Biệt đội “săn lùng” máy bay mất tích
Tại Mỹ có một câu lạc bộ những người yêu thích khám phá đã quyết định thành lập một đội chuyên tìm kiếm các máy bay mất tích mà lực lượng cứu hộ hay cảnh sát chưa thể tìm ra.
Vạn sự khởi đầu nan
Một số thành viên trong biệt đội tìm kiếm máy bay mất tích (Ảnh: BBC)
Đó là một ngày tháng 12/2007, 3 tháng sau khi máy bay chở triệu phú Steve Fossett mất tích ở khu vực giao giữa 2 bang California và Nevada, anh Robert Hyman, một người leo núi, một nhà khám phá tổ chức tiệc nhà riêng ở Washington DC.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn đã bỏ ra rất nhiều công sức tìm kiếm trên quy mô lớn, nhưng dấu vết về máy bay và thi thể triệu phú xấu số vẫn là ẩn số.
Vào thời điểm đó, với tinh thần của một người yêu thích khám phá, anh Robert cho rằng mọi việc không thể an bài như vậy và anh sẽ không bỏ qua việc tìm kiếm những người bị mất tích. Ý tưởng của anh được người cùng câu lạc bộ Lew Toulmin tán đồng. Biệt đội “Tìm kiếm máy bay mất tích” (Mast) đã được khai sinh từ đó.
Họ bắt đầu với 2 người khác: vợ của Robert, cô Deb Atwood – một chuyên gia chính phủ, và Bob Atwater – cựu cố vấn an ninh của ông Fossett. Vì cuộc tìm kiếm triệu phú đã được trải rộng ra khoảng hơn 44.000 km2 nên đội Mast quyết định sẽ khoanh vùng tìm kiếm nhỏ hơn. Sau 9 tháng nghiên cứu và phỏng vấn hàng chục người, họ đã có đủ thông tin để bắt đầu tìm kiếm tại thực địa.
Video đang HOT
Mast đã huy động thêm lực lượng gồm 3 máy bay, 25 tình nguyện viên, gồm 7 phi công và những tay leo núi cừ khôi nhất nước Mỹ. Họ bắt đầu tìm kiếm ở bang Nevada. Sau 19 ngày lùng sục, họ không tìm được gì ngoài 3 con rắn chuông, 2 con gấu và một đàn ngựa hoang. 18 ngày sau đó, họ đã phát hiện ra manh mối đầu tiên: thẻ căn cước của ông Fossett, cách bang California gần 100km. Đội tìm kiếm địa phương đã mất thêm 1 năm nữa để tìm ra nơi máy bay rơi và phát hiện ra thi thể triệu phú ở gần đó.
Đó là một hành trình vất vả và tốn rất nhiều thời gian, nhưng với những người như Robert và Lew đó lại là niềm vui của việc được khám phá và giúp đỡ. Và họ đã quyết định tiếp tục cuộc hành trình.
Kỉ niệm đáng nhớ nhất với Robert là khi họ tìm thấy đã khi máy bay của 1 cặp đôi mất tích 2 năm rưỡi. Họ đã dành 1.000 giờ tìm kiếm không công và bằng dữ liệu cứu hỏa họ đã phát hiện ra vị trí máy bay ở khu vực hẻo lánh thuộc bang Arizona. Với Robert, cảm giác khi nhận được lá thư cảm ơn từ gia đình người bị nạn bày tỏ lòng biết ơn khi họ giúp đỡ tìm ra những đứa con kém may mắn, là cảm giác tuyệt vời nhất và đó là điều khiến anh cùng đội Mast tận tụy làm công việc không một đồng trợ cấp.
Hoàn toàn tình nguyện
Một thành viên của Mast (Ảnh: Mast)
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng chính xác máy bay mất tích ở Mỹ vẫn là ẩn sổ. Ngay cả Không quân Mỹ, Lực lượng tuần tra trên không hay cảnh sát biển Mỹ cũng không thể nắm được con số chính xác.
Nhưng đội Mast lại là người biết được cụ thể con số này. Theo Mast, tính tới thời điểm hiện tại có 658 máy bay mất tích trên khắp đất Mỹ trong đó 255 máy bay trên mặt đất và 403 máy bay trên biển, hồ nước. Dữ liệu của Mast ghi lại rõ ràng đầy đủ mọi thông tin về loại máy bay, ngày giờ mất tích, đặc điểm mô tả một cách tỉ mỉ, cũng như lên những phương án tìm kiếm sơ bộ.
Mast là tập hợp của những con người ưu tú, từ nhà khoa học, nhà toán học, các thám tử, những người làm việc trong ngành hàng không thậm chí làm công việc hành pháp. Khi các lực lượng cứu hộ, cứu nạn “bế tắc” trong việc tìm kiếm, họ sẽ liên hệ tới Mast nhờ sự trợ giúp. Mast từng hỗ trợ tìm ra máy bay quân sự mất tích. Mast còn vươn ra ngoài lãnh thổ Mỹ. Họ đã tham gia vào 20 vụ việc ở nước ngoài, góp phần tìm ra 7 máy bay mất tích.
Và họ làm công việc vất vả này hoàn toàn tình nguyện.
“Chúng tôi không làm việc này để gây chú ý với công chúng. Chúng tôi không cần nổi tiếng, không cần tiền. Chúng tôi muốn làm những điều đúng đặn vì mong muốn xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn”.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Máy bay hải quân Mỹ chở 11 người rơi bí ẩn ngoài khơi Nhật Bản
Sự việc xảy ra vào khoảng 2h45 phút chiều 22/11.
Máy bay vận tải C-2 Greyhound của hải quân Mỹ
Một chiếc máy bay của Hải quân Mỹ chở 11 người đã rơi xuống Thái Bình Dương, phía đông nam Okinawa, Nhật Bản ngày 22.11, đài CNN đưa tin.
Không rõ chuyện gì đã xảy ra với những người trên máy bay. "Việc giải cứu nhân sự đang được tiến hành và tình hình của họ sẽ được đánh giá", Hải quân Mỹ viết trong một tuyên bố.
Theo Hải quân Mỹ, tên của những người trên máy bay chưa được công bố vì Hải quân đang chờ thông báo của gia đình.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 2h45 phút chiều giờ địa phương, khi chiếc máy bay đang trên đường tơi tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động trên vùng biển Philippines.
Tàu sân bay hiện đang tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
Theo Independent, phi cơ gặp nạn là máy bay vận tải C-2 Greyhound, chuyên chở nhân viên, bưu phẩm và các hàng hóa khác từ căn cứ đất liền đến tàu sân bay trên biển.
Chiếc máy bay rơi đã hoạt động hơn năm thập kỷ và sắp được thay thế bằng máy bay Osprey.
Ở thời điểm này, chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn là gì, theo thông báo của Hạm đội 7. Đầu năm nay, sau một loạt sự cố, Phó Đô đốc Joseph Aucoin đã bị miễn nhiệm với tư cách là Tư lệnh Hạm đội 7, CNN viết.
Theo Danviet
Máy bay Mỹ hạ cánh khẩn cấp vì rơi một phần động cơ Một máy bay của Mỹ đã buộc hạ cánh khẩn cấp sau khi một phần động cơ đã rơi ngay giữa chuyến bay. Các hành khách cho biết đã nghe thấy tiếng động lớn. Phần vỏ động cơ máy bay rơi sau khi cất cánh khoảng 20 phút. (Ảnh: AP) Theo Dailymail, máy bay hãng SkyWest ngày 17/11 đã buộc quay đầu để...