Biệt đội “ma” siêu đẳng của Nga tác chiến tại Syria
Khi chiến tranh xảy ra, các quốc gia thường có các chính sách bảo toàn, chủ yếu phòng xa trong trường hợp tình huống tiến triển theo hướng tiêu cực.
Các máy bay tấn công trên bộ của Nga không “đơn thương độc mã” trên chiến trường Syria, mà còn được yểm trợ từ các máy bay chiến đấu công nghệ cao. Điều này là nhằm đề phòng trường hợp các lực lượng khác, chủ yếu là Mỹ, có thể thách thức không lực Nga thực thi nhiệm vụ ném bom tại đây.
Theo trang WIB, Nga còn một chính sách nữa rất “vi diệu” để đảm bảo an toàn tại Syria. Để thực hiện chính sách này, Nga có thể triệu tập các điệp viên Zaslon, hay còn gọi là “Bình phong/Rào chắn”. Đây là nhóm cực kỳ bí mật, gồm các đặc vụ mà theo lời đồn thì họ đã hoạt động tại Syria từ lâu.
Hình minh họa. Các học viên mới tốt nghiệp của lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Nội vụ Nga (OMON) mang vũ khí sau khi kết thúc khóa huấn luyện, trong một lễ kỷ niệm tại thành phố Stavropol, ngày 20/7/2011. Ảnh: Reuters.
Lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng của Nga hoạt động công khai được công chúng biết đến với tên “Spetsnaz”. Uy lực và hiệu quả của các đơn vị này được nhiều người vị nể. Tuy nhiên, Zaslon lại khác hẳn, đơn vị này gần như không hề tồn tại một cách chính thức.
Chứng cứ về sự hiện diện ngày càng tăng của Zaslon tại Syria gần đây được tác giả Mark Galeotti và Jonathan Spyer của tạp chí quốc phòng uy tín Jane”s Intelligence Review đề cập trong các bài viết mới đây.
Theo giáo sư Galoetti – chuyên gia về các lực lượng đặc nhiệm Nga, Zaslon vận hành dưới sự chỉ đạo của Cơ quan Tình báo Đối ngoại trực thuộc Kremlin. Tại Syria, Zaslon tác chiến độc lập với Tổng cục Tình báo-Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga (GRU).
Trong khi các điệp viên của GRU làm việc tại bộ Quốc phòng Syria tại Damascus, ông Galoetti cho biết Zaslon lại là “nhóm đặc nhiệm nhỏ… không báo cáo cho GRU lẫn các đơn vị quân đội thông thường, mà là tới đại sứ quán Nga trên phố Omar Ben Al Khattab”.
Vậy công việc của Zaslon là gì? Ông Galoetti cho rằng Zaslon có thể đóng vai trò cố vấn cho quân đội và quan chức chính phủ Syria, cùng với gửi thêm thông tin tình báo về cho Moscow.
Nhưng họ có thể kiêm nhiệm một công việc khác (trong trường hợp chính quyền Damascus sụp đổ) đó là bảo vệ, giải cứu công dân Nga, và bảo vệ các kho tàng và hồ sơ tình báo của Nga tại Syria.
Galoetti cho biết thêm: “Lần gần đây nhất tôi được biết đích xác là Zaslon được triển khai (ngoài số ít cá nhân thực hiện sứ mệnh bảo vệ ngoại giao tột bậc) là tới Baghdad, Iraq, trong những ngày cuối của chế độ Saddam Hussein.
Sau đó, vai trò của họ là bảo toàn (tìm kiếm hoặc tiêu hủy) các tài liệu đặc biệt, công nghệ quân sự và bất kỳ thứ gì mà Moscow không muốn rơi vào tay Mỹ. Như vậy, là một đơn vị công nghệ cao của Nga nhằm củng cố tiềm lực của chính quyền (Syria), có thể Zaslon đang được triển khai trở lại như một biện pháp mang tính phòng xa”.
Video đang HOT
Theo Business Insider, Zaslon có thể được thành lập vào năm 1998, phục vụ trong cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga. Họ được huấn luyện để tác chiến ở nước ngoài, thực hiện rất nhiều loại nhiệm vụ, từ giải cứu con tin cho tới ám sát. Các đặc vụ của Zaslon có thể hoạt động trong vỏ bọc của người dân thường, hoặc trong các đơn vị khác như cơ quan ngoại giao.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Cận cảnh đặc nhiệm Nga mình đồng da sắt thực thi nhiệm vụ
Đặc nhiệm Nga được huấn luyện võ thuật với thời lượng nhiều hơn và cường độ cao hơn so với đồng nghiệp ở các nước khác.
Ngày 24/10, Nga kỷ niệm ngày các đơn vị đặc nhiệm (Ngày đặc nhiệm). Trong suốt quá trình thành lập, mặc dù cơ cấu, thành phần và số lượng có nhiều thay đổi nhưng bản chất của lực lượng này luôn mặc định.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng đặc nhiệm Nga (24/10/1950 - 24/10/2015), Thiếu tướng Oleg Polguev, Tư lệnh Biệt động dù Nga đã đánh giá cao năng lực chiến đấu tay không của đặc nhiệm nước này.
