‘Biệt động Sài Gòn’ và những bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn Long Vân
Tên tuổi đạo diễn Long Vân gắn liền với “ Biệt động Sài Gòn” – bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được công chiếu năm 1985.
Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, đạo diễn Long Vân đã qua đời ở tuổi 87. Sự ra đi của ông khiến cho nhiều thế hệ khán giả yêu phim ảnh cảm thấy tiếc nuối.
Lúc sinh thời, đạo diễn Long Vân có một sự nghiệp lẫy lừng. Một thời, ông được nhắc đến là một hiện tượng của điện ảnh với đề tài người lính và cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc, bởi những bộ phim ông làm đạo diễn có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng.
Đạo diễn Long Vân qua đời ở tuổi 87.
Đạo diễn Long Vân sinh năm 1936 tại Hà Nội, sau đó cùng gia đình theo kháng chiến lên Thái Nguyên. Năm 14 tuổi, ông được gửi sang học tập tại Trung Quốc cùng GS Nguyễn Lân Dũng, GS Hồ Ngọc Đại.
Năm 1955, ông tốt nghiệp Sư phạm và gắn bó với nghề dạy học cho đến sau này chuyển hướng sang điện ảnh. Ông thuộc thế hệ đạo diễn trưởng thành trước 1975.
Sau khi tốt nghiệp, ông mất 15 năm đi làm Phó đạo diễn cho lớp đạo diễn đàn anh như Phạm Kỳ Nam, Huy Thành, Bạch Diệp, Nông Ích Đạt…
Bộ phim đầu tay do ông đạo diễn là Tiếng gọi phía trước năm 1979 do nhà văn Phù Thăng làm biên kịch từng đoạt giải thưởng Liên hoan phim quốc tế tại Moskva. Sau đó là các phim Nơi gặp gỡ của tình yêu và Cho cả ngày mai.
Video đang HOT
Tuy nhiên tên tuổi đạo diễn Long Vân gắn liền với phim Biệt động Sài Gòn, bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được công chiếu năm 1985. Bộ phim về lực lượng biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân phát hành năm 1986 đã lập nhiều kỷ lục về số lượng người xem, gây sốt dư luận và là bệ phóng của loạt diễn viên từ vai chính đến vai phụ.
Biệt động Sài Gòn gồm 4 tập: Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giông và Trả lại tên cho em. Phim do Lê Phương và Nguyễn Thanh viết kịch bản và được Long Vân làm đạo diễn. Bộ phim được bấm máy từ năm 1982 và kéo dài khoảng 4 năm.
Đạo diễn Long Vân từng kể ban đầu phim có tên Thiên thần ra trận. Tuy nhiên ông được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khi ấy là Bí thư Thành ủy TP.HCM) góp ý đổi tên thành Biệt động Sài Gòn để “cho đúng với thực tế đã diễn ra, thiên thần làm sao lập được chiến công như những chiến sĩ biệt động”. Nhờ lời góp ý này, ông quyết định đổi tên bộ phim của mình.
Bộ phim hành động hấp dẫn đã lập kỷ lục về lượng khán giả khi có tới chục triệu lượt người xem vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Cho đến tận bây giờ, những diễn viên được ông tuyển chọn để vào các vai chính trong phim Biệt động Sài Gòn đều trở thành những vai diễn “đóng đinh” trong lòng khán giả như NSƯT Thanh Loan với vai ni cô Huyền Trang, NSƯT Quang Thái trong vai Tư Chung, NSƯT Hà Xuyên vai Ngọc Mai, nghệ sĩ Thương Tín trong vai Sáu Tâm…
“Biệt động Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân trở thành huyền thoại điện ảnh.
Sau Biệt động Sài Gòn, đạo diễn Long Vân lần đầu tiên đưa hình tượng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thể hiện trên màn ảnh rộng với bộ phim Hẹn gặp lại Sài Gòn.
Bộ phim do Thành ủy TP.HCM đặt hàng và ông Vũ Kỳ – thư kí cho Bác Hồ được mời làm cố vấn chính trị cho phim. Phim khởi quay năm 1987, trong điều kiện cực kỳ khó khăn về kinh phí. Mặc dù vậy nhưng đạo diễn Long Vân nhất quyết không thể làm cẩu thả.
Sau này, đạo diễn Long Vân tiếp tục làm các phim Giải phóng Sài Gòn, Tiếng gọi phía trước, Cho cả ngày mai, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Những người không mang họ…
Trong đó, Giải phóng Sài Gòn là phim đã tái hiện những khoảnh khắc lịch sử hoành tráng nhất trong các phim làm về đề tài chiến tranh của Việt Nam. Đó là những đại cảnh khói lửa ngùn ngụt, xe tăng rầm rập băng lên, những chiến binh từ hai phía xốc tới bắn như vãi đạn, sân bay bị pháo kích dữ dội, những ụ súng bị hất tung bởi đạn pháo và trên trời trực thăng gầm rú liên hồi…
Khoảng năm 2006, ông được đặt hàng làm phim về ngành công an và Những đứa con biệt động Sài Gòn tiếp tục ra đời. Tại Liên hoan phim truyền hình lần thứ 31 tổ chức ở Đà Nẵng, bộ phim này đã được khán giả bình chọn là bộ phim xuất sắc nhất năm 2011 – 2012 do Tạp chí Truyền hình tổ chức.
Tới thời điểm hiện tại, những của đạo diễn Long Vân vẫn được nhiều khán giả nhớ tới. Trong đó, Biệt động Sài Gòn vẫn được xem là huyền thoại của nền phim ảnh Việt Nam. Từng nhân vật cho tới những cảnh quay kinh điển đã đi sâu vào tâm trí khán giả nhiều thế hệ.
