Biệt dược mùa xuân của người H”Mông
Củ tam thất được đồng bào dân tộc H’Mông ở Lào Cai coi như một loại thần dược chữa bệnh.
Củ tam thất được đồng bào dân tộc H’Mông ở Lào Cai coi như một loại thần dược chữa bệnh.
Nhưng có lẽ, điều ít người biết là người H’Mông quan niệm củ tam thất có tác dụng tốt nhất vào giai đoạn cuối đông đầu xuân, cho nên dân thường gọi với cái tên, biệt dược mùa xuân.
Dùng tốt nhất vào mùa xuân
Chắc hẳn trong trí nhớ của vạn ngàn viễn khách khi đến phiên chợ Bắc Hà, Lào Cai vào mỗi dịp cuối tuần vẫn còn lưu lại hình ảnh về những người H’Mông trên lưng gùi cả bao tải củ tam thất xuống chợ để bán. Đây là điểm đặc biệt đã trở thành truyền thống văn hóa của người dân nơi cao nguyên trắng.
Nói đến củ tam thất, nhiều người nghĩ ngay đến tác dụng chữa bệnh hiểm nghèo mà dân gian vẫn thường dùng. Tam thất có hai phần được dùng làm dược liệu là hoa và củ, mỗi bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh nhất định. Củ có có kích cỡ bằng ngón tay, ngón chân, mọc trên những triền núi cao thuộc huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và một số khu vực khác quanh dãy Hoàng Liên Sơn.
Người dân trồng tam thất ở Lào Cai có thể bán được 10 – 50kg tam thất mỗi tuần.
Chị Giàng Thị Dê, trú tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho biết: Cách đây khoảng 10 năm, nếu lượn quanh cách triền núi ở cao nguyên trắng thì đâu đâu cũng thấy cây tam tất. Nó mọc nhiều và thường trổ hoa vào mùa đông, xuân. Nhưng do phong trào săn lùng cây thuốc diễn ra ồ ạt nên cây tam thất bị khai thác gần như cạn kiệt. Vì cơn sốt dược liệu, nên nhiều người dân đã bảo nhau bảo tồn, nhân giống cây tam thất và đem trồng quanh vườn và khắp các sườn núi. Đến nay, quanh khu vực Bắc Hà, Si Ma Cai thậm chí đã hình thành nên các vùng chuyên canh cây tam thất một cách tự phát. Việc làm này được đánh giá là rất tức thời và biến tam thất thành loại cây vàng trên cao nguyên khô cằn sỏi đá.
Video đang HOT
Theo lời kể của chị Dê thì thời gian sinh trưởng của cây tam thất dài đến hơn 3 năm. Dân thường trồng loại cây dược liệu này vào thời điểm đầu mùa mưa, vì lúc này, nước mưa mới và thời gian mưa thường không kéo dài nên cây không bị chết. Sau 3 năm kể từ khi trồng, người dân có thể hu hoạch vào bất cứ thời điểm nào của năm, nhưng riêng người H’Mông thường thu hoạch loại dược liệu này vào mùa xuân. Mặc dù không ai rõ cách thức thu hái này xuất hiện từ khi nào, chỉ biết rằng, người H’Mông lên rừng hái thuốc một cách quán tính, lặp đi lặp lại từ đời này đến đời khác.
Cụ Giàng A Long, một người H’Mông ở huyện Bắc Hà giải thích: Vào mùa đông, cây tam thất bắt đầu ra hoa, đến cuối đông đầu xuân thì hoa của nó héo đi, lá rụng về gốc, củ cũng già đanh lại. Đó là thời điểm cây chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh nhất. Khi cắn củ tam thất sẽ thấy có vị đắng gắt. Những thời điểm khác trong năm, nếu nếm củ tam thất sẽ thấy vị đắng bình thường, thậm chí có củ chỉ hơi đắng. Ngoài ra, đây thời điểm giao thời đông sang xuân, hoa tam thất cũng héo khô trên cây. Người H’Mông thường dùng loại hoa héo này chữa bệnh chứ ít khi ngắt hoa còn tươi sau đó phơi ra làm thuốc.
Tần nào chị Giàng Thị Dê cũng đem tam thất xuống chợ Bắc Hà bán.
“Trong mỗi vườn trồng tam thất, chúng tôi đều dành riêng ra một khoảnh để gia đình dùng. Còn loại để bán thì thu hái theo yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là thương lái đề nghị mua lúc nào thì chúng tôi bán lúc ấy. Họ bảo phơi khô thì cúng tôi phơi khô, bảo để tươi thì chúng tôi sẽ để tươi. Tóm lại bán được nhiều tam thất, có nhiều tiền mua cái ti vi là tốt rồi”, cụ Long khoe.
