ Văn Huy (ở xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn) cũng là 1 trong những nông dân phát triển kinh tế trang trại hiệu quả sau học nghề. Nhờ việc tham gia lớp học nghề, tập huấn chuyển giao KHKT do Hội ND tổ chức và Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tạo điều kiện cho vay vốn, anh Huy đã mạnh dạn nhận khoán 12.000m2 ruộng trũng lập trang trại nuôi tôm, thả cá và xây dựng chuồng trại nuôi lợn, nuôi vịt siêu trứng, trồng cây ăn quả… Nhờ vậy, gia đình anh thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 7 lao động thời vụ với mức lương trên 3 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Nhiều hỗ trợ sau học nghề
Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Hải Dương đã trực tiếp tổ chức hơn 200 lớp đào tạo nghề (thời gian từ 2 – 3 tháng/lớp) cho hơn 6.000 học viên là nông dân, hơn 1.000 lớp tập huấn, bồi dưỡng KHKT cho hơn 68.000 người, trong đó có 169 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: Với phương châm “Dạy đúng, trúng cái thiếu, cái yếu và gắn liền với hỗ trợ nông dân”, Hội ND tỉnh Hải Dương chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh xây dựng được 410 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 374 mô hình triển khai có hiệu quả và thể hiện rõ sự tác động của Hội.
Điểm nhấn đáng chú ý của Hội ND Hải Dương là song song với thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, các cấp Hội đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm, thành lập mô hình nông dân liên kết sản xuất…
Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh xây dựng được 410 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 374 mô hình triển khai có hiệu quả và thể hiện rõ sự tác động của Hội, từ việc tổ chức dạy nghề, tập huấn, chuyển giao KHKT, xây dựng các câu lạc bộ, tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm, cho vay vốn phát triển sản xuất. Các mô hình này đều mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập từ 200 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/mô hình/năm. Điển hình như mô hình HTX Thủy sản ở xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, Câu lạc bộ Nuôi thủy sản ở xã Quang Khải (Tứ Kỳ), Tổ liên kết thâm canh ổi an toàn ở các xã Liên Mạc, Tân Việt (Thanh Hà)…
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 46 mô hình chi hội nghề nghiệp được thành lập, với 1.815 hội viên nông dân tham gia và 65 mô hình tổ hội nghề nghiệp với 1.662 hội viên,
Song song với việc đào tạo nghề cho nông dân, hoạt động hỗ trợ việc làm cho nông dân cũng được Hội ND tỉnh tích cực thực hiện. Cụ thể, Hội ND tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đến làm việc tại các công ty, doanh nghiệp có uy tín, đảm bảo các điều kiện về việc làm, thu nhập.
Trong 5 năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Hải Dương đã tư vấn, giới thiệu cho gần 13.000 người vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, giới thiệu, giúp đỡ về các thủ tục pháp lý, dạy ngoại ngữ, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn cho gần 2.000 lao động, trong đó 468 lao động nông thôn đã đi lao động tại Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Malaysia…
Hải Dương: Nuôi ba ba, gà siêu trứng, cá lồng, thu 800 triệu/năm
Đó là mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Vũ Văn Yên - Chi hội Phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Anh Yên là 1 trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Hiện nay, khu vực chuyển đổi của gia đình anh rộng 2ha, quy hoạch vườn cây, khu chuồng trại chăn nuôi khép kín gồm ba ba, cá lồng, gà siêu trứng.
Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hải Dương đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Hải Dương đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Xuất hiện nhiều triệu phú nông dân
Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, thị xã Kinh Môn được Hội ND thành lập với 168 hội viên tham gia canh tác với tổng diện tích 83ha. Đây là 1 trong chi hội nghề nghiệp có đông hội viên nhất ở tỉnh Hải Dương.
Anh Vũ Văn Yên - Chi hội Phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà là 1 trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, khu vực chuyển đổi của gia đình anh rộng 2ha, quy hoạch vườn cây, khu chuồng trại chăn nuôi khép kín gồm ba ba, cá lồng, gà siêu trứng.
