Biết kêu ai khi nhà trọ tăng theo điện?
“Tháng này điện tăng giá nên tiền phòng tăng, mỗi phòng sẽ tăng thêm 200 nghìn, các cháu đóng tiền đầy đủ cho bác nhé!”. Yến tá hỏa khi nghe bà chủ thông báo như vậy và cô quyết định đi tìm khu nhà trọ khác có giá rẻ hơn để ở.
Từ ngày 1/3, giá bán điện bình quân năm 2011 sẽ tăng thêm 15,28% so với giá bình quân của năm 2010, đồng nghĩa với việc giá điện tại các nhà trọ sinh viên cũng tăng lên ngất ngưởng. Chủ nhà trọ luôn biết nắm bắt thời cơ, không bỏ qua bất cứ cơ hội để đẩy giá nhà trọ lên cao. Vì thế, đây là cái cớ hợp lý để họ nâng giá điện, nước cũng như giá phòng trọ lên mức “cắt cổ”.
Trước đây, chỉ những khu trọ có nhiều sinh viên thuê, tập trung nhiều trường đại học mới tăng giá thì nay tất cả các khu trọ trong địa bàn thành phố đều tăng do giá điện và giá xăng dầu tăng chung trên cả nước. Sinh viên chưa hết bàng hoàng với đợt tăng giá nhà trọ trước Tết thì nay đã phải đối diện với một đợt tăng giá mới do giá điện của Nhà nước được điều chỉnh.
Lê Thị Hải Yến, sinh viên Trường Đại học GTVT thuê trọ trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) cho biết: “Nhà em tháng trước Tết đã tăng rồi, giờ lấy cớ giá điện, giá xăng tăng, chủ nhà lại quyết định tăng giá phòng thêm 200 nghìn đồng nữa là 1,7 triệu đồng. Đấy là còn chưa kể tiền điện nước tăng. Điện, nước mà tăng nữa thì không biết sẽ như thế nào. Chủ vừa thông báo tăng giá là mấy phòng thuê trọ quyết định chuyển nhà. Em cũng đang tìm xem có nhà nào giá rẻ hơn chút để thuê”.
Nhiều chủ nhà trọ nâng giá điện quá mức khiến sinh viên chật vật lo tiền trả
Hứa Thu Thủy, sinh viên Đại học Ngoại Thương chia sẻ: “Nhà nước tăng giá điện và giá xăng dầu nên nhà trọ nào cũng tăng giá là chuyện bình thường. Tháng này nhà em trọ cũng tăng, tính cả tiền điện nước vào với tiền phòng là tăng tổng cộng 200 nghìn đồng, cái gì cũng tăng, choáng “toàn tập” luôn”. Còn sinh viên Học viện Báo chí Đoàn Thị Diệp trọ tại khu Mỹ Đình thì cho biết: “Sau ngày 1-3 giá điện nhà em trọ tăng từ 3.000 – 4.000đ/số, nhà chủ lại vừa thông báo chuẩn bị tăng giá nhà trọ nữa”.
Video đang HOT
Chuyện tăng giá nhà trọ bấy lâu nay đã không còn lạ gì với sinh viên. Việc chuyển từ nhà trọ này sang nhà trọ khác vì chủ nhà tăng giá cũng là chuyện thường tình. Nhưng khi sinh viên chuyển sang chỗ mới chưa được vài tháng thì chủ nhà mới cũng lại tăng giá. Vì thế, sinh viên lúc nào cũng sống trong nỗi lo về chỗ ăn, chỗ ở.
Trước kia chỉ mới đọc được những thông tin về việc tăng giá điện của Nhà nước, sinh viên đã có những dự định và biện pháp để đối phó với tình trạng này. Sau ngày 1/3, những dự định của sinh viên nhằm tiết kiệm điện đã đi vào giai đoạn triển khai, cố gắng sử dụng tối đa những chiêu có hiệu quả. Nhiều bạn còn tận dụng tối đa các biện pháp tiết kiệm.