Cây “vàng” trên đất cằn
So với những loại cây trồng khác như ngô, sắn, thảo quả… cây tam thất có giá trị cao hơn rất nhiều. Nhiều người thậm chí ví von loài cây này chẳng khác nào một loại vàng mọc trên những triền đất khô cằn sỏi đá.
Việc biến tam thất thành loại cây trồng giá trị cao được hình thành tự phát cách đây non chục năm. Thời điểm đó, giá tam thất khoảng 10 ngàn đồng/1kg, hoa 20 ngàn/1kg. Do lúc bấy giờ chưa xảy ra khủng hoảng kinh tế nên số tiền 10 ngàn/1kg củ tam thất đã được coi là rất đắt. Nếu so với một ngày công đi làm thuê chỉ có 5 – 6 ngàn và 1 kg thóc chỉ đáng giá 500 đồng thì số tiền đó là rất lớn. Đến thời điểm hiện tại, giá củ tam thất tươi đã tăng vọt lên đến 100 ngàn đồng/1kg và hoa là 250 ngàn đồng/ 1kg.
Một gian hàng tam thất tại chợ Bắc Hà.
Chị Giàng Thị Dê, người chuyên bán củ tam thất ở chợ Bắc Hà dẫn chúng tôi đến gian hàng lớn ở khu vực trung tâm rồi khoe về thành tích trồng củ tam thất của đồng bảo H’Mông trên núi. Theo đó, gia đình chị có tới hai quả đồi trồng củ tam thất. Vì tam thất là loại dược liệu càng để lâu càng có giá trị nên chị không lo bị ế hàng. Mỗi phiên chợ chị lên núi nhổ một khoảnh nhỏ, nhổ xong lại trồng mới nhằm đảm bảo lúc nào cũng có củ tam thất bán. Mỗi phiên chợ cuối tuần chị và bà con trên bản thường đem khoảng 20 – 50kg tam thất xuống chợ để bán. Hôm đắt hàng, chị bán được hết 50kg, hôm ế thì vẫn bán được 15kg. Tính ra, mỗi tuần chị có thể thu về cho gia đình số tiền 1,5 – 5 triệu đồng. Hôm ế hàng, chị đem tam thất về phơi khô bán cho các cửa hàng thuốc đông y với giá cao gấp đôi củ tươi.
Chị Giàng Mùi Chao, hàng xóm của chị Dê cùng bán tam thất ở chợ Bắc Hà cho biết: Gia đình chị cũng trồng tam thất quy mô nhỏ, nhưng mỗi phiên chợ, chị vẫn bán được 10 – 15kg tam thất, đem về số tiền trên dưới 1 triệu đồng. Với số tiền này, gia đình chị đã mua sắm được 3 cái xe máy, 1 máy cày và cả ti vi, tủ lạnh. Những gia đình khác thu lời tốt hơn từ củ tam thất thì mua xe máy đắt tiền, ti vi hạng sang… Đời sống người dân thay đổi nhờ củ tam thất.
“Ở vùng Si Ma Cai, Bắc Hà, dân chúng tôi trồng rất nhiều cây tam thất để bán. Trước đây, nhiều người đi đào tam thất quá dẫn đến loại cây này hiếm dần. Nhưng nay thì khác, nguồn tam thất được dân trồng rộng rãi trên các triền núi nên đủ cung cấp cho thị trường, đảm bảo đủ cho nhu cầu cuộc sống hàng này”, chị Giàng Mùi Chao cho biết.
Quách Văn
Theo_Kiến Thức
Xuân về trên bản tái định cư thủy điện Sơn La
Sau 8 năm nhường đất cho dự án tái định cư thủy điện Sơn La để chuyển đến nơi ở mới, hiện nay cuộc sống của người dân ở bản tái định cư Quỳnh Thuận xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã ổn định.
Những ngày áp tết, bản tái định cư Quỳnh Thuận đẹp như một bức tranh khi những mái nhà sàn đỏ tươi xen lẫn những cánh hoa đào, hoa mơ, hoa mận đang đua nhau khoe sắc. Từ khi chuyển đến nơi ở mới để nhường đất cho dự án tái định cư thủy điện Sơn La, mặc dù không có nhiều đất để trồng lúa, trồng ngô, trồng sắn như ở quê cũ, người dân đã chuyển sang trồng cây cà phê, cây chè... mang lại thu nhập cao hơn.