Trang trại của gia đình anh nuôi 16.000 con gà siêu trứng cho sản lượng gần 4 triệu quả trứng/năm; 10.000m2 mặt nước nuôi cá diêu hồng, cá lăng với sản lượng khoảng 12 tấn/năm; 3.000 con ba ba gai thương phẩm... Trừ mọi chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 800 triệu đồng.
Mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả của anh Vũ Văn Yên - Chi hội phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, huyện Kinh Môn, Hải Dương. (ảnh P.V)
Anh Yên bộc bạch: "Tham gia chi hội, hội viên đã tích cực chia sẻ với nhau bí quyết, kinh nghiệm nuôi cá, nuôi ba ba gai thương phẩm như: Kỹ thuật thiết kế ao nuôi, mật độ nuôi, cách cho ba ba ăn từng giai đoạn tuổi ba ba, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi...".
Hay mô hình Tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản xã Tân Việt, huyện Thanh Hà gồm có 20 thành viên, diện tích canh tác 1,2ha. Các thành viên trong tổ hội đã liên kết cùng mua thức ăn của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi đặc khu Hope và đã được hỗ trợ về giá trên 50 triệu đồng.
Để hỗ trợ cho hội viên về kỹ thuật nuôi thủy sản, Hội ND xã đã tổ chức 15 buổi tập huấn chuyển giao KHKT cho 300 lượt thành viên tham gia; tín chấp cho các thành viên trong chi hội vay nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh số tiền 400 triệu đồng. Trong chi hội có nhiều hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Hỗ trợ vốn vay, kết nối với doanh nghiệp
Bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: Thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ T.Ư Hội ND Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 20 về việc xây dựng mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2018; chỉ đạo Hội ND cấp huyện tập trung tuyên truyền, tổ chức triển khai xây dựng điểm mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp.
Theo đó, mỗi đơn vị huyện Hội chọn chỉ đạo điểm 1 cơ sở Hội xây dựng tổ hội và 1 cơ sở Hội xây dựng chi hội nghề nghiệp, đảm bảo 5 tiêu chí: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi; trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động; thống nhất bầu ra cán bộ chi hội, tổ hội.
Đến nay, sau 3 năm thực hiện đề án, đã có 41 chi hội nghề nghiệp được thành lập, với 1.767 hội viên nông dân tham gia và 50 tổ hội nghề nghiệp với 1.312 hội viên với ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ.
Để mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả, các cấp Hội ND các cấp Hải Dương đã thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn, dạy nghề, chuyển giao KHKT cho hội viên nông dân...
"3 năm qua, các cấp Hội ND Hải Dương đã phối hợp tổ chức 700 buổi tập huấn, chuyển giao ứng dụng KHKT vào sản xuất; 62 buổi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, trang bị kiến thức về sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thị trường... cho các thành viên của chi hội, tổ hội nghề nghiệp" - bà Tâm thông tin.
Bên cạnh đó, Hội ND các cấp cũng đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên hỗ trợ chi, tổ hội nghề nghiệp. Trong 3 năm, Hội ND tỉnh Hải Dương đã giải ngân 7,08 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND 4 cấp cho 4 chi hội, 12 tổ hội nghề nghiệp. Trong đó, giải ngân nguồn vốn Quỹ HTND T.Ư 2 tỷ đồng; Quỹ HTND tỉnh 4,8 tỷ đồng, huyện 210 triệu đồng; xã 74,9 triệu đồng.
Nhiều chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã thực hiện được khâu điều hành, tổ chức sản xuất các sản phẩm có độ đồng đều, an toàn, chất lượng tốt, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp; đồng thời chi, tổ hội trưởng trực tiếp tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.
Hội giám sát, bảo vệ lợi ích cho nông dân Xác định tầm quan trọng của công tác giám sát, những năm qua, các cấp Hội ND Hải Dương đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy chế giám sát góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân. Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: "Thực...