Sinh viên Nguyễn Thị Yến ở Đại học Kinh tế vui vẻ cho biết: “Giá xăng tăng thì em ít đi chơi, mà em mới nghĩ ra cách này, đổ xăng thì nên đổ vào buổi sáng, lúc ấy nhiệt độ thấp xăng co lại, tầm trưa nắng xăng giãn ra nên sẽ hao hơn. Giá thực phẩm tăng thì ăn ít đi, vừa tiết kiệm lại còn giảm béo, chứ bình thường bảo nhịn ăn mà giảm béo thì không làm được, giờ cái gì cũng đắt nên mua nhiều thì xót”.
Không nghĩ ra độc chiêu như Yến, Nguyễn Thị Hương (Đại học Ngoại thương) trọ tại đường Láng cũng có những biện pháp của riêng mình: “Điện tăng thì biện pháp tốt nhất là dùng hạn chế máy tính. Dùng máy tính thì tắt điện, mọi khi chat trên máy tính giờ chat trên điện thoại, không dùng điện trong nhà tắm nữa. Buổi tối thì lên thư viện học, không thì trong xóm mấy đứa tập chung học tại một nhà nào đó, thay nhau cho tiết kiệm”.
Nhiều phương án được sinh viên đưa ra như đi làm thêm, vừa có tiền lại không ở nhà nên không cần dùng nhiều điện, trước hay đun nước tắm giờ tắm nước lạnh, trước ở 3 người giờ “tuyển” thêm 2 người nữa ở cho tiết kiệm và thay nhau về quê, hai hoặc 3 phòng cùng nhau góp gạo thổi cơm chung. Bạn Nhung (sinh viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW) còn dùng cách mua nến về thắp thay điện, mỗi tối dùng một cây, có lẽ đỡ tốn hơn.
Quyết định tăng giá điện khiến mọi người lo lắng dù trước đó đã được thông báo trước, trong đó lo nhất vẫn là sinh viên. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có những quy định, những biện pháp quản lý tình trạng tự ý tăng giá không đúng của các chủ nhà trọ để góp phần giúp sinh viên bớt khó khăn hơn.
VGT (Theo CAND)
Những khu trọ chẳng có mùa xuân
Sài Gòn trưa cuối năm, trong khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội, những bệnh nhân (BN) ung thư chui ra khỏi phòng, đứng tựa cửa để tìm chút gió...
Túng quẫn vì bệnh tật
Khu nhà trọ ở số 26 đường Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM nhìn từ ngoài vào thấy hun hút. Nếu như không nhìn thấy chữ "cho thuê phòng trọ" treo ngay lối vào thì không ai nghĩ rằng đằng sau tiệm thuốc tây số 11 lại có một dãy nhà cho BN thuê.
Dãy nhà khoảng hơn chục phòng, mỗi phòng chỉ đủ kê một chiếc giường. Trong phòng nóng hầm hập và tối om, ban ngày cũng phải bật đèn, mỗi phòng chỉ có một cái quạt điện cũ rích. Những BN nằm co ro trên giường, còn người đi chăm bệnh tận dụng một góc trống ngay cửa ra để trải chiếu nằm.
Tất cả khách trọ đều dùng chung một nhà vệ sinh, nhà tắm. Trong phòng, không khí ngột ngạt, khó thở là vậy nhưng phía trước, mùi khói xăng xả ra từ hằng trăm chiếc xe máy làm cho không khí nhốn nháo, dơ bẩn, rác rưởi vứt đầy chẳng khác gì một cái chợ. Thế nhưng những người ở trọ bất đắc dĩ này phải cắn răng thuê với giá 80 ngàn đồng/ngày.
