Biết gọi mẹ trước tháng tuổi này, em bé lớn lên sẽ rất thông minh
Trẻ biết nói sớm thể hiện khả năng nhận thức tốt và sớm hơn bạn bè cùng tuổi, chứng tỏ sự phát triển tốt hơn của não bộ.
Đối với mọi bà mẹ, lần đầu tiên nghe con cất tiếng gọi “mẹ”, đó là khoảnh khắc hạnh phúc không gì so sánh được. Một người mẹ mới đây đã tâm sự: “ Hạnh phúc đến phát khóc, ấy là khi lần đầu được nghe con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên. Từ lúc con chào đời, mỗi khoảnh khắc, mỗi bước phát triển của con mình đều thấy đó là sự kì diệu. Mới ngày nào con đỏ hỏn lọt lòng mẹ, rồi khi con mỉm cười, khi con ngẩng cao đầu ngọ nguậy nhìn ngó xung quanh, lần đầu con biết lẫy, khi con biết bò, chiếc răng đầu tiên của con, bước đi đầu tiên, và nhất là khi con lần đầu tiên biết gọi mẹ… Tất cả những điều đó đều khiến tôi, và chắc là người mẹ nào cũng thế, cảm thấy hạnh phúc ngập tràn, thậm chí rất phấn khích. Tôi có cảm giác mọi thứ được đền đáp xứng đáng, mọi vất vả xua tan hết“.
Người mẹ nào cũng hạnh phúc khi nghe con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên (Ảnh minh họa).
Có một thực tế là trẻ con thường biết gọi ba trước khi gọi mẹ. Điều đó cũng khiến không ít bà mẹ chạnh lòng. Vì thế, nếu đứa trẻ nào trước 12 tháng tuổi đã biết gọi mẹ, đó là dấu mốc phát triển ngôn ngữ sớm.
Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời. Khoảng 6 tháng tuổi, bé đã có thể phát ra những âm thanh như “mama”, “baba”, nhưng thời điểm này, đó chỉ là một âm thanh vô thức, cho thấy trẻ đang bắt đầu phát triển các kĩ năng ngôn ngữ chứ không phải tiếng nói có nghĩa.
Ở sát mốc 1 tuổi, có một số bé đã biết gọi mẹ ơi, ba ơi… Điều đó cho thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ rất tốt, bé sẽ rất thông minh khi lớn lên. Bé cất tiếng gọi “mẹ ơi”, “ba ơi” kèm theo hành động nhìn chằm chằm vào cha mẹ để đợi sự đáp lại, chứng tỏ đó là lời nói có ý thức.
Trái lại, khi bé đã được 2 tuổi mà chỉ nói được 1, 2 từ hoặc chưa biết nói, bé có thể chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ nên chú ý theo dõi hoặc đưa con đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nân và có cách can thiệt kịp thời. Có những bé nếu bỏ lỡ thời gian can thiệp tốt nhất, bé có thể dẫn đến chứng tự kỷ, sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nghiêm trọng hơn về sau.
Tiếng nói là cách để trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Phát triển lời nói có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nó không chỉ là cách trẻ giao tiếp mà còn phát triển cả trí não cũng như các kĩ năng khác. Trẻ cũng có thể biết nói sớm, phát triển ngôn ngữ tốt nếu mẹ thực hiện các bí quyết sau:
Trò chuyện với trẻ ngay từ giai đoạn bào thai
Học nói và nghe là 2 kĩ năng không thể tách rời nhau. Em bé chỉ có thể nói sớm, nói nhiều khi được nghe nhiều. Trong thời kì bào thai, bé đã có thể nghe thấy giọng nói của mẹ. Thính giác của bé bắt đầu phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai, vì vậy thai giáo cho trẻ đúng cách có thể giúp ích rất nhiều cho kĩ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển sớm.
Video đang HOT
Nhiều mẹ bầu thường hay xoa bụng mình và nói chuyện với con hàng ngày. Đây là thói quen rất tốt. Hãy để bé cảm nhận rõ sự hiện diện của mẹ và học nói ngay khi còn đang nằm trong bụng mẹ bằng cách tương tác như vậy.
Ở sát mốc 1 tuổi, có một số bé đã biết gọi mẹ ơi, ba ơi… Điều đó cho thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ rất tốt (Ảnh minh họa).
Trò chuyện với bé thật nhiều ngay từ khi sinh ra
Vẫn có người nghĩ rằng trẻ sơ sinh không biết gì nên không nói chuyện với trẻ hàng ngày. Không những thế, có những gia đình thấy con đã 1 – 2 tuổi nhưng chưa biết nói lại càng không nói chuyện với con, từ đó khiến trẻ đã chậm nói lại càng chậm hơn.
