Biệt kích Anh truy lùng Gaddafi
Lực lượng biệt kích của Anh đang có mặt tại Libya để săn lùng Đại tá Muammar Gaddafi, theo tiết lộ của tờ Telegraph.
Với khoản tiền 1,7 triệu USD được treo cho cái đầu của nhà lãnh đạo Libya Gaddafi, các binh sĩ thuộc Trung đoàn 22 của lực lượng biệt kích SAS đã bắt đầu hướng dẫn phe nổi dậy truy tìm ông này theo lệnh của Thủ tướng Anh David Cameron.
Đây là lần đầu tiên nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Anh xác nhận các biệt kích SAS đã được tung vào Libya trong vài tuần qua và đóng vai trò then chốt trong việc phối hợp tiến chiếm Tripoli, theo Telegraph.
Biệt kích SAS của Anh cải trang giống như các binh lính thuộc phe nổi dậy – Ảnh: AFP
Với phần lớn thủ đô hiện nằm trong tay phe nổi dậy, các biệt kích Anh, những người mặc quần áo người Ả Rập và mang cùng vũ khí như quân nổi dậy, đã được lệnh tập trung truy tìm ông Gaddafi, người vốn bặt tăm kể từ khi đại bản doanh của ông ở Tripoli thất thủ.
Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) đã treo thưởng 1,7 triệu USD cho ai bắt sống hoặc giết chết ông Gaddafi và ân xá cho những người thân cận của nhà lãnh đạo này nếu họ chấp nhận phản bội ông.
Chủ tịch NTC Mustafa Abdel Jalil tuyên bố: “Kết cục chỉ đến khi ông ta bị bắt, dù chết hay sống”.
Trước tiết lộ của tờ Telegraph, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox xác nhận Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ do thám cho quân nổi dậy trong cuộc truy lùng Gaddafi và các con trai.
Ông Fox cũng hối thúc Nam Phi, thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hãy thôi chống đối việc hủy bỏ lệnh phong tỏa khối tài sản trị giá 1,5 tỉ USD để hỗ trợ phe nổi dậy Libya và các sứ mệnh nhân đạo.
Nam Phi vốn cản trở việc tháo gỡ lệnh phong tỏa trong nhiều tuần qua vì phản đối việc cung cấp tài chính cho phe nổi dậy.
Video đang HOT
Không chỉ thế, vào hôm 24.8, Phó tổng thống Nam Phi Kgalema Motlanthe đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) điều tra những hoạt động của NATO tại Libya, vì cho rằng tổ chức này đã lạm dụng Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc bảo vệ dân thường Libya.
“Chúng tôi biết họ (NATO) đang cố gắng tạo ấn tượng rằng phe nổi dậy đang tự mình thực hiện các cuộc tấn công ở Tripoli song có những mối liên hệ rõ ràng về sự phối hợp tấn công”, ông Motlanthe nói trước nghị viện Nam Phi.
“Vấn đề là liệu ICC có đủ khả năng tìm ra những thông tin và trừng phạt những kẻ có trách nhiệm, bao gồm các chỉ huy của NATO hay không”, ông Motlanthe nói tiếp.
Yết thị truy nã Đại tá Gaddafi của phe nổi dậy – Ảnh: AFP
Trong khi đó, tại Libya, lực lượng của ông Gaddafi vẫn còn kiểm soát thành phố quê quán Sirte của ông cũng như vài căn cứ quan trọng ở phía nam.
Tại Tripoli, giao tranh vẫn nổ ra ở quận phía nam Abu Saleem, nơi vẫn còn một số binh sĩ trung thành với ông Gaddafi từ chối đầu hàng, theo tờ Telegraph.
Kênh truyền hình Channel 4 dẫn lời người phát ngôn về quân sự của phe nổi dậy Ahmed Omar Bani cho biết, ông Gaddafi nhiều khả năng đang trốn tại Sirte hoặc thành phố phía nam Sabha.
Hiện tại, phe nổi dậy đang đàm phán trực tiếp với thủ lĩnh các bộ tộc tại Sirte về việc giải phóng thành phố này.
Theo BBC, giao tranh ác liệt đang nổ ra cách Sirte 100km với tiếng rốc-két và những chùm khói bốc lên. Phe nổi dậy nói một đoàn quân khoảng 1.000 người trung thành với ông Gaddafi đang tấn công họ tại đây.
Theo Thanh Niên
Đổ xô đi "săn" cốt toái bổ chữa 36 bệnh
Hiện nay ở vùng đông Trường Sơn (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), hàng ngàn người dân đang ráo riết vào các khu rừng già để tìm kiếm cây cốt toái bổ do lời đồn loại cây này có thể chữa được 36 thứ bệnh.
Đổ xô đi tìm
Cây cốt toái bổ được người dân địa phương thường gọi là y-bet, hay còn gọi lan đuôi chồn, là một loại thảo dược phát triển ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, trong điều kiện thời tiết quanh năm giá lạnh.
Sau một ngày vào rừng săn lùng cốt toái bổ, người ít cũng được vài trăm ngàn, có người kiếm mỗi ngày 500 ngàn đồng. Thu được tiền khá lớn và loại cây này cũng dễ tìm kiếm, nên người dân địa phương đổ xô đi lùng.