Dãy nhà trọ lọt thỏm sau bãi giữ xe
Chị Trương Thị Thủy, 39 tuổi, ở khóm 7, thị trấn Đắk Đoa, Gia Lai, mắt buồn hiu, đứng ôm bờ tường thở dài. Tháng 7.2010, chị phát hiện bị ung thư vú và vào Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM để phẫu thuật. Mổ xong, trong thời gian chờ vô thuốc, chị phải ra ngoài thuê nhà trọ ở. Chị kể trước đây hai vợ chồng làm việc chăm chỉ nên gia đình sống khá ổn với 2 đứa con còn tuổi đến trường. Nhưng từ khi chị bị bệnh tới giờ, cả nhà rơi vào cảnh túng quẫn, tất cả chỉ mình chồng gánh vác. Mới 5 tháng chữa trị mà đã hết 200 triệu đồng. Hiện tại còn 2 liều thuốc nữa. Tới kỳ vô thuốc, nếu chưa xoay được tiền, gia đình chị lại phải đi vay nóng với lãi suất cao. Đã nhiều lần chị tính buông xuôi, nhưng chồng chị dứt khoát bảo còn nước còn tát.
Ở khu nhà trọ này không chỉ có các BN ở nhiều tỉnh như Bình Thuận, Gia Lai, Cà Mau, Sóc Trăng... mà còn có những BN đến từ Campuchia. Như bà Chum Sa Roelirn, 51 tuổi, ở Tà Kheo, Campuchia, bị ung thư tử cung. Bà và người em gái đã ở phòng trọ này hơn 3 tháng. Hai chị em không đủ tiền ăn, thường xuyên phải xin cơm của bếp ăn từ thiện trong bệnh viện. Cũng giống chị Thủy, nhiều lúc bà muốn buông xuôi vì kinh tế gia đình đã cạn kiệt...
Những người không mong Tết
Nếu như ở những phòng trọ cho BN ung thư chỉ đủ sức chứa 2 người/phòng thì phòng dành cho BN tim ở bao nhiêu người cũng được. Trên đường Sư Vạn Hạnh (nối dài), P.12, Q.10, TP.HCM có hơn 20 nhà trọ, trung bình mỗi nhà rộng chưa đầy 40m2, được chia ra làm 10 phòng, tất cả chung một nhà vệ sinh và phòng tắm. Ở đây chủ yếu là những BN tim thuê. Trong hẻm 147, cứ mỗi nhà, bên dưới là quán ăn, bên trên cho BN thuê, một ngày 70 ngàn đồng. Những BN này ở tập thể, không có giường, mỗi người được chủ nhà phát cho một chiếc chiếu, một cái gối và tấm chăn mỏng.
Chị Nguyễn Thị Phượng, 37 tuổi, quê Bình Phước, bảo cả 2 lầu với gần 40 người mà chỉ có một nhà vệ sinh, một nhà tắm chung nhau. Chị bị bệnh tim, vừa mổ xong, hết 100 triệu đồng. Nhà chỉ làm rẫy, có bao nhiêu tiền đổ cho chị chữa bệnh hết rồi. Nay mỗi lần tái khám chị chỉ dám đi một mình cho đỡ tốn kém. Còn chị Hiền, quê Vĩnh Long, đưa con đi chữa bệnh tim. Hai mẹ con ra thuê nhà, một ngày mất 80 ngàn đồng, vậy mà cuộc sống vẫn giật gấu vá vai...
Tết đã cận kề, trong khi người dân TP nô nức đi sắm tết, thì trong những khu nhà trọ của BN nghèo, không khí vẫn trầm lắng, u ám. Họ không dám mong chờ tết...
Theo Thanh Niên
Nhức nhối nạn vứt... con (Kì II) Cảnh nữ công nhân ôm con chờ người yêu, chờ chồng là hình ảnh thường thấy ở các khu nhà trọ. "Mỗi khu nhà trọ đều có 1-2 nữ công nhân có con bị người yêu hoặc chồng bỏ rơi" - một cán bộ phụ nữ ở Bình Dương cho biết Kì II: Khu trọ "vọng phu" "Biết là ở chung với nhau...