Việc tương tác của người lớn là rất quan trọng đối với quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngay từ khi mới vài tuần tuổi, các chuyên gia đã gợi ý mẹ nên nói chuyện với con mỗi lần cho con bú, thay bỉm hay tắm cho con bằng những câu đơn giản như “Mẹ con mình đi tắm nhé!”, “Thay bỉm sạch sẽ nhé con yêu!”… Những từ ngữ trẻ nghe được sẽ tích lũy dần và phát ra sớm.
Biết nói sớm, trẻ học cách tương tác với mọi người xung quanh dễ dàng hơn, học các kĩ năng khác sớm hơn, từ đó trí thông minh phát triển.
Một số bước phát triển trong quá trình học nói của trẻ:
- Trẻ sinh ra đến 3 tháng tuổi: Bé phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là nguyên âm đơn như ahh ahh…
- 2 – 3 tháng tuổi: Ngôn ngữ của trẻ phát ra chủ yếu là tiếng khóc nhưng biểu hiện tiếng khóc của trẻ khác nhau ở từng tình huống.
- 3 – 4 tháng tuổi: Bé bập bẹ phát ra những âm thanh như muh muh, bah bah…
- 5 – 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu tăng giảm âm lượng, cường độ âm thanh phát ra…
- 7 – 12 tháng tuổi: Bé cố gắng bắt chước giọng nói của người lớn bằng các cụm từ như bah bah, dee dee dah….
- 12 – 16 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nói những từ có nghĩa như mama, baba. Ở mốc 16 tháng tuổi, trẻ đã có thể gọi rõ “mẹ ơi”, “ba ơi”, “bà ơi”…
- 18 tháng tuổi trở lên: Bé nói được các cụm từ gồm 2 tiếng trở lên, phức tạp và nhiều nghĩa hơn, đa dạng hơn…
Phòng bệnh Covid-19: Ý thức kém cùng thiếu hiểu biết có thể gây nên hậu quả khó lường
Vừa qua, một cô gái trở về Việt Nam từ tâm dịch Daegu của Hàn Quốc nhưng đã cố tình khai gian về nơi xuất phát. Không những vậy, cô gái này còn khoe chiến tích "là cô gái thông minh, sống có não" nên đã thoát được cách ly. Suy nghĩ này cho thấy sự thiếu ý thức và cả sự thiếu hiểu biết trong phòng dịch Covid-19.
Ngày 25-2, trên mạng xã hội facebook lan truyền hình ảnh livestream của một cô gái tự xưng quê Bình Dương trở về Việt Nam từ Daegu qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM). Cô gái này hãnh diện khoe mình vừa thoát được cách ly y tế vì không khai báo đúng nơi xuất phát.
Cô gái nhắn nhủ: "Những người không thông minh là những người đã bị cách ly. Còn những người thông minh như em thì đâu có bị cách ly đâu. Phụ nữ phải sống bằng cái não".
Ngay sau khi đoạn livestream được lan truyền trên mạng xã hội, cộng đồng mạnh tỏ ra bức xúc vì thái độ vô ý thức với sức khỏe bản thân, cộng đồng của cô gái này. Ngay lập tức, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã vào cuộc và tìm được cô gái trên, đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly của địa phương.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, cô gái này tên là N.T. T, có địa chỉ tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An. Cô sống tại Daegu, nhưng đã qua TP Busan để đáp máy bay đi TP HCM. Khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, cô khai điểm xuất phát hành trình của mình là Busan, không nhắc tới Daegu và đã được phép nhập cảnh.
Cô gái đi về từ vùng dịch nhưng khai báo gian dối để được nhập cảnh thể hiện ý thức kém và thiếu hiểu biết. Ảnh tư liệu
Nghĩ rằng mình "thông minh", "sống bằng não" nhưng cô gái này không lường được rằng khi mình về tới nhà thì đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của cộng đồng. Cô gái buộc phải đi khám và thực hiện cách ly y tế theo đúng quy định. Và sự "thông minh" của cô gái này còn gây hậu quả khiến mẹ và em gái cũng phải bắt buộc thực hiện cách ly y tế 14 ngày do tiếp xúc gần.
Nhìn từ sự việc trên để thấy xảy ra câu chuyện trên trước hết do sự thiếu ý thức của cô gái và bên cạnh đó cũng là sự thiếu hiểu biết về cách phòng bệnh. Chính vì thiếu ý thức phòng bệnh cho bản thân và gia đình nên cô đã cố tình khai báo gian dối để được nhập cảnh, "thoát cách ly" y tế dễ dàng. Ý thức kém của cô gái này thể hiện ở thái độ hãnh diện, khoe khoang mình là cô gái "thông minh, sống bằng não" sau khi khai gian để được nhập cảnh.
