Biết để phòng bệnh cho con: Cách hay, nhanh nhất phòng say nắng
Trong thời tiết nắng nóng gay gắt như những ngày vừa qua dễ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, đặc biệt rất dễ bị say nắng, say nóng.
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
Say nóng:
Nguyên nhân dẫn đến say nóng thường do lao động nặng nhọc trong môi trường nóng, trời quá nắng vào buổi chiều, nóng hầm lò, nơi không khí ẩm thấp, có thể bị say nóng.
Biểu hiện: Chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, buồn nôn và nôn tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức. Da nóng và lúc đầu lấp xấp mồ hôi sau đó khô, mạch mạnh lúc đầu, huyết áp lúc đầu tăng nhẹ nhưng sau đó hạ huyết áp, nhiệt độ thường trên 41oC. Đột quỵ nóng do gắng sức có thể biểu hiện bằng trụy tim mạch đột ngột và mất tri giác, rối loạn hành vi.
Say nắng:
Là tình trạng thường gặp khi phải lao động hoặc đi bộ lâu ngoài nắng nhất là buổi trưa khi trời nắng gay gắt.
Biểu hiện: Say nắng có biểu hiện giống như say nóng nhưng thường diễn biến nhanh, kèm theo các biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương ( mất phương hướng, ảo giác, lẫn lộn, co giật, hôn mê…)
Cách cứu chữa người bị say nắng, say nóng:
Việc chữa trị nhằm hạ nhanh thân nhiệt và kiểm soát các tác động thứ phát. Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo và phun hoặc lau nước mát khắp người, sử dụng quạt tốc độ lớn. Bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.
Các biện pháp khác gồm: sử dụng khăn ướt lạnh, đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối. Nếu sau 1 giờ, thân nhiệt xuống tới 39 độ C là đạt hiệu quả, sau đó tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tại cơ sở y tế để được khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Trí Thức Trẻ
Xử trí khi trẻ say nắng, mệt lả do nóng
Vào mùa hè, các hoạt động ngoài trời rất thu hút trẻ. Thời tiết nắng nóng dễ khiến trẻ bị say nắng, say nóng, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Say nắng, say nóng là phản ứng của cơ thể khi học tập, luyện tập thể lực hay làm việc trong môi trường nóng bức, nhiệt độ cao, thường gặp ở trẻ em, người già và những người hoạt động ngoài trời.
Khi bị nắng nóng, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ như: giãn nở mạch máu để máu dồn nhiều tới da làm thoát nhiệt ra ngoài; tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tiết ra nhiều mồ hôi, mồ hôi bay hơi để hạ nhiệt cho cơ thể. Cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt ở một giới hạn nhất định để thích ứng với môi trường xung quanh. Khả năng này ở mỗi người khác nhau, người trưởng thành khỏe mạnh có sức chịu đựng tốt nhất, trái lại người cao tuổi và trẻ em sức chịu đựng kém hơn nhiều và dễ gặp nguy hiểm khi nhiễm nắng nóng.
Video đang HOT
Khi nhiệt độ của môi trường bên ngoài tăng nhanh và cao, cơ thể bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi thì có thể gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.
Khi bị nắng nóng, vượt quá sức chịu đựng của cơ thể, bé có thể bị các bệnh như sau:
Say nóng, say nắng
Trẻ bị say nắng, say nóng có những triệu chứng sau:
- Da nóng, ửng đỏ.
- Sốt cao trên 40 độ C.
- Không có mồ hôi.
- Lơ mơ.
- Co giật, động kinh.
- Sốc.
Sơ cứu:
Sốt cao có thể đe dọa đến tính mạng trẻ, do vậy cần xử trí nhanh như sau.
- Gọi bác sĩ hay xe cấp cứu ngay lập tức.
- Làm mát cho bé càng nhanh càng tốt. Đem bé đến chỗ mát. Lau mát cho bé bằng nước mát hoặc nước lạnh và quạt cho bé. Cần lưu ý là trong các trường hợp này, uống thuốc hạ sốt như Ibuprofen hoặc acetaminophen cũng không làm trẻ hạ sốt.
- Nếu bé hôn mê, nhúng bé vào nước lạnh có thể cứu sống bé.
- Nếu bé còn tỉnh, cho bé uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.
Mệt lả do nóng
Trẻ bị mệt lả do nóng có những triệu chứng sau:
- Da lạnh, nhợt nhạt.
- Không sốt (nhiệt độ dưới 37,8 độ C).
- Ra mồ hôi.
- Hoa mắt.
- Ngất.
- Yếu mệt.
Sơ cứu:
- Gọi bác sĩ ngay lập tức.
- Đặt trẻ nằm ở nơi mát, chân nâng cao.
- Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
- Sau khi cho trẻ uống 2-3 ly nước, mang bé đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của bé và điều trị bù nước thích hợp.
- Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường chở bé đến cơ sở y tế.
3. Vọp bẻ (chuột rút) do nóng
Trẻ bị vọp bẻ do nóng có những triệu chứng sau:
- Vọp bẻ nặng ở chân, tay, bụng.
- Không sốt.
Cách chăm sóc tại nhà:
- Vọp bẻ do nóng là phản ứng thường gặp nhất khi ở trong môi trường quá nóng bức. Tình trạng này không nguy hiểm nên có thể chăm sóc tại nhà, không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
- Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
- Có thể cho bé ăn thức ăn chứa muối như khoai tây chiên, bánh quy.
Phòng ngừa các bệnh do nóng
- Khi cần phải cho trẻ tập luyện ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày nên có thời gian cho trẻ ra nắng để cơ thể trẻ quen dần với tác động của nắng nóng.
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước khi học và luyện tập trong môi trường nóng bức.
- Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, màu sáng, đội nón rộng vành sẽ giúp trẻ bớt nóng.
- Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
- Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thườn g
Theo VNE
Chú ý: 7 nếp nhăn trên mặt cảnh báo bạn đang bị bệnh nguy hiểm Nếp nhăn không chỉ là dấu hiệu của cơ thể bị lão hóa. Đôi khi, nếp nhăn cho biết cơ thể bạn đang mang bệnh, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, bệnh thận... 1. Nếp nhăn 2 bên gò má: Biểu hiện của các bệnh về mạch máu Hai bên gò má là nơi da mặt tương...