Xót xa cảnh diễn viên "Biệt Động Sài Gòn" hội ngộ tuổi xế chiều: Người mắc ung thư, người nhiều lần đột quỵ
Đau lòng khi nhìn thấy diễn viên phim Biệt Động Sài Gòn tái ngộ ở tuổi già, một người chiến đấu với căn bệnh ung thư, người kia phải đối mặt với nhiều lần đột quỵ.
Mới đây, nam diễn viên Thương Tín đã có cuộc tái ngộ với Aly Dũng, người đồng nghiệp của ông trong bộ phim Biệt Động Sài Gòn, sau hơn 30 năm. Địa điểm gặp nhau là căn phòng trọ chật chội chỉ có 6m2 của Aly Dũng. Lý do cho cuộc gặp này là do trước đó, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin về tình trạng ung thư máu giai đoạn 2 của Aly Dũng nhưng ông phải sống trong cảnh khó khăn không có người thân chăm sóc. Nghe tin này, Thương Tín đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhạc sĩ Tô Hiếu để kết nối hai bên, tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ này diễn ra.
2 diễn viên phim Biệt Động Sài Gòn "hội ngộ" tuổi xế chiều là Thương Tín và Aly Dũng
Nhạc sĩ Tô Hiếu đăng một trạng thái chia sẻ về Thương Tín và Aly Dũng " Hai người là diễn viên, cùng làm nghề chung trong 2 đoàn kịch, Đoàn kịch Cửu Long Giang, Đoàn kịch Kim Cương, rồi đến phim điện ảnh, hơn 30 năm gặp lại, tóc họ đã phai màu...", nam nhạc sĩ viết.
Được biết, Thương Tín cũng đang gặp khó khăn với sức khỏe do liên tục bị đột quỵ. Mặc dù vậy, nam nghệ sĩ vẫn mong muốn đóng góp phần nào đó để hỗ trợ đồng nghiệp. Cả hai từng có thời kỳ rực rỡ trong sự nghiệp của mình nhưng về cuối đời thì đều không còn gì trong tay.
Năm 2021, tin tức về việc nghệ sĩ Thương Tín bị đột quỵ khiến công chúng xôn xao, khán giả bất ngờ khi biết đến hoàn cảnh khó khăn mà ông phải đối mặt ở tuổi già. Nam nghệ sĩ sống một mình trong căn phòng trọ chỉ có diện tích 20m2 và tham gia đóng những vai diễn nhỏ để kiếm lấy nguồn thu nhập để sống qua ngày.
Hoàn cảnh khó khăn của Thương Tín đã khiến nhiều người cảm thấy thương cảm và quyết định ủng hộ tài chính cho ông. Tuy nhiên, sau một số tranh cãi xoay quanh số tiền nhận được, nam diễn viên đã mất lòng tin của một số người hỗ trợ. Ông đã phải rời thành phố và trở về quê nhà một thời gian để tránh xa khỏi sự chú ý.
Hiện tại, Thương Tín sống nhờ sự giúp đỡ của nhà nhạc sĩ Tô Hiếu, tham gia vào các chương trình giải trí như ca hát và đóng phim để tự nuôi sống bản thân.
Diễn viên Thương Tín trải qua nhiều lần đột quỵ
Đối với nghệ sĩ Aly Dũng, tình hình của ông cũng không dễ dàng. Ông đã dành cả thanh xuân nhiều lần bán máu để chăm sóc 14 người em. Cuộc sống khó khăn khiến vợ ông không thể chịu nổi, ôm con bỏ đi. Vài chục năm trôi qua, ký ức về đứa con nhỏ cũng mờ nhạt trong tâm trí ông.
Ở tuổi già, Aly Dũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, không chỉ là căn bệnh ung thư máu, ông còn mắc bệnh trĩ nặng, khiến nam diễn viên luôn trải qua những cảm giác đau đớn. Suốt nhiều năm, ông sống trong những căn phòng chật hẹp có diện tích chỉ vài mét vuông. Chỗ ở hiện tại của Aly Dũng theo lời chia sẻ chỉ kê vừa chiếc giường. Tuy nhiên, dù vất vả khó khăn nhưng diễn viên Aly Dũng rất lạc quan.
Diễn viên Aly Dũng đang mắc bệnh ung thư máu giai đoạn 2.
Trong cuộc hội ngộ, Aly Dũng nói: "Tôi bị ung thư, ông đau bệnh vậy còn đỡ", Thương Tín đáp: "Tôi bị đột quỵ có thể chết bất cứ lúc nào, ông còn 4 giai đoạn chứ tôi có khi 'đi' luôn, nhanh hơn ông". Nghe họ luyên thuyên có vẻ lạc quan nhưng khán giả có thể thấy được nổi đau đớn tột cùng ở tuổi xế chiều của 2 người nghệ sĩ. Gặp nhau những khoảnh khắc cuối đời, cả hai ban đầu đều bỡ ngỡ vì thấy đối phương thay đổi nhiều qua thời gian, tóc đều đã phai màu, người gầy gò hốc hác vì bệnh tật.
Thương Tín muốn mời Aly Dũng 'Biệt động Sài Gòn' đóng phim do mình đạo diễn Hai diễn viên phim "Biệt động Sài Gòn" có dịp hội ngộ sau 30 năm, Thương Tín muốn mời Aly Dũng - người đang mắc bênh ung thư máu - đóng phim do mình đạo diễn. Nghệ sỹ Thương Tín vừa có cuộc hội ngộ với Aly Dũng - bạn diễn của ông trong phim Biệt động Sài Gòn, vào vai tên lính...