Theo ông Oleg Polguev, đặc nhiệm Nga được huấn luyện võ thuật với thời lượng nhiều hơn và cường độ cao hơn so với đồng nghiệp ở các nước khác, được học rất kỹ những thế võ hạ gục đối thủ trong nháy mắt hoặc khống chế bắt sống mà đối thủ không thể chống cự hoặc kêu cứu.
Trong số các yêu cầu đối với người lính đặc nhiệm các yếu tố về thể lực, sáng tạo, nhanh nhạy và phối hợp hành động là những yêu cầu luôn dặt lên hàng đầu
Hình ảnh này đã trở thành biểu tượng thảm kịch tại Beslan, trong đó ghi lại cảnh trung úy cảnh sát thuộc trung đội phản ứng nhanh của Cục an ninh Bộ Nội vụ Bắc Ossetia Elbrus Gogichaev giải cứu cậu bé trước họng súng của những tên khủng bố tại trường học do khủng bố chiếm đóng
Màn trình diễn của lính đặc nhiệm thuộc biệt đội cơ động Moscow
Tháng 9/2004 trong thời gian bọn khủng bố tấn công chiếm giữ trường học tại Beslan 10 nhân viên của trung tâm đặc nhiệm thuộc Cơ quan an ninh Liên bang Nga đã bị thiệt mạng khi làm nhiệm vụ. Đây là một tổn thất lớn nhất trong một chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm Nga. Trong số những binh lính thiệt mạng có 3 chỉ huy đội đặc nhiệm tấn công, gồm Trung tá Oleg Ilyin, Trung tá Dmitry Razumovsky ("Vympel") và Thiếu tá Alexander Perov ("Alpha"). Tất cả ba người này sau đó đều được truy phong danh hiệu anh hùng Nga
Binh lính thuộc đội biệt kích ngầm khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến tại Biển Barents, Hạm đội Phương Bắc của Nga
Binh lính thuộc đại đội trinh sát đặc nhiệm của lữ đoàn bộ binh cơ giới 33 trong thời gian huấn luyện trượt tuyết trên núi Dagestan
Giải cứu tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển bị bọn khủng bố giả định chiếm giữ trong cuộc tập trận tại Vladivostok, tháng 8/2007
Hình ảnh lính đặc nhiệm của những phân đội đầu tiên được tuyển chọn từ lực lượng tình báo quân đội
Các đơn đặc nhiệm là các đơn vị quân sự thuộc Cơ quan an ninh liên bang, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ tình trạng khẩn cấp, Bộ tư pháp và các cơ quan liên bang khác của chính quyền quốc gia nổi tiếng với các tên gọi "Alpha", "Vityaz", "Vympel" và "Rus"
Đội đặc nhiệm "Alpha" là biệt đội của Trung tâm đặc nhiệm thuộc Cơ quan An ninh Liên bang, là lực lượng đặc nhiệm ưu tú của Nga (Liên Xô cũ)
Mũ nồi đỏ là đồ vật biểu tượng cho niềm tự hào của lính đặc nhiệm. Để nhận được mũ nồi đỏ mang danh lính đặc nhiệm tinh nhuệ, lính đặc nhiệm Nga phải trả qua bài kiểm tra vô cùng khốc liệt
Cách thức tổ chức cuộc thi giành quyền đội mũ nồi đỏ mỗi năm có thể khác nhau nhưng ý nghĩa thì như nhau. Người lính cần phải trải qua các bài tập khốc liệt về tâm lý và thể lực vượt qua giới hạn chịu đựng của những người bình thường
Các bài huấn luyện hành quân vượt qua quãng đường 10km, vượt qua các chướng ngại trong điều kiện khắc nghiệt, kiểm tra huấn luyện tấn công tại các tòa nhà cao, nhào lộn và cận chiến. Những ai vượt qua các bài tập này sẽ được nhận mũ nồi đỏ và chính thức trở thành lính đặc nhiệm
Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ đặc thù của các bộ, ngành, các đơn vị đặc nhiệm trực thuộc sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau: trinh sát hoặc phản gián, đột kích, chống phản gián hoạt các hoạt động chống khủng bố, sục sạo, chặn bắt hoặc tiêu diệt khủng bố, giải phóng con tin hoặc cứu hộ, bảo đảm an ninh xã hội, bảo vệ những nhân vật quan trọng hoặc các mục tiêu trọng điểm
Các nhân viên thuộc đơn vị đặc nhiệm Cục an ninh kiểm soát buôn bán ma túy và chất kích thích tại tỉnh Kaluga
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Đặc nhiệm Nga rất giỏi võ Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng đặc nhiệm Nga (24.10.1950 - 24.10.2015), thiếu tướng Oleg Polguev, tư lệnh Biệt động dù của Nga đã đánh giá cao năng lực chiến đấu tay không của đặc nhiệm Nga. Đặc nhiệm Nga được cho rất giỏi võ thuật - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga Theo news.rambler.ru ngày 24.10, ông...