“Biệt đội vá đường” của những lão nông
Biệt đội vá đường được thành lập hơn 6 năm qua với hơn 15 thành viên thuộc nhiều thành phần, tuổi tác khác nhau nhưng cùng có điểm chung là thích vá đường giúp nhân dân đi lại thuận tiện hơn.
Tập hợp những lão nông U70, U80 … và những thanh niên, trai trẻ không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, miễn là có tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết thành lập “biệt độ vá đường” – đó là những việc làm cao đẹp của các tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp).
Biệt đội vá đường của những lão nông
Biệt đội vá đường được thành lập hơn 6 năm qua với hơn 15 thành viên thuộc nhiều thành phần, tuổi tác khác nhau nhưng cùng có điểm chung là thích vá đường giúp nhân dân đi lại thuận tiện hơn.
Không ngại nắng mưa hay khó khăn, vất vả các thành viên thường xuyên đi kiểm tra những đoạn đường liên xã bị bong tróc, hư hỏng nặng xuất hiện những ổ voi, ổ gà gây khó khăn cho việc đi lại của bà con. Sau đó, đội bàn bạc tiến hành vận động kinh phí và bắt tay vào dặm vá.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Bình ngụ ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B năm nay đã 68 tuổi nhưng vẫn tích cực tham gia cùng với các thành viên của đội. Ông Bình chia sẻ: “Tôi tham gia vá đường lâu rồi. Thấy việc này từ thiện và ý nghĩa nên ai cũng tích cực tham gia, chỉ cần lên tiếng là rất đông anh em hưởng ứng”.
Cụ ông đã 81 tuổi nhưng vẫn tích cực tham gia vá đường
Không khó để bắt gặp hình ảnh những lão nông đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” chạy những chiếc xe đạp cà tàng nhưng vẫn xung phong tham gia trộn xi măng, lắp đá, vá lại những đoạn đường bị hư hỏng. Bình quân mỗi đợt khoảng 5 – 6 tháng hoặc khi thấy xuất hiện nhiều điểm bị hư hỏng là các thành viên lại tiến hành tổ chức dặm vá.
Xuất thân từ những nông dân chân lắm tay bùn nên các chú, các bác thấu hiểu việc khó khăn đi lại khi đường giao thông không thông suốt. Nguy cơ tai nạn giao thông xảy rất cao khi các xe phải tránh nhau và gặp thời tiết mưa bão.
Năm nay đã 81 tuổi nhưng không lần nào tổ chức dặm vá đường nông thôn lại thiếu vắng, cụ Dương Văn Chiếu ngụ ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B. Cụ Chiếu cho biết, phát huy vai trò người cao tuổi trong việc xây dựng NTM nên bản thân cụ rất tích cực tham gia, góp công, góp của “băng bó vết thương” để những tuyến lộ được thông suốt.
Có thể nói, những việc làm của “biệt đội vá đường” tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Tham gia vá đường còn có những thanh niên trẻ, phụ trách các công việc nặng như trộn hồ, vác xi măng, vác đá… Anh Phạm Văn Tuấn ngụ ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B phấn khởi: “Mình có sức hơn các cụ nên sẽ đảm nhiệm các việc nặng nhọc, các cụ làm những công việc nhẹ nhàng hơn”.
Thanh niên trong xã phụ trách các công việc nặng nhọc
Gần đây nhất với số tiền hơn 10 triệu đồng từ các nhà mạnh thường quân trên địa bàn xã hỗ trợ, biệt đội đã tiến hành vá hàng trăm ổ gà, điểm bong chóc với chiều dài hơn 3,5km trên địa bàn ấp Phú Lợi B. Và cứ qua mỗi năm, các thành viên tham gia biệt đội ngày càng đông hơn.
Ông Lê Văn Có, đội trưởng đội tình nguyện cho biết: “Chủ yếu là những người lớn tuổi vừa làm việc vừa rèn luyện sức khỏe. Đây cũng là những bài học quý báu các cụ dạy cho con cháu biết chung sức với cộng đồng gánh vác trách nhiệm xã hội và chọn công việc vừa sức góp phần xây dựng xã NTM và giữ vững danh hiệu xã văn hóa”.
Theo Chí Thiện (Nông nghiệp Việt Nam)
Bến Tre: Chợ Lách huy động 552 tỷ đồng xây dựng NTM
Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã huy động được 552 tỉ đồng đầu tư cho chương trình (chưa tính vốn tín dụng khoảng 100 tỉ đồng/năm).
Diện mạo nông thôn xã văn hóa Hưng Khánh Trung B (huyện Chợ Lách) đang khởi sắc
Trong đó, ngân sách chiếm 36,9%, vốn lồng ghép 12,1%, vốn DN chiếm 4%, nhân dân đóng góp 47% (gồm tiền mặt, giá trị quy đổi ngày công lao động và đất đai, hoa màu).
Theo ông Phạm Anh Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách, đến nay, huyện có 3 xã đạt chuẩn NTM; có 26,5km đường giao thông cấp A, 36,6km đường cấp B và trên 39km đường cấp C, diện tích đất nông nghiệp được đê bao chiếm 88,4%; 100% xã, ấp được phủ kín lưới điện; trên 70% người dân tham gia BHYT; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,34%; cơ sở vật chất văn hóa, thông tin truyền thông, chợ nông thôn và y tế dần được đầu tư đồng bộ.
Chợ Lách phấn đấu cơ bản đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020.
Theo Phương Yên (Nông nghiệp Việt Nam)
Xây dựng NTM ở Quảng Nam: Phước Ninh bật lên từ các mô hình Mục đích cuối cùng của việc xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống người dân ở nông thôn. Để hiện thực hóa mục tiêu này, thời gian qua, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã triển khai, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp và bước đầu đã mang lại hiệu quả... Nhiều mô...