Chị Lò Thị Đào, người dân bản bản tái định cư Quỳnh Thuận cho biết: Ngày trước ở quê cũ, dân bản chỉ làm nương ngô và chặt củi trên rừng đem đi bán nên thu nhập rất bấp bênh; rừng cũng hết củi dần nên cuộc sống của người dân càng khó khăn hơn. Nay về quê mới, các hộ dân được giao ngay đất ở, đất sản xuất đầy đủ, được hướng dân kỹ thuật trồng chăm sóc cây cà phê, cây chè, cây đào; thu nhập bây giờ cũng khá rồi, ổn định hơn quê cũ, giờ đây ai cũng yên tâm gắn bó với quê hương mới. Về nơi ở mới, vào dịp Tết người dân còn được xem truyền hình, đặc biệt là xem truyền hình màn bắn pháo hoa đêm giao thừa, rất vui.
Xuân về ấm áp với người dân ở bản tái định cư Quỳnh Thuận
Bản Quỳnh Thuận có 35 hộ dân, với 159 nhân khẩu. Khi chuyển về quê mới, cả bản được giao mỗi hộ 400 m2 đất ở và mỗi khẩu được giao 2.500 m2 đất sản xuất. Việc giao đất được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, không xảy ra tranh chấp nên ngay năm đầu tiên lập nghiệp trên quê mới, cây cà phê và cây chè đã cho thu hoạch. Tuy nhiên do đất sản xuất có hạn nên trong những năm gần đây dân bản còn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa và tận dụng những mảnh đất dốc trồng cây sa nhân để tăng thêm thu nhập.
Ông Điêu Chính So, Trưởng bản Quỳnh Thuận cho biết: Tháng 12/2007, hơn 30 hộ dân bản Nghe Tỏng, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai đã chuyển về bản Quỳnh Thuận để nhường đất cho dự án tái định cư thủy điện Sơn La. Được sự quan tâm của Nhà nước, ngay năm đầu chuyển về nơi ở mới, người dân trong bản đã nhận được 18,5 ha đất cà phê, 6,5ha đất chè và được tập huấn kỹ thuật sản xuất; được hướng dẫn người dân đã chuyển đổi việc sản xuất từ cây ngô sang cây cà phê và trồng những cây có hiệu quả như đào lai, đậu tương và đến năm 2013 người dân còn trồng thêm cây sa nhân để tăng thêm thu nhập. Giờ đây, người dân đã ổn định cuộc sống, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu trên quê hương mới.
Sau 8 năm chuyển đến nơi ở mới vì dòng điện Quốc gia, cuộc sống của người dân bản tái định cư Quỳnh Thuận đã có sự đổi thay rõ rệt. Người dân được dùng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, được tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại, đường làng ngõ xóm được trải bê tông, vệ sinh môi trường được quan tâm. Nhà nào cũng có tivi, xe máy, máy xay xát. Dù diện tích đất được giao không lớn, song hộ nào cũng tận dụng diện tích đất được giao để chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
Ông Vũ Huy Hùng, Trưởng Ban di dân tái định cư huyện Thuận Châu cho biết: Để chuyển được gần 2.000 hộ dân từ nơi ở cũ đến nơi ở mới là một sự nỗ lực, cố gắng của các cấp chính quyền đặc biệt là sự ủng hộ của người dân sở tại cũng như dân tái định cư. Hiện nay, cơ quan chức năng đã giao được đất ở, đất sản xuất cho người dân, đặc biệt về các chế độ chính sách của người dân, cơ bản đơn vị đã chi trả xong; công tác khuyến công, khuyến nông được đơn vị triển khai đến từng hộ dân.
Một mùa xuân mới lại về, một cuộc sống ấm no đã và đang dần hiện hữu ở bản tái định cư. Mỗi người dân ở đây đều hiểu rằng bên cạnh những chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước về tái định cư, trên hết vẫn là tinh thần vươn lên, chủ động xây dựng cuộc sống mới, không trông chờ, ỷ lại. Người dân bản Quỳnh Thuận đang đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phấn đấu bước sang năm 2016, cả bản sẽ không còn hộ nghèo.
Theo_EVN
Tết Cộng đồng xuân Bính Thân đầm ấm của người Việt ở Indonesia Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức Tết Cộng đồng đón mừng Xuân Bính Thân với không khí đầm ấm, đậm nét văn hóa truyền thống Việt. Đại diện sứ quán và các vị khách nâng ly chúc mừng năm mới. (Ảnh: Đỗ Quyên/Vietnam ) Tối 31/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức Tết Cộng đồng...