Biệt đội ninja hiện đại của Nhật Bản
Một tổ chức ninja mới vừa được Nhật Bản thành lập, nhưng không phải để thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm mà nhằm thu hút khách du lịch trong mùa Thế vận hội Olympics 2020.
Các thống đốc và thị trưởng mặc trang phục ninja tuyên bố ra mắt tổ chức ninja mới. Ảnh: AFP
Được đào tạo kỹ lưỡng và luôn mặc đồ màu đen, ninja là những lính đánh thuê nổi tiếng thời phong kiến, chuyên hoạt động vào ban đêm, có khả năng vượt qua các bức tường cao, trèo lên các mái nhà thoăn thoắt và âm thầm ám sát mục tiêu.
Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, ninja Nhật Bản lại có một nhiệm vụ ít nguy hiểm hơn, đó là giúp thúc đẩy du lịch khi Thế vận hội Olympics 2020 diễn ra tại Tokyo.
Nhằm tạo cơ hội để khách du lịch nước ngoài tiếp xúc và tìm hiểu kỹ hơn về ninja, chính quyền Nhật Bản đã thành lập một tổ chức cung cấp tất cả mọi thông tin về ninja, tập hợp các quan chức từ 5 tỉnh nổi tiếng với những di sản liên quan đến ninja là Kanagawa, Nagano, Mie, Shiga và Saga.
Tổ chức này, cùng một trang web song ngữ Anh – Nhật, sẽ cung cấp mọi thông tin chi tiết về địa điểm tham quan và các hoạt động có liên quan đến ninja trên khắp Nhật Bản. Trong đó, nổi bật là sự kiện Ngày Ninja toàn quốc 22/2 hàng năm.
“Chúng tôi muốn đây sẽ là dịp để tạo nên một đất nước thân thiện với sự bùng nổ văn hóa lớn”, ông Eikei Suzuki, thống đốc tỉnh Mie, cho hay.
Các thành viên của một đoàn kịch mặc trang phục của samurai và ninja biểu diễn trên đường phố Tokyo Ảnh: AFP
Video đang HOT
Ninja đóng một vai trò rất lớn trong lịch sử Nhật Bản kể từ thời kỳ phong kiến. Họ sở hữu những kỹ năng chuyên nghiệp liên quan tới tình báo, phá hoại và ám sát.
Không chỉ giới hạn trong các cuốn sách lịch sử, những tuyệt chiêu của ninja, từ việc sử dụng móng sắt để leo tường đến ném shurikan, một loại vũ khí có hình ngôi sao, cũng được tái hiện trong vô số các bộ phim, sách báo, truyện tranh và trò chơi trên máy tính.
Kim Dung
Theo VNE
Khám phá 'lò' đào tạo ninja
Trang tin Sputnik (Nga) cuối tuần trước đã đăng tải phóng sự điều tra khám phá trường đào tạo ninja trong lòng thủ đô Tehran (Iran).
Một nữ ninja Iran - Anh: AFP
Môn võ thuật cổ xưa
Theo điều tra của Sputnik, kỹ thuật chiến đấu ninjutsu không phải là thứ mới mẻ tại Iran, nơi nhiều phụ nữ đã theo học loại võ thuật này trong suốt 2 thập kỷ qua.
Trả lời phóng viên báo Nga, ông Akbar Faraji, võ sư đứng đầu một trường đào tạo ninja nổi tiếng ở Tehran, cho biết đã hành nghề hơn 12 năm.
Phương pháp huấn luyện ninja tại Iran khá giống với những nơi khác trên thế giới, theo quan sát của Sputnik. Ông Faraji cho hay đã du lịch đến nhiều quốc gia khác, chẳng hạn như Nga, để trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia ninjutsu khác.
Võ sư ninjutsu người Iran này còn nói thêm rằng mục tiêu của ông là khai mở "con người nội tại" của các học viên, đồng thời cho biết trong ninjutsu, điều tối quan trọng là giúp học viên cảm thấy thích thú với việc tập luyện và đảm bảo rằng họ sẽ liên tục tiến bộ.
Sputnik cho biết Faraji nhận dạy cả nam lẫn nữ. Ông cho biết nam hay nữ không quan trọng, miễn là họ chịu học môn võ thuật cổ xưa này, cũng như triết lý ninjutsu.
Tuy nhiên, số lượng nữ võ sinh theo học ninjutsu tại Iran rất đông đảo. Đơn giản là vì môn võ này đòi hỏi học viên phải mặc keikogi, loại trang phục cổ truyền của người theo học môn ninjutsu. Phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi tại Iran, vốn là những tín đồ Hồi giáo, rất thích thú với loại trang phục này vì nó che kín thân.
Hàng nghìn phụ nữ Iran được đào tạo thành nữ sát thủ ninja?
"Chúng tôi có những em gái tuổi từ 5 đến 6 và cả những người 50 tuổi theo học. Các học viên nữ được phép tùy ý chọn cấp độ tập luyện tùy theo sở thích và thể lực của mỗi người", ông Faraji nói với Sputnik.
Hồi đầu năm 2012, truyền thông phương Tây đăng tải bản tin khẳng định hàng nghìn phụ nữ Iran được đào tạo tại những võ đường như của Faraji để trở thành nữ sát thủ ninja - những người có thể được tổng động viên bảo vệ đất nước trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Khi được hỏi về điều này, ông Faraji khẳng định đây là thông tin vô lý và bịa đặt.
"Thông tin mà họ đăng tải hoàn toàn sai sự thật. Chúng tôi chỉ là câu lạc bộ thể thao. Chúng tôi huấn luyện theo luật lệ được quy định không chỉ bởi Liên đoàn Võ thuật Iran, mà còn cả Hiệp hội Ninjutsu Quốc tế ... Tôi không phải khủng bố, tôi là huấn luyện viên", ông Faraji cho hay.
Phụ nữ Iran rất ham thích ninjutsu vì môn võ này bắt buộc phải mặc trang phục trùm kín người, phù hợp với quy định về trang phục của tín đồ Hồi giáo - Anh: AFP
Một nữ ninja Iran đang tập luyện - Anh: AFP
Các học viên nữ được phép tùy ý chọn cấp độ tập luyện tùy theo sở thích và thể lực của mỗi người - Anh: AFP
Truyền thông phương Tây hồi năm 2012 đăng tải bản tin khẳng định hàng nghìn phụ nữ Iran được đào tạo từ những võ đường như của Faraji để trở thành nữ sát thủ ninja - những người có thể được tổng động viên bảo vệ đất nước trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự - Anh: AFP
Tuy nhiên, võ sư Faraji khẳng định điều này sai sự thật, đồng thời cho biết ninjutsu chỉ là một loại hình thể thao tại Iran - Anh: AFP
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Sự thật khó ngờ về biệt đội nữ Ninja "sát thủ" của Iran Các học viên nữ tham gia bộ môn võ thuật này đã được hơn 20 năm. Bản thân ông ninjutsu cũng đã có 12 năm làm huấn luyện viên. Nữ võ sỹ Ninja của Iran Theo cách tiếp cận của báo Sputnik của Nga, cách đây 3 năm, hãng tin Reuters của Anh đã đưa ra bình phẩm nói rằng chính quyền Tehran...