Người dân đổ xô đi săn tìm cây cốt toái bổ rồi đem đến bán cho "đầu nậu"
Ông A Lời - một người dân ở xã Măng Cành (huyện Kon Plông) - cho hay: "Đi tìm cây cốt toái bổ, không chỉ tụi thanh niên đâu, mà ông bà già và trẻ con đều đi hết. Ai cũng tranh thủ đi tìm để về bán rồi mua ít bột ngọt, mắm muối đó thôi".
Tầm 15-16 giờ, từng đoàn người từ các cánh rừng đổ về địa điểm thu mua, sau một ngày săn lùng. Thương lái là người đàn ông gần 60 tuổi, gặp chúng tôi ông khoát tay: "Cứ gọi mình là A Thanh cho mau mắn, mình dân Sài Gòn thứ thiệt nè, cũng mới lên đây (xã Măng Cành) thôi".
Nhìn chúng tôi thật kỹ, ông phán: "Giáo viên chứ gì". Sau khi chúng tôi giải thích về cuộc vượt rừng sâu đến đây, ông quả quyết: "Mình đang có 8 tấn cốt toái bổ đang cất trong kho kia kìa. Có người đặt mua hết rồi, nhưng chú mua được giá bao nhiêu? Được giá, anh để cho chú. Mà anh vừa xuất kho giá 7.200 đồng/kg. Được thì chú lấy".
Một "đầu nậu" đang thu mua loại cây này cho hay, mấy bữa trước có một người từ huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đưa mẫu loại cây này đến cho xem và đặt hàng, sẵn sàng mua hết bất kể số lượng là bao nhiêu. Ban đầu giá chỉ 6.000 đồng/kg, nay giá đang tăng từng ngày. Hôm qua chị vừa bán hơn nửa tấn, chỉ vài ngày nay đã thu mua được số lượng chừng một tấn.
Ông Thanh cho biết thêm, ông vừa bán được một xe hàng 15 tấn, còn bây giờ thì để gom thêm ít bữa nữa bán luôn thể. Mỗi ngày bình quân ông Thanh thu được trên 1 tấn cây cốt toái bổ.
Theo các thương lái, mỗi ngày họ xuất ra khỏi địa phương số lượng lên tới cả tấn và toàn bộ số cốt toái bổ này đều được bán qua Trung Quốc.
Vị thuốc quý
Nghe chúng tôi tìm hiểu về tác dụng loại cây này, ông Thanh cho rằng cốt toái bổ có thể chữa được 36 thứ bệnh khác nhau. Để chứng minh cho lời nói của mình là đúng sự thật, ông ôm ra một hũ rượu, bên trong đựng đầy cây cốt toái bổ và không quên mời chúng tôi uống.
Người dân địa phương vẫn thường ngâm cốt toái bổ vào rượu để uống chữa bệnh
Bác sĩ Đoàn Thị Tuần - Trưởng phòng Đông y Bệnh viện đa khoa Kon Tum cho biết: Cốt toái bổ có tên khoa học là Polypodium fortunei O.Kuntze, họ dương xỉ (Polypodiaceae), cây mọc bám chắc vào các cây cổ thụ hoặc ở hốc đá sống dạng ký gửi. Loại cây này có các mắt giống như củ gừng, da màu vàng nâu, thịt hồng hồng.
Thời gian qua, Bệnh viện đa khoa Kon Tum vẫn sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh vì có tác dụng chữa hành huyết, chỉ huyết, trừ phong, bổ thận và chữa bong gân, gãy xương, chân tay mỏi, tê liệt và trị các chứng thận thấp, đau háng, đau xương.
Để sử dụng thì cần rửa sạch, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô rồi sử dụng, hoặc tẩm mật, tẩm rượu, sao qua thì sử dụng rất tốt. Nếu dùng tươi khi hái về bỏ hết lông tơ và các lá khô, rửa sạch giã nhỏ, bỏ một ít nước vào rồi nướng cho mềm, đắp lên các vết đau hay thận suy biểu hiện như đau lưng dưới, yếu chân, ù tai, điếc hoặc đau răng...
Khi nghe chúng tôi trình bày về giá cả, bác sĩ Tuần nói: "Tại Kon Tum chưa hình thành các cơ sở thu mua, nên cây dược liệu quý mà được bán với giá "bèo" như hiện nay thì rất lãng phí".
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum Nguyễn Hữu Nho thì cho biết, ông chưa nghe các đơn vị báo cáo về việc người dân đi thu hái loại cây này nhưng sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, nếu là dược liệu quý thì sẽ có biện pháp quản lý, bảo vệ và nghiêm cấm người dân ồ ạt đi săn tìm loại cây này trong thời gian tới.
Theo Trùng Dương (Thanh Niên)
Tận diệt rùa đồng Giá rùa đồng (lái buôn gọi là rùa đẹp hoặc rùa nước) tại Bình Định tăng chóng mặt, từ vài trăm ngàn đồng lên đến 25-32 triệu đồng/kg thời gian gần đây. Lái buôn ráo riết tìm mua, người dân trắng đêm săn lùng, tận diệt loại rùa này. Yếm của rùa đồng có hoa văn rõ ràng, rất đẹp - Ảnh: T.Đ....