Ý thức kém của cô gái này cũng thể hiện ở việc cô ngang nhiên đứng giữa nhà chờ sân bay để hồ hởi livestream mà không hề đeo khẩu trang phòng những giọt bắn của mình bắn ra xung quanh. Hiện tại khám sức khỏe của cô chưa có dấu hiệu gì, nhưng liệu có đảm bảo rằng cô hoàn toàn không mang virus Corona trong người?; có đảm bảo khi cô đứng livestream ở sân bay những người xung quanh tránh được những giọt bắn của cô gái "thông minh", "sống bằng não" này không?
Bên cạnh đó, hành động này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết của cô gái về dịch bệnh. Chính vì thiếu hiểu biết nên cô không lường trước được rằng, nếu chẳng may mình mang virus trong người nếu không thực hiện cách ly thì sẽ lây cho chính người thân trong gia đình đầu tiên; rồi từ đó sẽ lây lan ra cộng đồng nơi mình sinh sống.
Khi ý thức kém cộng với thiếu hiểu biết thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây nên hậu quả khó lường. Xin nhắc lại câu chuyện mà bác sỹ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, BVĐK Xanh Pôn chia sẻ khi tâm dịch Sơn Lôi của Vĩnh Phúc đi vào thực hiện cách ly.
Bác sỹ Phúc cho rằng: Việc cách ly là một hành động phòng chống dịch mạnh mẽ chưa từng có! Điều chúng ta cần ghi nhớ: Mỗi người có thể trở thành một "nhà máy" sản xuất mầm bệnh!
Nhắc lại bài học về câu chuyện của đầu bếp người Mỹ Mary Mallon khi mang trong mình mầm bệnh thương hàn vào năm 1906 nhưng đã từ chối thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm cho cộng đồng vì cô rất khỏe mạnh. Thời điểm đó không có khái niệm người khỏe mạnh mang vi khuẩn truyền nhiễm. Sau khi phát hiện ra mật độ virus thương hàn dày đặc ở các mẫu xét nghiệm của Mary thì thậm chí cô vẫn khăng khăng mình không mắc bệnh.
Mary bị đưa đi cách ly ngoài đảo trong thời gian 3 năm. Khi trở lại dù được yêu cầu thực hiện kiểm tra sức khỏe 3 tháng/lần nhưng cô từ chối và tiếp tục công việc đầu bếp dưới một cái tên khác. Hậu quả cô đã lây nhiễm cho 25 người khác, thêm 2 người chết và thực hiện cách ly vĩnh viễn. Trong thời đại hàng loạt các bệnh không có cách điều trị, nước Mỹ chọn cách đưa tất cả các bệnh nhân truyền nhiễm ra đảo để cách li, coi đó là phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Và bí mật về bệnh thương hàn được làm sáng tỏ vào năm 2013, sau một nghiên cứu của ĐH Y khoa Stanford, đã chỉ ra những điểm quan trọng về lí thuyết người lành mang bệnh.
Từ câu chuyện trên, bác sỹ Phúc chia sẻ: Khi đại dịch SARS xảy ra, đã xuất hiện những người lây bệnh cho rất nhiều người, lúc đó nhân loại mới nhận ra rằng, có những nỗi sợ hãi tưởng như đã chôn vùi hàng thế kỉ nhưng sự thực chưa bao giờ từ bỏ chúng ta.
Virus corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 cũng có đặc điểm 80% giống virus gây đại dịch SARS năm 2003, bởi vậy mà giới chuyên môn y khoa đang phải hết sức cẩn thận, việc cách li để không bùng phát dịch ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. "Và mỗi cá nhân, cần phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn chuyên môn, đó là cách tốt nhất để phòng bệnh, tránh không để mình trở thành cá nhân "siêu lây nhiễm" như câu chuyện buồn của cô đầu bếp Mary", bác sỹ Phúc viết.
Vân Hà
Theo PLXH
Cứ kêu con khó tính, hay khóc nhưng trẻ sơ sinh có biểu hiện này chứng tỏ em bé rất thông minh Nếu thấy con cái mình có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ đừng vội lo lắng bởi điều đó chứng tỏ sau này lớn lên bé sẽ rất thông minh. Đặc điểm của một bé sơ sinh có tố chất thiên tài Một quan niệm sai lầm phổ biến về những đứa trẻ thông minh là tài năng thiên bẩm của chúng...